Nguyễn Hữu Hùng (chính khách)

Nguyễn Hữu Hùng
Ủy viên Lao động Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
13 tháng 7 năm 1966 – 31 tháng 10 năm 1967
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phong
Kế nhiệmPhó Bá Long
Tổng trưởng Bộ Lao động Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
4 tháng 11 năm 1964 – 25 tháng 5 năm 1965
Tiền nhiệmĐàm Sỹ Hiến
Kế nhiệmTrần Thanh Hiệp
Thông tin cá nhân
Sinh19 tháng 4, 1930 (94 tuổi)
Thanh Hóa, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpThẩm phán, quan chức

Nguyễn Hữu Hùng[1] (19 tháng 4 năm 1930 – ?) là thẩm phán và chính khách người Việt Nam, từng một thời giữ chức Tổng trưởng và Ủy viên Bộ Lao động Việt Nam Cộng hòa.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hữu Hùng sinh ngày 19 tháng 4 năm 1930 tại tỉnh Thanh Hóa, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương.[2]:328

Ông tốt nghiệp cử nhân luật.[2]:328 Ra trường lần lượt đảm nhận chức Thẩm phán sơ thẩm tỉnh Bình Định, Chánh án tỉnh Phú Yên và Chánh án tỉnh Phước Tuy.[2]:328

Cuối năm 1964, ông được Thủ tướng Trần Văn Hương mời làm Tổng trưởng Bộ Lao động trong nội các của mình.[2]:328[3]

Giữa năm 1966, một lần nữa ông lại giữ chức Ủy viên Lao động trong nội các chiến tranh Nguyễn Cao Kỳ,[2]:328[4] thay thế vị ủy viên tiền nhiệm là Nguyễn Xuân Phong được điều động sang làm Ủy viên Phụ tá Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.[4]

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền cộng sản bắt đưa đi học tập cải tạo.[5]

Không rõ cuối đời ông ra sao, có thuyết nói ông mất trong trại học tập cải tạo.

  • Đệ Nhất Đẳng Kim Tháp Bội Tinh[6][2]:328
  • Chương Mỹ Bội Tinh[2]:328

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cuốn Who's who in Vietnam xuất bản năm 1974, Nguyễn Hữu Hùng đã lập gia đình và có 4 người con.[2]:328

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quách Thọ Hoa, 郭壽華 (1966). 越寮柬三國通鑑 [Sách giới thiệu về ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia] (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f g h Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Vietnam Press. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “Biographies of Phan Huy Quat and others, 1965 February 12” (pdf). vva.vietnam.ttu.edu (bằng tiếng Anh). 12 tháng 2 năm 1965. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b CIA (13 tháng 7 năm 1966). “Premier Ky Reshuffles Ministry of Interior”. Daily Report, Foreign Radio Broadcasts (bằng tiếng Anh) (134): KKK1. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Trần Trung Chính (10 tháng 5 năm 2022). “An dân”. www.vietnamdaily.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ Who's who in Vietnam (bằng tiếng Anh). Saigon: Vietnam Press. 1972.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa