Nguyễn Kim Ngân (sinh 13 tháng 7 năm 1946) là một nhà sư phạm và nhà thơ danh tiếng người Việt Nam. Ông là tác giả của bài thơ "Người mẹ Bàn Cờ", được nhạc sĩ Trần Long Ẩn phổ thành nhạc phẩm cùng tên, một trong những bài hát nổi bật của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn đầu thập niên 1970.
Ông sinh tại một làng quê thuộc huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên. Cuối năm 1960, ông vào Sài Gòn học tại trường trung học Văn Lang và trường Pétrus Ký. Năm 1971, ông tốt nghiệp khoa Triết học phương Tây tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Suốt từ năm 1960 đến năm 1972, ông tham gia phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn-Gia Định. Năm 1972, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam với tội danh gây rối trị an.
Sau năm 1975, Nguyễn Kim Ngân về dạy học tại Phú Yên và được phân công giảng dạy ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, trường cấp 3 duy nhất của tỉnh Phú Yên thời bấy giờ. Về sau tỉnh xây dựng thêm một trường cấp 3 mới tại huyện Tuy An mang tên Trần Phú, ông được đưa về công tác tại đó. Ở trường mới, vì nhiều lý do, trong đó có tính khí cứ thích "đấu tranh" cho mọi việc "trắng đen rõ ràng", nên ông đã bị " đì sát ván" [1]
Năm 1980, ông chính thức được phân công làm hiệu trưởng trường cấp 2 cho đến ngày về hưu.
Ông hiện ngụ tại thôn Triều Sơn, xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Kim Ngân có thơ đăng trên các báo tại Sài Gòn từ năm 1964 như: Ngày Nay, Tia Sáng, SV, Đối Diện, và có thơ trong tuyển tập Thơ Máu. Thơ miền Trung thế kỉ XX. Sau hơn 40 năm làm thơ, mãi đến năm 2007 được sự giúp đỡ của bạn bè ông đã ra mắt tập thơ đầu tay mang tên Sông chảy bên trời (Nhà xuất bản Văn học) [2].
Các tác phẩm trong tập thơ có thể được chia làm bốn chủ đề như sau:
Trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Người mẹ Bàn Cờ đã được nhạc sĩ Trần Long Ẩn bạn ông phổ nhạc từ năm 1971, tức một năm sau khi bài thơ ấy ra đời. Rồi sau đó nhà thơ Chế Lan Viên bình về bài thơ ấy trên đài Hà Nội [3]. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh năm 1970, Lon Nol đàn áp dã man bà con Việt kiều ở Campuchia, sinh viên Sài Gòn tổ chức một cuộc biểu tình lớn, nhưng chỉ thành công về mặt tinh thần. Họ tổ chức một hội thảo mang tên Đêm uất hận tại trường Đại học Khoa học Sài Gòn và biểu tình chiếm khuôn viên tòa đại sứ Miên (nay là trụ sở UBND quận 3). Tác giả cũng có mặt, tham gia và chứng kiến những người mẹ, người chị, các bác xích lô ở khu vực Bàn Cờ đang chuyển đồ ăn, thức uống cho học sinh, sinh viên và ông đã sáng tác bài thơ trên[4]
Ông lập gia đình muộn (ngoài 40 tuổi mới cưới vợ). Hai vợ chồng có ba con, trong đó con trai đầu [2].