Văn Lang

Tên gọi Việt Nam Map of Vietnam showing the conquest of the south (nam tiến, 1069-1757).
2879–2524 TCN Xích Quỷ (truyền thuyết)
Thế kỷ 7–258 TCN Văn Lang
258-179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–40 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
768–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương
(Bắc/Trung/Nam Kỳ)
từ 1945 Việt Nam
Bản mẫu chính
Sinh vật định danh
Lịch sử Việt Nam
Loạt bài
Lịch sử Đông Nam Á
Bản đồ Đông Nam Á
Bản đồ Đông Nam Á

Đông Nam Á thời tiền sử

Những nền văn minh đầu tiên
   Văn hóa Đông Sơn
   Văn hóa Sa Huỳnh
   Văn hóa Óc Eo
   Văn hóa Mã Lai
   Văn hóa Java
   Văn hóa Môn - Khmer
Các vương quốc đầu đầu tiên


   Xích Quỷ (2879TCN - 2524TCN)
   Văn Lang (2524TCN - 258TCN)
   Âu Lạc (258TCN-208TCN)
   Lâm Ấp (192 - 605)
   Phù Nam (1 - 630)
   Chân Lạp (550 - 717)
   Dvaravati (TK 6 - TK 11)
   Malayu (TK 4 - TK 7)
   Langkasuka (TK 4 - TK 7)
   Pan Pan (TK 4 - TK 7)
   Sailendra (732 - giữa TK 9)
   Medang (giữa TK 9 - 1049)
   Pyu (TK 3 - TK 9)
   Hariphunchai (TK 8 - TK 13)

Các quốc gia phong kiến hình thành
   Đại Việt (938 - 1887)
   Chăm Pa (TK 7 - 1693)
   Vương quốc Khmer (877 - 1863)
   Pagan (TK 9 - TK 13)
   Sukhothai (1238 - 1448)
   Ayutthaya (1351 - 1767)
   Lan Na (1254 - TK 17)
   Lan Xang (1353 - TK 18)
   Kediri (1049 - 1221)
   Majapahit (1293 - 1527)
   Srivijaya (TK 8 - TK 13)
   Melaka (1402 - 1511)
Giao lưu về văn hóa - tôn giáo
   Phật giáo đại thừa
   Phật giáo tiểu thừa
   Hindu giáo
   Hồi giáo
   Công giáo
   Ảnh hưởng của Ấn Độ
   Ảnh hưởng của Trung Hoa
Thực dân hóa từ Châu Âu
   Thuộc địa Hà Lan
   Thuộc địa Bồ Đào Nha
   Thuộc địa Anh
   Thuộc địa Tây Ban Nha
   Thuộc địa Pháp
Các phong trào dân tộc đầu thế kỷ 20
Đông Nam Á hiện nay

Xem thêm

sửa

Văn Lang (chữ Hán: 文郎) là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai trị bởi các Vua Hùng, tương ứng với các thời kỳ văn hóa Đông Sơn, Phùng Nguyên, Gò MunĐồng Đậu. Lãnh thổ nhà nước Văn Lang gồm một phần Trung Quốc, Bắc BộBắc Trung Bộ ngày nay. [1][2]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo GS. Trần Quốc Vượng [3] trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim KlangKlao. Văn Lang, Gia Ninh, Mê Linh... là cách đọc tiếng Việt của Klang, Blang, Bling, Mling... đều chỉ loài chim lớn. Cách giải thích này phù hợp với hình tượng chim Lạc và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim trên các trống đồng Việt Nam; hay cả các tên gọi chữ Hán về sau như: Bạch Hạc (chim hạc trắng), Chu Diên (diều hâu đỏ), Ô Diên (quạ đen), Hồng Bàng chỉ loài chim nước lớn thuộc họ Diệc...

Sử liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử ký Tác ẩn [4] viết thời Đường: "Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc... người Lạc. Có các chức Lạc Vương, Lạc Hầu, các huyện tự đặt chức Lạc Tướng đeo ấn đồng dải xanh..."

Cựu Đường thư[5], bộ chính sử viết thời nhà Hậu Tấn: "Đất quận Giao Chỉ rất màu mỡ, xưa có quân trưởng là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu"

Trong đó chữ Hùng (雄) và Lạc (雒) viết gần giống nhau, dễ nhầm lẫn. Như vậy Hùng Vương cũng là Lạc Vương, Hùng Hầu là Lạc Hầu hay Hùng Điền (ruộng Hùng) cũng là Lạc Điền (ruộng Lạc).

Thái Bình Ngự Lãm [6], bộ sách địa lý viết thời nhà Tống: "Phong Châu tức quận Thừa Hóa. Xưa là nước Văn Lang, có sông Văn Lang."

Bộ sử Đại Việt sử lược [7] viết thời Trần: Hùng Vương đầu tiên là người ở bộ Gia Ninh, dùng ảo thuật quy phục các bộ khác vào khoảng đời Chu Trang Vương (696 - 682 TCN). Quốc hiệu và kinh đô đều là Văn Lang, truyền 18 đời, mỗi đời trị vì khoảng 24 năm.

Đại Việt sử ký toàn thư [1] viết thời Lê: Hùng Vương đầu tiên là con của Lạc Long QuânÂu Cơ, cháu Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 TCN). Quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Theo thuyết này thì mỗi đời tối thiểu 131 năm, do đó nên hiểu là 18 chi (nhánh) hay 18 vương triều.

Tóm lại, nước Văn Lang và các Vua Hùng được ghi chép sơ lược trong chính sử Trung Quốc, còn ở Việt Nam thì chép chi tiết hơn và nặng tính truyền thuyết hơn. Tuy có một số điểm dị biệt nhưng tựu trung lại, các thư tịch cổ này đều khẳng định nhà nước Văn Lang thực sự có tồn tại. Viện khảo cổ học [8] xác nhận thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử Việt Nam.

Nhà nước này tồn tại tới năm 258 trước công nguyên (TCN) thì bị An Dương Vương (tức Thục Phán) sáp nhập vào nước Âu Lạc.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước Văn Lang có vị trí theo truyền thuyết [1][9]: đông giáp biển Nam Hải (biển Đông), tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình và nam giáp nước Hồ Tôn. Các sách đều thống nhất có 15 bộ nhưng chép khác nhau, chủ yếu cóp nhặt từ tên các quận huyện thời Bắc thuộc và chỉ bao phủ phần Lưỡng Quảng của Trung Quốc.[2] Việc chú giải các địa danh cổ theo bản đồ ngày nay vẫn còn tranh cãi.

Lĩnh Nam chích

quái [9]

Đại Việt Sử Ký toàn thư [1] - theo

Cương mục[10]Trần Trọng Kim [11]

Việt Sử Lược [7]

- theo Đào Duy Anh[2]

Có 08 bộ có tên gọi giống nhau trong cả 03 sách:
Việt Thường (越裳) Việt Thường - Thuận Hóa ? Việt Thường Thị (có Loa Thành) - Hà Tĩnh ?
Văn Lang (文郎) Văn Lang - Xứ Đoài Văn Lang - Xứ Đoài
Giao Chỉ (交趾) Giao Chỉ - Thăng LongSơn Nam Giao Chỉ - Thăng Long và Sơn Nam
Vũ Ninh (武寧) Vũ Ninh - Kinh Bắc Vũ Ninh - Kinh Bắc
Cửu Chân (九真) Cửu Chân - Thanh Hóa Cửu Chân - Thanh Hóa
Hoài Hoan (懷驩) Hoài Hoan - Nghệ An Hoài Hoan - Nghệ An
Ninh Hải (寧海) Ninh Hải - Quảng Yên Ninh Hải - Quảng Đông (Trung Quốc)
Lục Hải (陸海) Lục Hải - Lạng Sơn Lục Hải - Hải Ninh (Quảng Yên + Lạng Sơn)
Các bộ tên gọi khác nhau (cùng hàng chưa chắc là cùng chỉ 1 bộ):
Dương Tuyền (陽泉) Dương Tuyền (陽泉) - Xứ Đông Thang Tuyền (湯泉) - Quảng Tây (Trung Quốc)
Phúc Lộc (福祿) Phúc Lộc (福祿) - Xứ Đoài Gia Ninh (嘉寧) - Xứ Đoài
Chu Diên (朱鳶) Chu Diên (朱鳶) - Xứ Đoài Tân Xương (新昌) - Xứ Đoài
Tượng Quận (象郡) Cửu Đức (九德) - Hà Tĩnh Cửu Đức (九德) - Nghệ An
Chân Định (真定) Vũ Định (武定) - Thái Nguyên, Cao Bằng Quân Ninh (軍寧) - Thanh Hóa
Nhật Nam (日南) Tân Hưng (新興) - Hưng Hóa, Tuyên Quang Nhật Nam (日南) - Thuận Hóa
Quế Lâm (桂林) Bình Văn (平文) - chưa rõ ở đâu Bình Văn (平文) - chưa rõ ở đâu

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số quan điểm [12][13] coi nhà nước Văn Lang là một tổ chức "siêu làng", mạnh về tính liên kết, yếu về tính giai cấp.

Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương (hoặc Lạc Vương), dưới có các quan Lạc Hầu (văn) và Lạc Tướng (võ) cai quản các bộ (15 bộ). Dưới nữa là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Tôi tớ nữ gọi là xảo, nam gọi là xứng, kẻ bề dưới gọi là hôn.

Nhà nước Văn Lang đã có những sự chuyển biến về kinh tế được xác định qua khảo cổ học[14] gồm:

  1. Hoạt động khai thác (săn bắt lợn rừng, đánh cá...) đã lùi về thứ yếu
  2. Nghề trồng lúa nước giữ vị thế chủ đạo
  3. Nghề đúc đồng rất thành thạo
  4. Nghề luyện sắt đã phát triển
  5. Các nghề thủ công như đan, dệt, mộc, gốm đều có để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Ẩm thực

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bánh chưngbánh giầy: phổ biến qua sự tích Lang Liêu [15], làm từ lá dong, gạo nếp, đỗ xanhthịt lợn. Theo GS. Trần Quốc Vượng [16] thì bánh chưng nguyên thủy giống bánh tét (bánh tày). Theo tín ngưỡng phồn thực của người Việt thì bánh chưng tượng trưng cho dương vật và bánh giầy là âm vật. Còn tư tưởng bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời là du nhập từ Trung Quốc.
  • Gói đất: là phong tục kết hôn trước khi có sự tích trầu cau, theo Chích quái: [9] "việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân". Hiện nay ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc vẫn còn tục ăn đất.[17] Đó là những miếng đá non màu trắng, được đào từ độ sâu 5-20 m. Ban đầu là những tảng xám nâu mùi bùn, sau đó chặt nhỏ, đem phơi khô và nướng rồi thưởng thức.
  • Rượu nếpcơm lam: theo Chích quái [9] "Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm""lấy cốt gạo làm rượu". Ngoài ra còn có các gia vị như: muối làm từ rễ gừng, mắm làm từ tôm...

Phong tục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xăm mình: khi từ rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên người Việt có tục xăm những hình thủy quái trên cơ thể.[9] Tục này tới đời vua Trần Anh Tông thì không còn bắt buộc nữa và sau đó thì mất dần.[18]
  • Tính cộng đồng: theo Chích quái [9] khi "trong nhà có người chết thì giã cối làm lệnh, để người lân cận nghe tiếng đến cứu giúp". Theo Lịch triều [19] thì "vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc"

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, quyển I, kỷ Hồng Bàng thị.
  2. ^ a b c Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Khoa học, trang 13-16
  3. ^ Trần Quốc Vượng (1970), Từ truyền thuyết, ngữ ngôn đến lịch sử. Hùng Vương dựng nước, tập I. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
  4. ^ Tư Mã Trinh, chú giải cuốn Sử ký Tư Mã Thiên, cũng gọi là Sử ký Sách ẩn, quyển 113, Nam Việt liệt truyện, 53
  5. ^ Lưu Hú (945), Cựu Đường thư, quyển 41, Chí 21, Địa lí 4
  6. ^ Lý Phường (977-983), Thái Bình Ngự Lãm, quyển 18, chương Châu quận, đạo Lĩnh Nam
  7. ^ a b Trần Quốc Vượng dịch, Việt sử lược, quyển I, trang 17-19
  8. ^ Viện Khảo cổ học (1973). Hùng Vương dựng nước, tập III. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, trang 71.
  9. ^ a b c d e f Lĩnh Nam chích quái, quyển I, Truyện Hồng Bàng. Bản dịch Lê Hữu Mục (1960) Nhà sách Trí Đức, Sài Gòn, trang 43
  10. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Cương mục, Tiền Biên, quyển I
  11. ^ Trần Trọng Kim (1920), Việt Nam sử lược, Thượng cổ thời đại, Họ Hồng Bàng
  12. ^ Hà Văn Tấn (1987), Làng, liên làng và siêu làng. Mấy vấn đề về phương pháp, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1
  13. ^ Nguyễn Minh Tuấn (2007), Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3.
  14. ^ Viện Khảo cổ học (1973), Sđd, trang 144-150
  15. ^ Lĩnh Nam chích quái (1960) Sđd, trang 58
  16. ^ GS. Trần Quốc Vượng. Triết lý bánh chưng, bánh giầy. Trong Cõi. Nhà xuất bản Hội nhà văn (2014)
  17. ^ Báo điện tử VnExpress (29 tháng 6 năm 2005). “Tục ăn đất ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc”. vnexpress.net.
  18. ^ Toàn thư, sđd, quyển VI, kỷ Nhà Trần, Anh Tông Hoàng Đế.
  19. ^ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2006, tập 1, trang 220.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tất cả kết truyện với Yun Jin - Genshin Impact
Tất cả kết truyện với Yun Jin - Genshin Impact
Tổng hợp tất cả các kết truyện khi hẹn hò với Yun Jin
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Bạn đang lên kế hoạch cho lễ cưới của mình? Bạn cần tham khảo những kinh nghiệm của những người đi trước để có một lễ cưới trọn vẹn