An Thường Công chúa 安富公主 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Công chúa nhà Nguyễn | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 26 tháng 7 năm 1817 | ||||||||
Mất | 13 tháng 5 năm 1891 (73 tuổi) | ||||||||
An táng | Phường Thủy Biều, Huế | ||||||||
Phu quân | Phan Văn Oánh | ||||||||
Hậu duệ | 4 con trai | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng | ||||||||
Thân mẫu | Mỹ nhân Nguyễn Thị Bân |
Nguyễn Phúc Lương Đức (chữ Hán: 阮福良德; 26 tháng 7 năm 1817 – 13 tháng 5 năm 1891), trước có tên là Tam Xuân (三春)[1], phong hiệu An Thường Công chúa (安常公主), là một công chúa con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Công chúa Lương Đức nổi tiếng là người hiếu thuận, cũng là một nhà thơ trong chốn cung đình như Nguyễn triều Tam Khanh (阮朝三卿)[2], nhưng tác phẩm của bà chỉ là thơ đối đáp ứng khẩu, không gom thành thi tập.
Công chúa Lương Đức sinh ngày 13 tháng 6 (âm lịch), là con gái thứ tư của vua Minh Mạng, mẹ là Bát giai Mỹ nhân Nguyễn Thị Bân[3]. Công chúa là chị ruột của Hàm Thuận công Nguyễn Phúc Miên Thủ. Công chúa Lương Đức lúc sinh ra đĩnh ngộ lạ thường, có tính hiếu thuận, vua rất yêu quý[1].
Năm công chúa Lương Đức 9 tuổi, nhân tiết Vạn Thọ (sinh nhật vua), các công chúa được vào hầu cơm vua cha. Gặp đại quan tiến vua món đuôi dê và nầm dê (nầm dê tức là nầm sữa của con dê cái), vua chia ban cho các nàng công chúa. Đến lượt chúa Lương Đức, bà chỉ ngậm lại không nuốt[1]. Vua thấy lạ mới hỏi tại sao, thì công chúa thưa rằng: "Mẹ thần có bệnh, không được thấm ơn; thần trộm nghĩ món này rất bổ, nên để lại cho mẹ". Vua biết ý ngợi khen, truyền cho lấy phần khác để công chúa cất dâng bà Mỹ nhân, các quan hầu đều rất cảm động, có người rơi nước mắt[1].
Lúc hơi lớn, vua xuống dụ cho công chúa Lương Đức ở điện Trinh Minh, cho các nữ quan dạy thi, sử, và nữ công gia chánh[1]. Công chúa học tiến bộ, rất minh mẫn và chuyên cần. Một hôm, có cung nữ bất cẩn làm rơi than sưởi mà cháy cả mành trướng, công chúa kinh sợ vội kêu ban trực, rồi tự thân đôn đốc dập lửa nhưng mau chóng dập tắt được. Vua Minh Mạng lúc đó từ Thuận An về nghe tâu, khen ngợi và ban thưởng cho công chúa 3 lạng vàng[1].
Thọ Xuân vương Miên Định, hoàng tử thứ ba của Minh Mạng, có câu thơ nói về việc này: Vương cơ bất tác phi lai trĩ / Bác đắc An Thường mãn tụ kim. Tạm dịch: Con vua bỗng làm chim trĩ bay tới, cứu được bình yên, vàng thưởng đầy tay áo An Thường (An Thường là phong hiệu của công chúa)[1].
Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), vua đi tuần du phương nam, sai chúa Lương Đức sang hầu ở cung Từ Thọ, là nơi ở của bà Nhân Tuyên Thái hậu Trần Thị Đang, mẹ vua. Công chúa sớm tối tươi tỉnh vui vẻ, rất được lòng bà nội[1]. Khi vua trở về, thưởng cho tấm thẻ bài bạch ngọc, có dây thao rủ xuống[1].
Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), mùa đông, bà Mỹ nhân Nguyễn thị mất, công chúa thương xót để thân thể gầy còm, không buồn điểm trang, hết lòng lo tang[1]. Ba năm sau (1840), vua Minh Mạng băng hà, công chúa đau thương ngất đi tưởng chừng như đã tắt thở. Vua anh Thiệu Trị thường lấy cháo của vua ăn còn lại đem cho, khuyên chúa nên bớt lòng thương[1]. Lúc vua cha mới ngã bệnh, chúa tự mình sắc thuốc nấu cháo để dâng, sớm chiều hầu hạ không biết mỏi mệt. Trong 3 năm để tang, chưa từng thấy công chúa cười đùa[1].
Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vua anh gả bà Lương Đức cho Phò mã đô úy Phan Văn Oánh, con trai thứ 4 của Đô thống phủ Chưởng phủ sự, tước Chương Nghĩa hầu Phan Văn Thúy[1]. Khi về nhà chồng, chúa rất mực lễ phép, chăm lo việc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con cái, không cậy mình con vua.
Năm Tự Đức thứ nhất (1848), bà Lương Đức được phong An Thường Công chúa (安常公主)[1]. Năm thứ 15 (1862), phò mã Oánh mất, thụy là Anh Mại, công chúa Lương Đức dâng sớ xin xây mộ sẵn dành cho mình để sau này được hợp táng cùng chồng[1].
Năm thứ 19 (1866), mùa hạ, mừng thọ công chúa Lương Đức 50 tuổi, vua sai hoàng thân cùng thái giám đem tờ dụ và vật phẩm ban cho làm lễ thọ. Năm thứ 31, vua thấy bà tuổi đã cao nên gia thưởng cho mỗi năm 100 quan tiền, 50 phương gạo để dưỡng già[1].
Năm Hàm Nghi thứ nhất (1885), tháng 5 (âm lịch), Pháp tấn công vào kinh thành, công chúa đang trực tại điện Hiếu Tư, chợt nghe báo động, lạy khóc ra đi để tránh, đến Hiếu lăng của vua Minh Mạng thì quân binh coi giữ lăng đã chạy tan, vào thấy đền thờ, tự khí bỏ ngổn ngang thì bà liền cất tiếng khóc to, rồi ở lại đấy coi giữ không chịu đi[1]. Đến lúc 3 bà Tam cung[4] quay về thì công chúa mới theo hầu, sau khi vua Đồng Khánh lên ngôi thì bà mới về phủ đệ[1].
Mùa xuân năm Thành Thái thứ 3 (1891), Trang Ý Hoàng thái hậu Võ Thị Duyên ra dụ truyền công chúa họa lại bài thơ Phục cử Giao tự đại lễ (Lại cử hành lễ tế Nam Giao) của bà Nguyễn Nhược Thị Bích (cung tần của vua Tự Đức) sáng tác[1]. Bà vâng lệnh, hoạ vần dâng lên, thơ có câu:
|
|
Đến câu kết là:
|
|
Cả hai bài xướng và hoạ được Lưỡng cung khen hay, Từ Dụ vui mừng trao lụa, gấm thưởng cho bà và phán: "Quý nhân và công chúa đều cùng một ý kiến, chung sự vui buồn và cảm hứng ra thi ca. Toàn bài của công chúa rất trang nhã; hai cặp trạng luận tả rất thiết thực, câu kết càng hay. Thật đã xứng đáng với thẻ bài phụ vương ban khi trước".
Công chúa Lương Đức tuổi già mộ đạo Phật, có biệt hiệu là Thanh Từ[1]. Khi ấy Tôn Nhân phủ cho là hiếu hạnh đáng khen, xin nêu khen thì bàn với nhau rằng, chốn nhà vua là nơi bắt đầu nền phong hóa, không thể theo như lệ của dân thường được, nên việc đó bãi bỏ.
Năm Thành Thái thứ 3 (1891), ngày 6 tháng 4 (âm lịch), công chúa Lương Đức mất, thọ 75 tuổi, thụy là Mỹ Thục (美淑)[5]. Tẩm mộ của bà được song táng cùng phò mã Oánh tại làng Nguyệt Biều (nay thuộc phường Thủy Biều, Huế)[5]. Tẩm của công chúa Lương Đức là một trong số ít các lăng tẩm công chúa còn giữ được nguyên vẹn. Bà có 4 con trai, 4 cháu nội và 5 chắt nội. Con trưởng là Phan Văn Huy tập ấm chức Hiệu úy.
Tuy Lý vương Miên Trinh có làm bài thơ đề vào ảnh nhỏ của bà như sau[1]:
Về tài thơ văn của công chúa Lương Đức, tuy không phổ biến cũng như không được lưu lại trong sách, nhưng chỉ một bài tán trên của ông Tuy Lý Vương cũng đủ chứng minh tài năng đức độ đến lời văn của công chúa đã đạt đến mức cảm hoá được lòng người.
Bài thơ Đường luật độc nhất còn lại của công chúa đó là:
HOA PHỤC CỬ GIAO TỰ ĐẠI LỄ (hoạ thơ bà Lễ tần Nhược Bích)
|
|