Hệ đo lường cổ Việt Nam

Đơn vị đo
chiều dài
Việt Nam xưa

Hệ thập phân
Trượng
Ngũ
Thước
𡬷 Tấc
Phân
Ly
Hào
Ti
Hốt
Vi

Các đơn vị khác
...
... Dặm
... Sải

Xem thêm
Hệ đo lường cổ Việt Nam

Hệ đo lường cổ Việt Nam bao gồm chủ yếu các đơn vị đo số thập phân thường được sử dụng trong phong tục tập quán Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu sử dụng Hệ đo lường quốc tế.

Khoảng cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị đo độ dài cổ của Việt Nam theo hệ thập phân, ngoại trừ ngũ, dựa trên một cây thước cơ bản.

Tuy nhiên, trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt[1] thì trong hệ đo lường cổ Việt Nam có ít nhất hai loại thước đo chiều dài với các giá trị trước năm 1890[2]thước ta (hay thước mộc, bằng 0,425 mét) và thước đo vải (bằng 0,645 m). Theo Nguyễn Đình Đầu[3] thì cả trường xíchđiền xích đều bằng 0,4664 mét. Theo Ths. Phan Thanh Hải trong bài "Hệ thống thước đo thời Nguyễn" thì có ba loại thước chính: thước đo vải (từ 0,6 đến 0,65 mét), thước đo đất (luôn là 0,47 mét) và thước mộc (từ 0,28 đến 0,5 mét).

Khi Pháp chiếm Nam kỳ, Nam kỳ dùng mét theo tiêu chuẩn của Pháp. Trung kỳBắc kỳ tiếp tục dùng thước đo đất, điền xích, với độ dài 0,47 mét. Theo Dương Kinh Quốc[4] (tr. 236), vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta = 0,40 mét. Quy định này cũng đã thống nhất tất cả các loại thước (thước ta, thước mộc, điền xích...) thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Trung kỳ vẫn dùng chuẩn cũ và dẫn đến trong việc đo đất, các đơn vị chiều dài và diện tích (ví dụ sào) ở Trung kỳ gấp 4,7/4 và (4,7/4)² lần các đơn vị tương ứng ở Bắc kỳ.

Theo [5] và một sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], các đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20[2], là:

Đơn vị đo Hán/Nôm[7][8] Giá trị cổ Chuyển đổi cổ Giá trị hiện nay Chuyển đổi hiện nay
trượng 4 m 2 ngũ = 10 thước ... ...
ngũ 2 m 5 thước ... ...
thước hay xích 40 cm 10 tấc 1 m 10 tấc
tấc 𡬷 4 cm 10 phân 10 cm 10 phân
phân 4 mm 10 ly 1 cm 10 ly
ly hay li 0,4 mm 10 hào 1 mm ...
hào 0,04 mm 10 ti ... ...
ti 4 µm 10 hốt ... ...
hốt 0,4 µm 10 vi ... ...
vi 0,04 µm ... ... ...

Chú ý:

  • Thước còn gọi là "thước ta" để phân biệt với "thước tây" (hay mét). Ngoài đo chiều dài, thước còn dùng để đo diện tích đất (trình bày ở dưới). Xem thêm bài thướcđơn vị đo chiều dài cổ Việt Nam.
  • Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], một số nơi dùng 1 trượng = 4,7 mét một cách không chính thức. Theo Từ điển tiếng Việt[1] (tr. 1093), trượng có 2 nghĩa: 10 thước Trung Quốc cổ (khoảng 3,33 mét) hoặc 4 thước mộc (khoảng 1,70 mét).
  • Đơn vị tấc được một tài liệu ghi là "túc". Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], một số nơi dùng 1 tấc = 4,7 xentimét một cách không chính thức.

Ngoài ra:

  • 1 chai vai = 14,63 mét
  • Dặm. Theo Từ điển tiếng Việt[1] (tr. 264) thì 1 dặm = 444,44 mét. Còn theo Từ lâm Hán Việt từ điển[9] (tr.1368) thì 1 dặm = 1800 xích (thước Trung Quốc) = 576 mét.
  • . Theo Từ lâm Hán Việt từ điển[9] có hai loại lý: công lý tức là lý đã được chuẩn hóa theo SI = 1 kilômét = 3125 xích (thước Trung Quốc); còn thị lý là đơn vị đo cổ, dài chừng 1562,55 xích.
  • Sải

Thành ngữ tiếng Việt:

  • "Sai một ly, đi một dặm": thành ngữ này muốn nói một sai sót rất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả rất lớn (1 dặm bằng khoảng 106 ly).

Diện tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], các đơn vị đo diện tích cổ của Việt Nam là:

Đơn vị đo Hán/Nôm[7] Giá trị cổ Chuyển đổi cổ Suy từ khoảng cách Giá trị ở miền Trung
mẫu 3600 10 sào ... 4970 m²
sào 360 m² 10 miếng ... 497 m²
miếng ... 36 m² 1.5 xích 3 ngũ × 3 ngũ ...
xích hay thước 尺/𡱩 24 m² 10 tấc ... 33 m²
than ... 4 m² ... 1 ngũ × 1 ngũ ...
tấc hay thốn 𡬷/寸 2,4 m² 10 phân ... 3,3135 m²
phân ... 0,24 m² 1.5 ô ... ...
ô hay ghế ... 0,16 m² 10 khấu 1 thước × 1 thước ...
khấu ... 0,016 m² ... ... ...

Chú ý:

  • Các giá trị diện tích ở miền Trung Việt Nam lớn gấp (4,7/4)² lần các giá trị phổ thông. Điều này là do quy ước đơn vị đo chiều dài (trượng, tấc...) ở miền Trung lớn gấp 4,7/4 lần các giá trị phổ thông, như đã giải thích ở trên.

Cách tính cũng tùy theo vùng miền và cũng rất tùy tiện, không đồng nhất.

1 mẫu ở khu vực Bắc Bộ khoảng 3.600m2, 1 mẫu ở khu vực Trung Bộ khoảng 5.000m2, 1 mẫu ở khu vực Nam Trung Bộ khoảng 10.000m2, Tuy nhiên vẫn có vài nơi trên Việt Nam đặc biệt là vùng Tây Nguyên và Cao Nguyên Đồng Văn, nơi đa số là người dân tộc Ê Đẽ và H'Mông sinh sống thì 1 mẫu (1 Hécta) được quy đổi ra khoảng 1.000m2

  • Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6], "phân" còn được viết là "phấn".
  • Đơn vị "sào" đã có tài liệu ghi là "cao". Sào có hai loại khác nhau: sào Bắc Bộ và sào Trung Bộ.

Ngoài ra:

Thể tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6]Hán-Việt từ điển của Thiều Chữu[7], các đơn vị đo thể tích cổ của Việt Nam là:

Đơn vị đo Hán/Nôm[7] Giá trị cổ Chuyển đổi cổ Suy từ khoảng cách Chú ý
hộc (hợp) 0,1 lít
miếng ... 14,4 m³ ... 3 ngũ × 3 ngũ × 1 thước Đo đất trong mua bán đất
lẻ hay than ... 1,6 m³ ... 1 ngũ × 1 ngũ × 1 thước Khi đong gạo, 1 lẻ ≈ 0,1 lít
thưng hay thăng ... 1 lít ... ... ...
đấu 10 lít 2 bát = 5 cáp ... ...
bát ... 0,5 lít ... ... ...
cáp ... 0,2 lít 100 sao ... ...
sao tục gọi là nhắm[10] 2 mililít 10 toát ... Đong ngũ cốc
toát tục gọi là nhón[10] 0,2 mililít ... ... Đong ngũ cốc

Ngoài ra:

  • 1 phương gạo = 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng, năm 1804 (theo Thực Lục, I I I, 241 - Đại Nam Điển Lệ, trang 223).
  • 1 vuông gạo = 604 gr 50, theo Nguyễn vănTrình và Ưng Trình, BAVH, số 1, 1917.
  • 1 phương còn gọi là vuông phổ thông gọi là giạ= 38.5 lít, tuy nhiên cũng có tài liệu ghi là 1 phương = 1/2 hộc, tức khoảng 30 lít
  • 1 giạ = thời Pháp được quy định là 40 lít khi đong gạo nhưng cũng có khi chỉ là 20 lít cho một số mặt hàng[11]
  • 1 túc = 3⅓ micrôlít
  • 1 uyên = 1 lít

Sang thời Pháp thuộcNam Kỳ các đơn vị dung tích được quy định lại như sau:[12]

Đơn vị đo Giá trị cổ tính theo mét hệ cách dùng trọng lượng
hộc 26 thăng 71,905 lít đong thóc 1 tạ thóc = 68 kg[13]
vuông 13 thăng 35,953 lít sau lại định là 40 lít đong gạo
thăng ... 2,766 lít ... ...
hiệp 0,1 thăng 0,276 lít ... ...
thược 0,01 thăng 0,0276 lít ... ...
  • Đong thóc dùng hộc và đong gạo dùng vuông vì một hộc thóc khi xay ra thì được 1 vuông gạo.
  • 1 hộc thóc cân nặng 1 tạ

Đơn vị địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc[6]:

Khối lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo [14],[15], các đơn vị đo khối lượng cổ của Việt Nam là:

Đơn vị đo Hán/Nôm[7][8] Giá trị cổ Chuyển đổi cổ Giá trị hiện nay Chuyển đổi hiện nay
tấn 604,5 kg 10 tạ 1000 kg 10 tạ
quân[10] 302,25 kg 5 tạ 500 kg không còn dùng
tạ 60,45 kg 10 yến 100 kg 10 yến
bình[10] 30,225 kg 5 yến 50 kg không còn dùng
yến ... 6,045 10 cân 10 kg 10 cân
cân 604,5 g 16 lạng 1 kg 10 lạng
nén ... 378 g 10 lạng ... ...
lạng 37,8 g 10 đồng (hoa) 100 g ...
đồng hay hoa 3,78 g 10 phân 10 g ...
phân 0,38 g 10 ly ... ...
ly hay li 37,8 mg 10 hào ... ...
hào 3,8 mg 10 ti ... ...
ti 0,4 mg 10 hốt ... ...
hốt 0,04 mg 10 vi ... ...
vi 0,004 mg ... ... ...

Chú ý:

  • Tấn khi nói về trọng tải của tàu bè còn có thể mang ý nghĩa chỉ dung tích, 2,8317 mét khối hoặc 1,1327 mét khối, theo [15].
  • Cân còn được gọi là "cân ta" để phân biệt với "cân tây" là kilôgam.
  • Nén còn được chép là 375 gam ở một tài liệu[15], tuy nhiên giá trị này mâu thuẫn với giá trị của lạng từ cùng tài liệu này là 37,8 gam. Giá trị 375 gam phù hợp với quy ước đo khối lượng kim hoàn.
  • Đồng dùng trong đo khối lượng còn được gọi là "đồng cân"[15].

Thành ngữ tiếng Việt:

  • "Của một đồng, công một nén": thành ngữ này muốn về một vật có giá trị vật chất nhỏ nhưng công sức để làm ra lớn (1 nén = 100 đồng).
  • "Kẻ tám lạng, người nửa cân": thành ngữ này muốn nói rằng hai bên bằng nhau (8 lạng = ½ cân, theo chuyển đổi cổ).

Trong giao dịch vàng, bạc, đá quý,...

Thời Pháp thuộc chính quyền còn ấn định một số trọng lượng để dễ bề trao đổi:

  • 1 nén = 2 thoi = 10 đính = 10 lượng[10]

Đơn vị địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Canh (更): còn gọi là "trống canh" bằng hai giờ hiện nay (7.200 s theo tiêu chuẩn quốc tế).
  • Giờ: còn gọi là "giờ đồng hồ" hay "tiếng đồng hồ"; bằng một giờ của hệ đo lường quốc tế.
  • Khắc: là đơn vị cổ về thời gian ở Việt Nam; đã thay đổi giá trị nhiều lần. Xa xưa, quy định 1 khắc = 1/6 ngày = 2 giờ 20 phút (đêm 5 canh, ngày 6 khắc), sau đó quy định bằng 1/100 ngày, tức là 14 phút 24 giây. Đến triều Nguyễn lại đổi 1 khắc = 1/96 ngày = 15 phút. Hiện được dùng không thông dụng, để chỉ khoảng thời gian bằng 1/4h, tức là 15 phút.

Tiền tệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Hoàng Phê (Chủ Biên), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản KHXH. Hà Nội, 1988.
  2. ^ a b Lê Thành Khôi, Tìm hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước. Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh. Trung tâm BTDTCĐ Huế & Đại học Waseda xuất bản. Huế-Tokyo. 2000
  3. ^ Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn. Tập Thừa Thiên. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. Tập Biên Hòa, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 1994.
  4. ^ Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội-1999
  5. ^ Vietnam, units of length
  6. ^ a b c d e f g United Nations. Department of Economic and Social Affairs. Statistical Office of the United Nations. World Weights and Measures. Handbook for Statisticians. Statistical Papers. Series M no. 21 Revision 1. (ST/STAT/SER.M/21/rev.1), New York: United Nations, 1966.
  7. ^ a b c d e Hán-Việt từ điển của Thiều Chửu. Nhà Xuất Bản TP. Hồ chí Minh. 2002
  8. ^ a b Vũ Văn Kính. Đại Tự Điển Chữ Nôm, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1999.
  9. ^ a b Vĩnh Cao - Nguyễn Phố, Từ lâm Hán Việt từ điển, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế. 2001
  10. ^ a b c d e Manuel de conversation française-annamite. Saigon: Imprimerie de la Mission, 1911. tr 175-178
  11. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie Française d'Outre-mer, 1955. tr 245. Thường dùng để đong gạo, thóc, hoặc muối
  12. ^ Sơn Nam. Lịch sử Khẩn hoang miền Nam. Chương 1.4
  13. ^ Savani, A. M. tr 245
  14. ^ Vietnam, weights
  15. ^ a b c d Vdict.com

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Keqing có làn da trắng và đôi mắt màu thạch anh tím sẫm, với đồng tử hình bầu dục giống con mèo với những dấu hình kim cương trên mống mắt
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Con Ruột Của Ainz: Pandora’s Actor
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ