Nguyễn Phúc Miên Quân

Hòa Quốc công
和國公
Hoàng tử nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh31 tháng 8 năm 1828
Mất17 tháng 8 năm 1863 (34 tuổi)
An tángThành phố Huế
Hậu duệ6 con trai
5 con gái
Tên húy
Nguyễn Phúc Miên Quân (hoặc Quần)
阮福綿宭
Thụy hiệu
Đôn Doãn Hòa Quốc công
敦允和國公
Thân phụNguyễn Thánh Tổ
Minh Mạng
Thân mẫuHiền phi
Ngô Thị Chính

Nguyễn Phúc Miên Quân (còn có âm đọc là Quần) (chữ Hán: 阮福綿宭; 31 tháng 8 năm 182817 tháng 8 năm 1863), tước phong Hòa Quốc công (和國公), là một hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Miên Quân sinh ngày 21 tháng 7 (âm lịch) năm Mậu Tý (1828), là con trai thứ 40 của vua Minh Mạng, mẹ là Nhất giai Hiền phi Ngô Thị Chính[1]. Ông là người con thứ bảy của bà Hiền phi. Thuở còn là hoàng tử, ông là người có học hạnh, khi ra ở phủ riêng, việc học hành ngày càng tiến[2].

Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), ông được phong làm Hòa Quốc công (和國公)[3]. Cùng năm đó, vua cho đúc các con thú bằng vàng để ban thưởng cho các hoàng thân anh em, các hoàng tử công và hoàng tử chưa được phong tước. Quốc công được ban cho một con sô ngu[4] nặng 8 lạng 7 đồng cân và một con rồng cuốn nặng 2 lạng[5]. Vua còn ban thuyền cho các hoàng tử công là Miên Thẩm, Miên Mật, Miên Thủ, Miên Vũ và Miên Quân để theo hầu[6].

Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), đám thuộc hạ của quốc công Miên Quân cùng với thuộc hạ của quận công Miên Cung đánh nhau[7]. Vua biết được, giao cho Tôn nhân phủ hội đồng với bộ Lễ xét hỏi. Miên Cung bị phạt bổng 1 năm, còn Miên Quân bị phạt bổng 3 tháng[7]. Kiêm nhiếp Tôn nhân phủ Thọ Xuân công Miên Định, Ninh Thuận công Miên Nghi, Phú Bình công Miên Áo, Tả hữu tôn khanh Tôn Thất Nghị, Tôn Thất Bạch đều truyền chỉ ban quở hai ông[7].

Năm Tự Đức thứ 16 (1863), Quý Hợi, ngày 4 tháng 7 (âm lịch)[1], quốc công Miên Quân qua đời, hưởng dương 36 tuổi, thụyĐôn Doãn (敦允)[2]. Mộ của ông trước đây được táng tại Nguyệt Biều (thuộc Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên xưa kia), sau dời về gần khu vực đường tránh Huế (thành phố Huế). Phủ thờ của ông trước dựng ở Khánh Lộc (thuộc Hương Thủy xưa kia), nay dời về vùng Long Thọ, phường Thủy Biều, Huế.

Quốc công Miên Quân có sáu con trai và năm con gái[2]. Ông được ban cho bộ Chuy (隹) để đặt tên cho các con cháu trong phòng[1][8]. Con trai trưởng của ông với người vợ cả là công tử Hồng Chuẩn tập phong làm Hòa Hương hầu (和鄉侯)[2].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.305
  2. ^ a b c d Đại Nam liệt truyện, tập 3, quyển 7: Truyện các hoàng tử – phần Hòa Quốc công Miên Quân
  3. ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.635
  4. ^ Sô ngu: Tên một loài linh thú giống như hổ có lòng nhân từ, không hại đến một ngọn cỏ.
  5. ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.695
  6. ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.671-672
  7. ^ a b c Đại Nam thực lục, tập 6, tr.701
  8. ^ Đại Nam thực lục, tập 6, tr.756 chép là bộ Giai (佳). Về mặt chữ thì chữ chuygiai khá giống nhau.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
REVIEW MONEY HEIST 5 Vol.2: CHƯƠNG KẾT HOÀN HẢO CHO MỘT HÀNH TRÌNH
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước
Tóm lược time line trong Tensura
Tóm lược time line trong Tensura
Trong slime datta ken có một dòng thời gian khá lằng nhằng, nên hãy đọc bài này để sâu chuỗi chúng lại nhé
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng