Nguyễn Phúc Miên Sạ

Tĩnh Gia công
靜嘉公
Hoàng tử nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh13 tháng 3 năm 1830
Mất13 tháng 1 năm 1902(1902-01-13) (71 tuổi)
Đại Nam
An tángHương Thủy, Thừa Thiên - Huế
Hậu duệ9 con trai
7 con gái
Tên húy
Nguyễn Phúc Miên Sạ
阮福綿宱
Thân phụNguyễn Thánh Tổ
Minh Mạng
Thân mẫuCung nhân
Hồ Thị Thể

Nguyễn Phúc Miên Sạ (chữ Hán: 阮福綿宱; 13 tháng 3 năm 183013 tháng 1 năm 1902), tước phong Tĩnh Gia công (靜嘉公), là một hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Miên Sạ sinh ngày 19 tháng 2 (âm lịch) năm Canh Dần (1830), là con trai thứ 49 của vua Minh Mạng, mẹ là Cung nhân Hồ Thị Thể[1] (còn có húy là Tố Cẩm[2]). Ông là người con duy nhất của bà Cung nhân.

Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), vua cho đúc các con thú bằng vàng để ban thưởng cho các hoàng thân anh em, các hoàng tử công và hoàng tử chưa được phong tước. Hoàng tử Miên Sạ được ban cho một con tê giác bằng vàng nặng 5 lạng 7 đồng cân[3].

Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), tháng giêng, vua cho triệu các hoàng tử và hoàng đệ chưa được phong tước tất cả 10 người vào làm thơ ở điện Đông Các, trong đó có Miên Sạ[4]. Hai hoàng đệ Miên Sạ và Miên Ngô đều không thi được, bị vua truyền chỉ quở mắng, còn Miên Thể lại phạm húy, bị phạt 2 năm lương[4]. Bảy người còn lại đều được trúng cách và được phong tước sau đó.

Năm Tự Đức thứ 3 (1850), tháng giêng, ông được phong làm Tĩnh Gia Quận công (靜嘉郡公)[5]. Tháng 3 (âm lịch) cùng năm, thầy học của các hoàng thân là Võ Xuân Cẩn, đồng thời là cha vợ của vua, dâng sớ nói: “Các hoàng thân phần nhiều chỉ thích chơi đùa, không đến nghe giảng[6]. Vua sai phủ Tôn Nhân xét duyệt thì 4 hoàng thân là Miên Sạ, Hồng Y (hoàng tử thứ tư của Thiệu Trị), Hồng Tố (hoàng tử thứ sáu của Thiệu Trị) và Hồng Truyền (hoàng tử thứ 12 của Thiệu Trị) đều chỉ đến nghe giảng có 4 ngày, nên bị phạt lương 3 tháng[6]. Một số hoàng thân khác cũng bị phạt lương vì việc này.

Năm Thành Thái thứ 14, Tân Sửu (1902), ngày 4 tháng 12 (âm lịch), quận công Miên Sạ mất, thọ 72 tuổi, thụy là Cung Túc (恭肅). Mộ của ông được táng tại Dương Xuân (thuộc Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế), còn phủ thờ dựng ở Kim Long (Hương Trà, Huế). Về sau, ông được truy phong làm Tĩnh Gia công (靜嘉公)[1].

Thân công Miên Sạ có chín con trai và bảy con gái[1]. Ông được ban cho bộ chữ Nghiễm (广) để đặt tên cho các con cháu trong phòng[7]. Chắt nội của ông là Bửu Đình, một nhà cách mạng Việt Nam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.308
  2. ^ Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.249
  3. ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.696
  4. ^ a b Đại Nam thực lục, tập 6, tr.818
  5. ^ Đại Nam thực lục, tập 7, tr.155
  6. ^ a b Đại Nam thực lục, tập 7, tr.164
  7. ^ Đại Nam thực lục, tập 6, tr.756
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Một giả thuyết thú vị sau bản cập nhật 1.5
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Review Phim: The Whole Truth - Lỗ Sâu Sự Thật (2021)
Review Phim: The Whole Truth - Lỗ Sâu Sự Thật (2021)
The Whole Truth kể về một câu chuyện của 2 chị em Pim và Putt. Sau khi mẹ ruột bị tai nạn xe hơi phải nhập viện
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng