Phú Phong Công chúa 富豐公主 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Công chúa nhà Nguyễn | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 4 tháng 3 năm 1824 | ||||||||
Mất | 27 tháng 4 năm 1863 (39 tuổi) | ||||||||
An táng | Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế | ||||||||
Phu quân | Nguyễn Tiến Vị | ||||||||
Hậu duệ | không có | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng | ||||||||
Thân mẫu | Tài nhân Trần Thị Trúc |
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (chữ Hán: 阮福永瑞; 4 tháng 3 năm 1824 – 27 tháng 4 năm 1863), phong hiệu Phú Phong Công chúa (富豐公主), là một công chúa con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Hoàng nữ Vĩnh Thụy sinh ngày 4 tháng 2 (âm lịch) năm Giáp Thân (1824), là con gái thứ 17 của vua Minh Mạng, mẹ là Cửu giai Tài nhân Trần Thị Trúc[1][2]. Bà Vĩnh Thụy là chị cùng mẹ với Bình Xuân Công chúa Gia Thụy.
Năm Tự Đức thứ 3 (1850), công chúa Vĩnh Thụy lấy chồng là Phò mã Đô úy Nguyễn Tiến Vị, người Hương Trà, Thừa Thiên, là con trai của Chưởng phủ Ninh Lạc tử Nguyễn Tiến Lâm[2]. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), phò mã Vị qua đời[1]. Công chúa không có con nối dõi[2].
Năm Tự Đức thứ 16 (1863), Quý Hợi, ngày 10 tháng 3 (âm lịch), công chúa Vĩnh Thụy mất, thọ 40 tuổi, được truy tặng làm Phú Phong Thái trưởng Công chúa (富豐公主), thụy là Uyển Hòa (婉和)[1][2]. Mộ của bà được táng tại Dương Xuân (thuộc Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế)[1].
Cuối tháng 8 năm 2009, quyển sách phong của công chúa Vĩnh Thụy đã được phát hiện tại huyện Hương Trà, Huế. Sách gồm 5 tờ bằng đồng dát mỏng, có kích thước 13 cm x 22 cm, được đóng lại thành một tập bằng 4 khuyên tròn, 2 trang bìa được chạm rồng[3]. Sách bị hoen ố do vào năm 1968, nhà thờ dòng họ Nguyễn Tấn (Tiến) bị cháy vì bom đạn[4].
Theo ông Lê Công Mậu, người chuyên dịch các văn bản chữ Hán, bản sách phong được biên soạn vào 15 tháng 3 (âm lịch) năm Quý Hợi, tức sau khi công chúa Vĩnh Thụy mất 5 ngày. Sách phong có nội dung như sau[3]:
Quyển sách đồng của công chúa đang được cất giữ tại nhà thờ họ Nguyễn Tấn ở xã Hương Chữ[4].