Nguyễn Thái Bình (sân bay Tân Sơn Nhất với cáo buộc đe dọa cho nổ máy bay nhằm chuyển hướng chuyến bay ra Hà Nội[1]. Sau cái chết, anh trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam vào thập niên 1970[2].
14 tháng 1, 1948 - 2 tháng 7, 1972) là một sinh viên phản chiến Việt Nam bị bắn chết tạiNguyễn Thái Bình sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948 tại xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An,[3] là con thứ hai trong 9 người con của bà Lê Thị Anh[4] và ông Nguyễn Văn Hai[5] (Thái Bình là con thứ ba trong 12 người con, trong đó 4 người đã chết nếu tính luôn Thái Bình).[6] Sau khi học xong tiểu học tại Cần Giuộc, Thái Bình theo cha lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký[5] (nay Trường THPT Lê Hồng Phong). Cha anh, một thư ký đánh máy tại Công ty tác Thương Cảng Sài Gòn, không làm đủ nuôi gia đình đông con, cho nên anh làm việc nhặt banh quần vợt để kiếm tiền phụ cha.[3] Trong lúc học trường trung học, anh cần cù học tập và tham gia một số hoạt động xã hội, nhưng chưa bao giờ tham gia biểu tình phản chiến như nhiều học sinh khác.[6]
Năm 1966, Bình đỗ Tú tài toàn phần. Sau đó, anh lần lượt thi đỗ vào các ngành Y, Dược, Nông Lâm Súc và Học viện Quốc gia Hành chính của Sài Gòn. Anh đã chọn học trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (nay Đại học Nông Lâm TP.HCM)
Tháng 3 năm 1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng sang Mỹ để du học. Anh theo học tại Đại học cộng đồng ở Fresno, California một năm rồi chuyển đến Đại học Washington.[5] Là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp hạng danh dự ngành ngư nghiệp và công nghiệp thực phẩm tại Đại học Washington, Thái Bình còn thích làm thơ, quyền anh, và bóng đá.[7]
Trong chuyến nghỉ hè hai tháng vào giữa năm 1970, Bình đã đi thăm khắp miền Nam trên chiếc xe Honda 67. Anh rong ruổi xuống miền Tây rồi ngược ra miền Trung và đã tận mắt nhìn thấy những hình ảnh tàn khốc của bom đạn. Khi trở lại Hoa Kỳ, Bình gặp lại một số bạn bè và nhóm sinh viên này đã khuyến khích Bình tham gia các cuộc hội thảo phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam[8]
Trong thời gian học tập tại Hoa Kỳ, anh đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam.[7] Ngày 10 tháng 2 năm 1972, Nguyễn Thái Bình cùng 9 sinh viên Việt kiều khác đã đột nhập và chiếm tòa lãnh sự của Việt Nam Cộng hòa tại thành phố New York, yêu cầu đòi trả tự do cho 200.000 tù nhân chính trị tại Việt Nam, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và giải thể "chế độ dã man", và Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vô điều kiện.[9] Anh bị cảnh sát bắt giữ vì đã đột nhập lãnh sự quán[10]
Từ tháng 2 đến đầu tháng 7/1972, tức thời điểm Bình về nước, anh đã tham gia hoặc trực tiếp tổ chức hàng chục sự kiện phản chiến khác nhau tại Mỹ.
Dù học bổng USAID vẫn được duy trì.[11], đến mùa xuân năm 1972, Bình bị mất học bổng để tiếp tục cao học tại Đại học Washington. Tại buổi lễ trao học vị của mình, Thái Bình đã phân phát truyền đơn phản chiến, làm gián đoạn nghi lễ.[7]
Gia đình Thái Bình không hề hay biết về các hoạt động chính trị của anh tại Hoa Kỳ. Trong lá thư gửi tổng thống Mỹ yêu cầu điều tra cái chết của Thái Bình, mẹ anh cho rằng sau khi anh tốt nghiệp đại học, anh về nước để đóng góp theo lệnh của chính phủ Việt Nam Cộng hòa[4]
Trước khi về nước, Bình đã viết hai lá thư ngỏ gửi cho "những người yêu hòa bình và công lý trên thế giới" và tổng thống Richard Nixon, chỉ trích các hành động mà anh cho là tội ác chống lại nhân dân Việt Nam của Hoa Kỳ.[12]
Theo báo cáo của bộ phận an ninh sân bay Tân Sơn Nhất, trên chuyến bay về nước, ngày 2 tháng 7, một giờ trước khi đến Sài Gòn, anh thực hiện ý định chuyển hướng Chuyến Bay Pan Am 841 đến Hà Nội. Bình đã khống chế, ra lệnh chiếc máy bay Boeing 747 của hãng Pan American World Airways do cơ trưởng Gene Vaughn điều khiển chuyển hướng tới Hà Nội nếu không anh sẽ kích nổ bom phá hủy máy bay.[7] Nguyễn Thái Bình, ngồi ở ghế số 495 yêu cầu hành khách ngồi xung quanh lên phía trước và không cho họ sử dụng phòng vệ sinh. Anh bắt nữ tiếp viên phi hành đoàn May Yuen, 23 tuổi, người Hong Kong, làm con tin. Sau đó anh lần lượt đưa cho một nữ tiếp viên khác ba tờ giấy đánh máy sẵn[13]:
Thực ra, Nguyễn Thái Bình không có bom cũng như hơi ngạt, mà chỉ có một bọc nilông và một con dao nhỏ, các tờ giấy nói trên chỉ là để dọa phi hành đoàn, tuy vây cũng đủ để gây uy hiếp an toàn chuyến bay. Phi công Vaughn nói chuyện với Nguyễn Thái Bình để đánh lạc hướng anh ta đồng thời vẫn điều khiển chiếc máy bay đáp xuống Sài Gòn. Khi máy bay đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, phi công Vaughn trả lại khẩu súng ngắn Smith and Wesson 357 Magnum cho Mills, một cảnh sát tại bang California, Mỹ, sang Việt Nam để làm việc cho Hãng Federal Electric Corporation. Sau đó ông cùng 2 hành khách khác khống chế Nguyễn Thái Bình và ra lệnh cho Mills bắn chết anh ta. Nguyễn Thái Bình bị Mills hạ sát bằng 5 phát đạn. Sau đó, Vaughn vứt xác anh xuống đường băng qua cầu phao cấp cứu.[13][14]
Tuy nhiên, báo cáo của an ninh sân bay Tân Sơn Nhất bị phát hiện có nhiều mâu thuẫn, nhằm mục đích chính trị để bóp méo hành động của Nguyễn Thái Bình. Theo kết quả điều tra của cảnh sát, Nguyễn Thái Bình đã không hề đưa ra lời hăm dọa giết con tin May Yuen và đe dọa bằng hơi ngạt[15] Bản phúc trình của Hội đồng An ninh hàng không ghi rằng: "Mặc dầu Nguyễn Thái Bình đã bị cơ trưởng Vaughn khóa cổ và hành khách khác khóa chân bất động, không hiểu vì lẽ gì cơ trưởng Vaughn còn hô ông Mills bắn nạn nhân tới chết với một ngôn ngữ thô bạo và tục tằn... Trong vụ này cơ trưởng Vaughn đã lạm dụng quyền hạn trong việc triệu dụng sự trợ giúp không cần thiết của hành khách và nhất là hô ông Mills bắn năm phát đạn vào Nguyễn Thái Bình, sau khi Bình đã bị khóa chặt cổ và chân tay". Một chi tiết pháp y rất quan trọng trong bản phúc trình này: "Nạn nhân đã bị bắn năm phát đạn từ sau lưng bằng súng Smith and Wesson 357 Magnum", chi tiết này chứng minh lời các nhân chứng mô tả Nguyễn Thái Bình đã bị gí súng vào lưng để bắn đến chết dù anh đã bị khống chế nằm xấp xuống sàn phía đuôi máy bay.
Sau vụ việc, có nhiều yêu cầu điều tra kỹ lưỡng về việc bắn chết Nguyễn Thái Bình, nhưng việc điều tra bị người đứng đầu Phủ thủ tướng Việt Nam Cộng hòa là Trần Thiện Khiêm yêu cầu ngừng lại. Ngay sau khi giết hại Nguyễn Thái Bình, viên cảnh sát Mills trở về nước ngay mà không tiếp tục kế hoạch làm việc tại Sài Gòn. Điều này đặt ra nghi vấn: tại sao phía Mỹ phải khẩn cấp rút nhân viên mình khỏi Việt Nam?[16]
Ngày 4 tháng 7 năm 1972, hay tin Nguyễn Thái Bình bị sát hại, các bạn học của anh đã tưởng niệm anh tại Đại học Washington.[7] Một số tổ chức sinh viên Việt kiều cũng tổ chức các cuộc tưởng niệm anh. Hội sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã họp báo tại San Francisco công bố hai lá thư ngỏ của anh gửi cho Tổng thống Mỹ Nixon và gửi cho nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới. Dưới áp lực của những người yêu chuộng hòa bình, chính phủ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải trả tự do cho gia đình anh những ngày sau đó.
Tại Mỹ, 20 năm sau ngày Nguyễn Thái Bình bị bắn chết, các bạn học của anh tại Đại học Washington vẫn họp mặt và tổ chức một buổi lễ tưởng niệm anh.[17]
Hiện nay tại Việt Nam, Nguyễn Thái Bình được truyền thông nhà nước coi như một hình tượng đấu tranh chống Mỹ. Có một số trường được đặt tên theo Nguyễn Thái Bình và một quỹ học bổng dành cho học sinh nghèo học giỏi ở Việt Nam cũng được đặt tên theo anh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên anh được đặt cho phường Nguyễn Thái Bình (Quận 1) cũng như những con đường tại Quận 1, quận Tân Bình và các trường THCS, THPT tại huyện Bình Chánh, quận Tân Bình.[5] Tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có con đường mang tên Nguyễn Thái Bình ở phường Nam Lý (nối đường Hoàng Việt với đường Võ Thị Sáu). Tại thành phố Hạ Long tên anh được đặt cho một phố tại phường Hồng Hà. Ngôi trường anh theo học thời tiểu học tại Cần Giuộc (Long An) nay mang tên anh - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình. Tại Cà Mau, có một trường trung học cơ sở mang tên anh - Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình, Tại Tp Pleiku có đường mang tên Nguyễn Thái Bình ở Phường Ia Kring (Gia Cờ ring).
Ngày 30 tháng 4 năm 2010, anh được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
|6=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=
và |title=
(trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày=
(trợ giúp)
|5=
(trợ giúp)