Nhà máy điện Yên Phụ

Nhà máy điện Yên Phụ trước năm 1954

Nhà máy điện Yên Phụ (hay Xưởng phát điện Yên Phụ[1]) là một nhà máy nhiệt điện từng tồn tại ở Hà Nội, hoạt động từ những năm đầu thập niên 1930 đến 1988.

Nhà máy có vị trí nằm ngay đầu phố Cửa Bắc, dưới chân đê Yên Phụ.[2][3] Trong quá khứ, nền đất công trình là một hồ ao bùn được người dân quen gọi với tên hồ Hàng Bún.[4] Hiện nay khu đất của nhà máy có địa chỉ tại số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1922, do nhà máy đèn Bờ Hồ lúc này không đủ cung ứng nhu cầu về sử dụng điện, Toàn quyền Đông Dương đã lên kế hoạch xây một nhà máy nhiệt điện mới trong thành phố.[2][6][7] Đến 1925, nhà máy điện Yên Phụ được chính quyền Pháp khởi công xây dựng.[2][8] Năm 1932, nhà máy hoàn thành đợt xây I, gồm san nền, đổ móng, lắp 4 lò hơi và đến cuối 1932[8] hoặc 1933[9] thì khánh thành. Năm 1933, người Pháp đưa tiếp 4 lò hơi khác vào sử dụng[2][4] và năm 1940 trang bị thêm cho công xưởng một bộ máy mới có công suất 7.500 KW.[8][10] Từ khi đi vào hoạt động cho tới trước 1960, nhà máy được coi là xưởng phát điện lớn nhất miền Bắc, có công suất vào năm 1949 là 22,5 MW,[2][11] đủ cung cấp điện cho toàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác.[2][12] Nhà máy đèn Bờ Hồ sau đó đã chuyển đổi thành phân xưởng quản lý và phân phối điện còn nhà máy Yên Phụ thì chịu trách nhiệm phát điện.[13]

Nhà máy đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Toàn quốc kháng chiến, là nơi đầu tiên phát ra hiệu lệnh tổng tiến công. Vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, xưởng phát điện Yên Phụ đã được chọn là nơi để đặt nổ mìn cắt điện nhằm báo hiệu trên toàn thành phố thời khắc bắt đầu cuộc chiến.[1][2] Trong suốt những năm Chiến tranh Đông Dương, nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động và gần như bảo toàn nguyên vẹn.[11] Năm 1949, hai lò hơi mới được bổ sung để tăng công suất.[2][14] Sau 1954, khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở về tiếp quản Hà Nội, xưởng máy được đầu tư thêm nguồn vốn và nguyên vật liệu để mở rộng quy mô hoạt động; nhà máy Yên Phụ lúc này có tổng cộng 12 lò và 4 máy tua bin,[4] đóng góp cho sự phát triển kinh tế của miền Bắc trong giai đoạn 5 năm lần 1 từ 1961 đến 1965.[2] Sự kiện Hồ Chí Minh đến thăm nhà máy cùng nhà máy đèn Bờ Hồ vào 21 tháng 12 năm 1954 về sau cũng đã trở thành ngày truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam.[15][16]

Tượng đài kỷ niệm ở hồ Trúc Bạch với dòng chữ "Ngày 29-10-1967, tại hồ Trúc Bạch quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống phi công John Sidney McCain – thiếu tá không quân thuộc lực lượng hải quân Hoa Kỳ đã lái chiếc máy bay A4 bị bắn rơi tại nhà máy điện Yên Phụ. Đây là một trong 10 chiếc máy bay bị bắn rơi cùng ngày"

Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, nhà máy là mục tiêu của nhiều cuộc đánh bom từ quân đội Mỹ. Năm 1967, căng thẳng leo thang dẫn đến Hoa Kỳ tổ chức đánh thẳng vào Hà Nội, trong đó nhà máy điện Yên Phụ được đặt làm mục tiêu trọng yếu.[2] Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1967, không lực Hoa Kỳ đã tổ chức 5 đợt tấn công vào nhà máy nhằm cắt nguồn cấp điện cho Hà Nội và các tỉnh lân cận, có những đợt làm phá hỏng nặng nề trang thiết bị khu xưởng.[14][17] Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lắp đặt hệ thống phòng thủ quanh nhà máy, cùng với việc phát khói làm mờ tầm nhìn của máy bay[18][19] để chống lại những đợt thả bom này,[20] duy trì nguồn cấp điện thành phố.[11] Những nhân viên cán bộ công tác ở xưởng điện cũng tích cực tham gia bảo vệ nhà máy điện khỏi các đợt phá bom.[1] Hàng chục máy bay cùng binh sĩ người Mỹ, trong đó có John McCain,[21][22] tấn công vào nhà máy đã bị phía quân đội Việt Nam và tự vệ nhà máy bắn rơi và bắt sống.[1][2]

Năm 1972, trong trận ném bom laser thuộc chiến dịch Linebacker II của Mỹ ngày 21 tháng 12, phần lớn nhà xưởng và cơ sở vật chất đã bị phá hủy, hư hỏng nặng.[1][14] Đến ngày 25[17][23] hoặc 27[1] cùng năm, các nhân viên trong nhà máy thành công khôi phục một số lò hơi và nhanh chóng đưa vào vận hành. Cho đến hết quý I năm 1973, nhà máy đã trở lại hoạt động bình thường và các thiết bị chính được đưa vào sản xuất.[1][24]

Năm 1984, xưởng phát điện được chuyển đổi thành xưởng phát bù.[2][14] Đến năm 1988, nhà máy điện Yên Phụ chính thức dừng hoạt động.[3] Vào năm 2005, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Tiếp quản Thủ đô Hà Nội, quận Ba Đình đã tổ chức buổi lễ gắn biển di tích cách mạng kháng chiến cho công trình.[2] Tính đến trước 2005, nhà máy vẫn còn tồn tại, tuy nhiên một thời gian sau thì đã bị phá dỡ.[2][25][26] Từ năm 2014, phần đất của nhà máy dùng làm trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), gồm hai tòa tháp đôi cao lần lượt 33 và 29 tầng.[2][3] Các di tích lịch sử về nhà máy vẫn được lưu giữ tại phòng truyền thống EVN cùng nhiều bảo tàng trong thành phố hiện nay.[1][5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Phúc Nguyên (4 tháng 12 năm 2016). “Nhà máy Điện Yên Phụ Ký ức "Dòng điện bất tử". Quốc phòng Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Minh Tâm (19 tháng 12 năm 2015). “Nhà máy điện Yên Phụ”. hanoi.gov.vn. Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ a b c Hoàng Hà (10 tháng 12 năm 2016). “Nhà máy điện Yên Phụ: Nơi phát tín hiệu tiến công”. Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ a b c Trần Nguyên (6 tháng 1 năm 2022). “Ký ức về Nhà máy điện Yên Phụ xa xưa”. Tạp chí Làng nghề Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ a b “Nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm ngành điện”. VnExpress. Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 22 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ Nhiều tác giả 2009, tr. 279.
  7. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 455.
  8. ^ a b c Vũ Đình Bông 1999, tr. 62.
  9. ^ Phạm Gia Đức 2002, tr. 730.
  10. ^ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 2006, tr. 31.
  11. ^ a b c Phạm Ngọc Tiến (2 tháng 7 năm 2017). “Chuyện nhà đèn”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ “Từ Nhà máy đèn Bờ Hồ đến Tổng công ty Ðiện lực TP Hà Nội”. m.icon.com.vn. Nhân Dân. 23 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  13. ^ Trần Hoàng (3 tháng 5 năm 2015). “Kiên cường "sáng đèn". Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ a b c d “Những di tích lịch sử ngành Điện - Phần 2”. Công đoàn Điện lực Việt Nam. 4 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ “Ngành Điện Việt Nam giai đoạn 1954 – 1974”. Công đoàn Điện lực Việt Nam. 4 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ “Thủa ban đầu (1892-1955)”. npc.com.vn. Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  17. ^ a b Nguyên Trang (7 tháng 12 năm 2022). “Kiên cường bám trụ sản xuất, duy trì dòng điện cho Thủ đô”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  18. ^ Lương Đoàn (11 tháng 1 năm 2018). “Dùng khói bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ”. Cựu chiến binh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  19. ^ Đài Tiếng nói Việt Nam 2000, tr. 394, 400.
  20. ^ Phòng khoa học quân sư Bộ lệnh Công binh 1990, tr. 210.
  21. ^ de Sola, David (26 tháng 10 năm 2007). “McCain's time as POW and senator marked in Hanoi”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  22. ^ Trần Duy Hiển (26 tháng 8 năm 2018). “Chiếc mũ phi công lưu lạc ¼ thế kỷ tại Việt Nam của Thượng nghị sỹ John McCain”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  23. ^ Vũ Lệ Thủy (13 tháng 12 năm 2012). “Kiên cường dòng sáng "nhà đèn" Yên Phụ”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  24. ^ “Nhà máy Điện Yên Phụ thời chống Mỹ: Nhớ những tấm gương quyết tử cho dòng điện”. Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tạp chí Điện lực. 8 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  25. ^ Nguyễn Thị Huệ (16 tháng 10 năm 2022). “Di sản công nghiệp - nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa cho thành phố Hà Nội”. Tạp chí Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  26. ^ An Vinh (16 tháng 4 năm 2022). “Có thể gìn giữ lịch sử bằng nhiều cách”. Lao động và Công đoàn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino là DPS hệ hỏa, với các cơ chế liên quan tới Khế ước sinh mệnh, đi được cả mono hỏa lẫn bốc hơi, nhưng có thể sẽ gặp vấn đề về sinh tồn.
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Download Saya no Uta Việt hóa
Download Saya no Uta Việt hóa
Trong thời gian sống tại bệnh viện, Fuminori đã gặp 1 cô gái xinh đẹp tên Saya