Nhóm ngôn ngữ Boro–Garo
| |
---|---|
Phân bố địa lý | Đông Bắc Ấn Độ, Bangladesh |
Phân loại ngôn ngữ học | Hán-Tạng |
Ngữ ngành con | |
Glottolog: | bodo1279[2] |
Nhóm ngôn ngữ Boro–Garo là một nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, nói chủ yếu ở Đông Bắc Ấn Độ và Bangladesh.
Nhóm Boro–Garo chia làm bốn nhóm con: Boro, Garo, Koch, Deori. Trong lịch sử, các ngôn ngữ Boro–Garo từng có mặt khắp thung lũng Brahmaputra cũng như nơi ngày nay là miền bắc Bangladesh.[3] Có khả năng ngôn ngữ Boro-Garo từng là lingua franca của thung lũng Brahmaputra trước khi bị tiếng Assam lấn át.
Các ngôn ngữ Boro–Garo là:
Tiếng Hajong cổ có lẽ là một ngôn ngữ Bodo–Garo.
Tên LSI | Tên ngày nay: |
---|---|
Bodo | Boro |
Lalung | Tiwa |
Dimasa | Dimasa |
Garo | Garo |
Rabha | Rabha |
Tipura | Kokborok |
Chutiya | Deori |
Moran | Moran (tử ngữ) |
Tiếng Boro là ngôn ngữ đồng chính thức của bang Assam (cùng tiếng Assam và tiếng Bengal). Kokborok (tiếng Tripura) là ngôn ngữ đồng chính thức của bang Tripura (cùng với tiếng Anh và tiếng Bengal). Tiếng Garo là ngôn ngữ đồng chính thức của Meghalaya (cùng với tiếng Khasi). Tiếng Megam nhận ảnh hưởng từ các ngôn ngữ Khasi, còn tiếng Deori-Chutia chịu ảnh hưởng của tiếng Mishmi Idu
Ngôn ngữ trong nhóm này có thứ tự từ chủ-tân-động (SOV). Trong khi nói, trật tự có thể thay đổi, nhưng sự phân biệt danh–đối luôn được thể hiện bằng tiểu từ đặt sau danh-đại từ. Ngôn ngữ này cũng gắn loại từ vào trước số từ bổ nghĩa cho danh từ. Thì, thể, thức được thể hiện bằng hậu tố động từ.[4]
Mối quan hệ giữa nhóm Boro–Garo với nhóm Konyak và Jingphaw gợi nên ý kiến rằng ngôn ngữ Boro-Garo nguyên thủy đến Assam từ nơi nào đó về phía đông bắc.[5] Còn có đề xuất rằng ngôn ngữ Boro-Garo nguyên thủy từng là lingua franca của nhiều cộng đồng ngôn ngữ khác nhau, một bộ phận trong số đó đều lấy nó làm bản ngữ,[6] rồi dần được creole hoá.[7]
Joseph & Burling (2006:1-2) chia nhóm Boro–Garo ra làm bốn phân nhóm (ở trên). Wood (2008:6) cũng chấp nhận phân loại này.
Jacquesson (2017:112)[3] phân loại nhóm Bodo-Garo như sau. Có ba nhánh được công nhận (Tây, Trung, Đông). Nhánh Koch và Garo gộp chung thành Bodo-Garo Tây.
Jacquesson (2017)[3] tin rằng nhóm Boro–Garo đến từ phía đông nam, ghi nhận thêm nét tương đồng với nhóm ngôn ngữ Zeme và Kuki-Chin.
Joseph and Burling (2006) và Wood (2008) đã phục dựng ngôn ngữ Bodo–Garo nguyên thủy