"OK Boomer" là một câu khẩu hiệu và meme đã trở nên phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ phương Tây trong suốt năm 2019, được sử dụng để loại bỏ hoặc chế giễu thái độ của thế hệ "boomer" (những người sinh vào khoảng thời gian từ 1946 đến 1964. Cụm từ đầu tiên đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong một video TikTok năm 2019 để đáp lại một người đàn ông lớn tuổi, mặc dù cụm từ này đã được đặt ra nhiều năm trước đó. Cụm từ này bị một số người coi như là sự phân biệt về tuổi tác. Nó đã được sử dụng trong một loạt các bối cảnh bao gồm bởi Chlöe Swarbrick, một thành viên của Quốc hội New Zealand để đáp lại lời chất vấn từ một thành viên khác. Cụm từ này cũng đã được sử dụng trong thương mại để bán hàng hóa và đã có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu có liên quan tới cụm từ này.
Cụm từ "OK Boomer" trở nên phổ biến từ việc video trên TikTok của một người đàn ông lớn tuổi không rõ danh tính tuyên bố rằng những "millennials" (những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 1996) và nhóm thế hệ Z (những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1996 trở đi) mắc hội chứng Peter Pan, "chúng không bao giờ muốn lớn lên; chúng nghĩ rằng những lý tưởng mà chúng có trong tuổi trẻ bằng cách nào đó sẽ trưởng thành lên, sẽ lớn lên. Video lấy cảm hứng từ cụm từ "OK Boomer" như một sự trả thù và gạt bỏ những lý tưởng của các thế hệ trong quá khứ.[1]
Ví dụ được ghi lại đầu tiên của cụm từ "OK Boomer" đã xuất hiện trong một bình luận ở trên mạng xã hội Reddit vào ngày 29 tháng 1 năm 2009,[2] 10 năm trước khi nó được sử dụng rộng rãi.
Xét về khoảng thời gian gần đây thì thuật ngữ này đã được sử dụng từ năm 2015 trên mạng xã hội 4chan[3] nhưng mới thực sự trở nên phổ biến từ tháng 1 năm 2019.[4] Thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trên phương tiện truyền thông vào đầu tháng 11 năm 2019 khi các bài viết về cụm từ được xuất bản.
Cụm từ "OK Boomer" được sử dụng để loại bỏ, phủ nhận, chế nhạo nhận thức hẹp hòi, lỗi thời hay đánh giá tiêu cực, hạ thấp những người lớn tuổi, đặc biệt là những "boomer" (những người sinh vào khoảng thời gian từ 1946 đến 1964). Thuật ngữ này đã được sử dụng như một lời đối đáp cho những suy nghĩ chống lại sự thay đổi công nghệ hay phủ nhận biến đổi khí hậu, trái với lý tưởng, suy nghĩ của nhóm thế hệ trẻ.[5][6][7]
Tính đến tháng 12 năm 2019[cập nhật], các video được gắn thẻ #OkBoomer trên TikTok đã đạt gần 2 tỷ lượt xem.[8]
Một số nhà bình luận đã coi cụm từ này như là một sự phân biệt tuổi tác. Người dẫn chương trình phát thanh Bob Lonsberry đã đẩy vấn đề đi xa bằng việc gắn nhãn từ "boomer" là "n-word của sự miệt thị tuổi tác" trên một bài đăng ở mạng xã hội Twitter. Việc này đã gây nên tranh cãi và bài đăng này đã bị xóa không lâu sau đó.[9] Stephen Colbert đã đề cập đến sự so sánh trong phân đoạn "Trong khi đó..." trên chương trình TV The Late Show, nói rằng "rõ ràng người này cần chơi trò chơi mới nóng hổi: "Đây có phải là một từ miệt thị mới không?" Không, không phải đâu, cảm ơn vì đã chơi."[10] Nhà báo Francine Prose của tờ báo The Guardian cho thấy cụm từ này phản ánh sự chấp nhận văn hóa chung về sự phân biệt đối xử với những người cao tuổi.[11] Cũng viết cho tờ The Guardian, Bhaskar Sunkara đã chỉ trích meme này vào tháng 11 năm 2019, nói rằng các thành viên của thế hệ boomer "cần sự đoàn kết" vì "nhiều công nhân lớn tuổi và người về hưu đang đấu tranh để sống sót", vì "một nửa số dân của nước Mỹ gần 65 tuổi có số tiền tiết kiệm dưới 25.000 đô la".[12] Trong một cuộc phỏng vấn, nhà điều hành của tổ chức AARP Myrna Blyth đã nói với trang Axios rằng: "OK, lũ trẻ tuổi kia. Nhưng ta là những người thực sự có tiền."[13] Một số chính trị gia Pháp cũng đã chỉ trích cụm từ đó dựa trên sự phân biệt tuổi tác, với nghị sĩ Audrey Dufeu Schubert coi đó là một từ ngữ xúc phạm tuổi tác trong một báo cáo đặc biệt về việc "thành công trong việc thu hẹp lại khoảng cách thế hệ và chống lại sự phân biệt tuổi tác".[14]
Những phản ứng khác thì thường nghiêng về hướng tích cực hơn.[15] Cụm từ đó, theo India Ross của tờ báo Financial Times, "đã trở thành biểu tượng cho một sự rạn nứt văn hóa giữa các thế hệ" với những lời chống lại cụm từ này từ phía thế hệ boomer có lẽ chỉ làm tăng thêm sức mạnh và mức độ sử dụng của nó mà thôi.[16] Clémence Michallon của tờ báo Độc lập hoan nghênh cụm từ này là "đúng mức độ bác bỏ" trong khi cũng cảnh báo chống lại việc lạm dụng quá mức nó.[17] Miyo McGinn trên tạp chí Grist hoan nghênh thuật ngữ này, "Không thể phủ nhận rằng niềm vui này bắt nguồn từ sự phẫn nộ chính đáng cũng như từ một sự giải trí đơn giản - hai từ này như hết sức thi vị sau rất nhiều năm nghe những người thế hệ trước của tôi đổ lỗi cho việc làm sụp đổ mọi thứ từ các chuỗi nhà hàng đến các cửa hàng bách hóa."[18] Một số người đã nhận xét rằng thuật ngữ này nên được coi là một thuật ngữ tốc ký hơn là một nhóm tuổi cụ thể.[19]
Đầu tháng 11 năm 2019, nghị sĩ New Zealand Chlöe Swarbrick, trong khi có bài phát biểu ủng hộ dự luật biến đổi khí hậu tại Quốc hội, đã nhanh chóng trả lời bằng cụm từ "OK Boomer" sau khi ông Todd Muller[20] không tin vào tuyên bố của bà rằng tuổi trung bình của quốc hội là 49 tuổi.[21][22] Cô ấy viết trong một bài báo trên tờ báo The Guardian: "Câu "OK Boomer" của tôi trong quốc hội tượng trưng cho sự cạn kiệt của nhiều thế hệ".[23] Swarbrick đã bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông xã hội vì việc lan truyền, thúc đẩy sự phân biệt tuổi tác, kể cả nghị sĩ Christopher Bishop cũng đã lên tiếng vì điều này.[24]
"OK Boomer" là một bài hát được viết và sáng tác bởi một sinh viên đại học 20 tuổi có tên Johnathan Williams, nó đã được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter vào tháng 7 năm 2019. Bài hát có lời cắt và tiếng hét "OK Boomer" liên tục để đáp lại. Peter Kuli 19 tuổi, đã remix lại bài hát này và đăng tải lên trang chia sẻ nhạc SoundCloud và sau đó trên TikTok, làm cho meme này nổi lên thêm nữa, và rồi bài hát này được ví như một bài quốc ca.[6][25]
Trong giờ nghỉ giải lao của trận bóng đá Mỹ Harvard-Yale diễn ra vào ngày 23 tháng 11 năm 2019, những người biểu tình sự biến đổi khí hậu đã làm gián đoạn trò chơi bằng cách vội vã ra sân và ở lại ngay cả khi họ được yêu cầu rời đi, thay vào đó họ hô vang cụm từ "OK Boomer".[26]
Bản riposte đã được trao tặng danh hiệu "Từ của năm 2019" tại New Zealand[27] và tại Hà Lan bởi nhà xuất bản từ điển Hà Lan Van Dale.[28] Cụm từ này đã được đề cử cho danh hiệu cùng tên ở Thụy Sĩ và đã xếp vị trí thứ hai.[29]
Cụm từ "OK Boomer" cũng được giới thiệu trong Danh sách từ Banished được phát hành hàng năm.[30]
Một chiếc áo hoodie được thiết kế bởi một sinh viên mĩ thuật người Mỹ có in cụm từ, theo sau cụm từ đó là dòng chữ "Have a terrible day" (Chúc những người một ngày tồi tệ), đã có doanh thu hơn 25.000 đô la Mỹ tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2019.[31]
Nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu đã được đăng ký, bao gồm một đơn từ Fox Media, với mục đích ra mắt "một loạt phim truyền hình diễn ra với sự cạnh tranh thực tế, hài kịch và chương trình trò chơi."[32]
|accessdate=
và |access-date=
(trợ giúp)