Ogata Sadako

Ogata Sadako
Chức vụ
Nhiệm kỳ1991 – 2001
Tiền nhiệmThorvald Stoltenberg
Kế nhiệmRuud Lubbers
Thông tin chung
Sinh16 tháng 9, 1927 (96 tuổi)
Tokyo, Nhật Bản
Mất22 tháng 10, 2019(2019-10-22) (92 tuổi)
Ogata Sadako tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2008

Ogata Sadako (緒方 貞子 Ogata Sadako?, Tự Phương Trinh Tử), (sinh ngày 16/9/1927 - mất ngày 22/10/2019[1]), là một học giả và nhà quản lý người Nhật. Bà đã làm Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn từ năm 1991 tới năm 2001 và được bổ nhiệm làm chủ tịch JICA ngày 1/10/2003 tới nay.

Mẹ của bà là cháu của Inukai Tsuyoshi và chịu ảnh hưởng lập trường chính trị tự do của ông. Bà sinh tại Tokyo, theo học trường Catlin Gabel năm 1946, và tốt nghiệp Đại học Nữ Seishin, sau đó bà học Đại học Georgetown và trường Edmund A. Walsh School of Foreign Service của Đại học này và đậu bằng tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học California tại Berkeley năm 1963. Bà từng dạy môn chính trị quốc tế ở Đại học Sophia của Nhật Bản.

Năm 1994, bà được tặng thưởng Giải vì Tự do (Prize For Freedom) của Liên đoàn Quốc tế Tự do (Liberal International). Ngày 4/7/1995, Ogata trở thành phụ nữ đầu tiên được thưởng Huy chương Tự do Philadelphia về các nỗ lực của bà trong cương vị Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Năm 1995, bà được trao Giải thưởng Tự do của "Ủy ban Cứu trợ quốc tế". Năm 2001, bà được trao Giải Indira Gandhi. Năm 2002, Ogata được trao Giải Fulbright vì sự Thông cảm quốc tế (Fulbright Prize for International Understanding). Năm 2005, bà nhận Giải Công dân thế giới (World Citizenship Award) của Hội Nữ Hướng đạo Thế giới.

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Nếu chúng ta không thèm biết đến cảnh ngộ của các người tỵ nạn hoặc gánh nặng của những nước đã tiếp nhận họ, thì tôi e rằng chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho việc mất mát sinh mạng trong tình trạng bạo lực tái diễn. Các điều kiện phải được thiết lập khẩn cấp để cho phép các người tỵ nạn trở lại sinh sống trong hòa bình và khoan dung tại nước của chính họ".

(Diễn văn đọc trong buổi lễ nhận Huy chương Tự do Philadelphia) ngày 4/7/1995[2]

Danh mục sách[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tác phẩm gần đây của Sadako Ogata:

  • Refugees, A Multilateral Response to Humanitarian Crises, Elberg Lecture delivered at the University of California, Berkeley, UNHCR, 1992
  • The Movement of People, RSA Journal Volume V, 140 (5432)
  • The Royal Society for the encouragement of Arts, Manufactures and Commerce, 1992
  • Towards a European Immigration, The Philip Morris Institute for Public Policy Research, Brussels, 1993
  • Refugees in Asia: From Exodus to Solutions: Charles Rostov lecture delivered at the Johns Hopkins University, Washington D.C., 1995
  • Towards Healing the Wounds: Conflict-Torn States and the Return of Refugees
  • The United Nations: in The Next Fifty Years, International Relations Institute, Korean University, 1996.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ NEWS, KYODO. “Sadako Ogata, ex-U.N. high commissioner for refugees, dies at 92”. Kyodo News+. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Ogata Sadako phát biểu (1995) - Huân chương Tự do - Trung tâm Hiến pháp quốc gia

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Nhiều bạn mấy ngày qua cũng đã nói về chuyện này, nhân vật Kuma có nhiều điểm giống với nhân vật John Coffey trong bộ phim Green Mile.
Hướng dẫn tìm Pokémon Shiny bản D/P/Pt
Hướng dẫn tìm Pokémon Shiny bản D/P/Pt
Với chúng ta, là những fan pokemon khi bắt gặp 1 chú shiny pokemon thì thật vô cùng sung sướng
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng