Omid

Omid
Omid được phóng đi từ tỉnh Semnan của Iran
Tổ chứcCơ quan Vũ trụ Iran
Kiểu nhiệm vụViễn thông
Ngày phóngngày 2 tháng 2 năm 2009
Tên lửa đẩySafir
NSSDC ID2009-004A

Omid (tiếng Ba Tư: امید‎, nghĩa là "Hy vọng")[1]vệ tinh đầu tiên do Iran chế tạo[2]. Vào thứ Ba, ngày 3 tháng 2 năm 2009, Iran thông báo đã thành công trong việc đưa vệ tinh Omid vào quỹ đạo. Đây là một bước đáng kể trong một chương trình không gian đầy tham vọng đã gây lo ngại cho nhiều nhà quan sát quốc tế. Sự kiện này đã gây bất an cho Israel và các quốc gia phương Tây kể cả Hoa Kỳ. Vệ tinh được Iran chế tạo trong nước. Theo lệnh của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, vệ tinh được phóng lên quỹ đạo đêm Thứ Hai ngày 2 tháng 2 năm 2009. Đài truyền hình của chính phủ Iran đã cho chiếu đoạn phim phóng hỏa tiễn vào ban đêm tại một địa điểm không được tiết lộ ở Iran.

Tham vọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lâu Iran đã nhắm tới việc phát triển một chương trình không gian, gây bất an cho một số các nhà lãnh đạo thế giới vốn đã lo ngại về các chương trình hạt nhântên lửa đạn đạo của Iran. Một trong những lo ngại gắn liền với chương trình không gian đang manh nha của Iran là kỹ thuật được sử dụng để đặt các vệ tinh vào không gian cũng có thể được sử dụng để chở các đầu đạn[3].

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một viên chức quốc phòng cao cấp của Hoa Kỳ ở Washington DC nói quân đội Hoa Kỳ đã phát hiện vụ phóng một hỏa tiễn vào không gian. Nhưng không có lời xác nhận liệu hỏa tiễn có mang một vệ tinh hay không[4].

Tại Jerusalem, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Israel, ông Zvi Kaplan, nói các báo cáo sơ bộ cho thấy rằng một vệ tinh đã được phóng đi. "Từ những gì mà tôi đã tìm hiểu, đó là sự thật", ông nói. "Chúng tôi không ngạc nhiên bởi vì vào thời đại thông tin và kỹ thuật ngày nay, và với các khoa học gia Iran học hành tại ngoại quốc, họ có thể thu được kiến thức để làm điều đó."

Quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông báo về vụ phóng vệ tinh Omid diễn ra giữa những buổi lễ đánh dấu lần thứ 30 cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 đã lật đổ quốc vương được Hoa Kỳ ủng hộ và đưa các giáo sĩ có chủ trương cứng rắn lên cầm quyền.

Vào Thứ Ba ngày 3 tháng 2 năm 2009, ông Ahmadinejad nói vệ tinh, có các khả năng viễn thông, đã đạt tới quỹ đạo của nó và đã liên lạc với các trạm trên mặt đất, mặc dù tất cả các chức năng của nó chưa bắt đầu hoạt động. Vệ tinh sẽ bay quanh Trái Đất ở cao độ từ 248 đến 400 km. Vệ tinh được thiết kế để bay quanh Trái Đất 15 lần trong thời gian 24 giờ và gửi các báo cáo tới trung tâm vũ trụ Iran. Nó có hai dải tần số và tám ăng ten để truyền các dữ liệu[5].

Ông Ahmadinejad nói Iran đã đạt tới khả năng phóng vệ tinh vào quỹ đạo và bây giờ sẽ tìm cách gia tăng khả năng của các hỏa tiễn mang vệ tinh để có thể chở nặng hơn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Iran phóng Tên lửa thăm dò đầu tiên”. ngày 4 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ Fredrik Dahl và Edmund Blair (ngày 3 tháng 2 năm 2009). “Iran phóng vệ tinh tự tạo đầu tiên”. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2009.
  3. ^ “DEBKAfile, Political Analysis, Espionage, Terrorism, Security”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2009. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ “Iran sends first home”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ www.heavens-above.com

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Cùng tìm hiểu về bảng xếp hạng trang bị trong thế giới slime
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.