PTRD-41

PTRD-41
Những người lính Liên Xô sử dụng PTRD-41 bảo vệ Moskva vào năm 1942
LoạiSúng trường chống tăng
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1941-thập niên 1960 (Liên Xô)
Sử dụng bởiXem Users
TrậnChiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh Việt Nam[1]
Nội chiến Syria
Chiến tranh Nga-Ukraina[2][3][4][5]
Lược sử chế tạo
Người thiết kếVasily Alekseyevich Degtyaryov
Năm thiết kế1941
Nhà sản xuấtNhà máy Degtyaryov
Giai đoạn sản xuất1941-1945
Số lượng chế tạoKhoảng 450.000[6]
Thông số
Khối lượng17,3 kg (38,1 lbs)
Chiều dài2020 mm (79,5 in)
Độ dài nòng1.350 mm (53 in)
Kíp chiến đấu2

Đạn14,5×114mm (B-32, BS-41[7])
Cơ cấu hoạt độngBolt-action
Tốc độ bắnBắn phát một, phụ thuộc vào người dùng
Sơ tốc đầu nòng1.012 m/s (3.320 ft/s)
Tầm bắn hiệu quả300 m (đối với mục tiêu nhân sự, độ lệch của đạn trên 300 mét là 0,36 m[7])
Tầm bắn xa nhất1,000 m[7] (chủ yếu với ống ngắm)
Chế độ nạpBắn phát một, không có băng đạn
Ngắm bắnThước ngắm

PTRD-41 (ПТРД-41 - ПротивоТанковое Ружье Дегтярева образет 1941 года - Súng trường chống tăng của Degtyaryov kiểu năm 1941) là súng trường chống tăng được Hồng quân Liên Xô chế tạo và trang bị từ đầu năm 1941, trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lược sử thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Người lính Nga - sử dụng súng trường chống tăng

Sau Cuộc tấn công Ba Lan tháng 9 năm 1939, Liên Xô nhận ra tính cấp thiết trong việc trang bị vũ khí chống tăng cho bộ binh. Lợi thế chống tăng của bộ binh Ba LanĐức Quốc xã so với phía Liên Xô đến từ những khẩu súng trường chống tăng Wz. 35PzB 38. Họ bắt đầu tiến hành hàng loạt thử nghiệm đạn xuyên chống tăng chuyên dụng dành cho súng bộ binh. Cuối cùng, đạn xuyên 14.5x114mm được chọn. Trước đó, các mẫu súng trường chống tăng đang được tiến hành nghiên cứu thiết kế. Đến cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1941, tình hình trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Liên Xô hoàn thành quá trình nghiên cứu thiết kế và đưa vào sản xuất hàng loạt hai loại súng trường chống tăng PTRD-41 của Vasily Alekseyevich Degtyaryov (1880 - 1949) và PTRS-41 của Sergei Gavrilovich Simonov (1894 - 1986) trong năm đó.

Lược sử tham chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

PTRD-41 cùng người anh em song sinh PTRS-41 tham gia cuộc Chiến tranh Vệ quốc và giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai trong tay Hồng quân Liên Xô, Ba Lan, Phần Lan,... sau đó do thiết giáp phát triển quá nhanh, giáp xe trở nên ngày càng dày làm súng trường chống tăng trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, súng vẫn được sử dụng làm vũ khí chống tăng bổ trợ và hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh, đôi khi là súng bắn tỉa cho đến khi kết thúc chiến tranh.

Mặc dù cơ cấu máy nạp bắn từng viên của súng dẫn tới tốc độ bắn chậm, đã có tới 160.000 khẩu được chế tạo trong giai đoạn 1941 - 1942. Thậm chí số lượng này còn nhiều hơn gấp gần 2,5 lần súng PTRS-41 bán tự động ưu việt hơn. Bởi vì súng có thiết kế đơn giản và giá rẻ hơn nhiều so với PTRS-41 trích khí xung bán tự động, dẫn tới dễ dàng sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều, nhất là trong thời điểm cấp thiết.

Sau Thế chiến, súng bị súng phóng lựu chống tăng RPG-2 thay thế. Một số lượng lớn súng được viện trợ cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung QuốcQuân đội Nhân dân Triều Tiên, xuất hiện trong Nội chiến Trung QuốcChiến tranh Triều Tiên, khi hai đội quân này thiếu thốn vũ khí chống tăng bộ binh trầm trọng.

Cơ chế hoạt động, tính năng kĩ chiến thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

PTRD-41 là súng trường chống tăng nạp bắn đạn từng viên thủ công, bắn đạn xuyên 14.5x114mm. Khóa nòng then xoay thông thường với hai tai khóa ở phía trước.

Một đặc điểm ưu việt trong thiết kế của PTRD-41 là nòng lùi tự do giảm sức giật kết hợp cơ chế tự động hất vỏ đạn: Nòng trượt về phía sau trong quá trình giật phản hồi, ép lò xo nằm bên trong ống báng. Thời điểm nòng lùi hết, tay xoay khóa nòng đập vào tấm cam nằm ở bên phải ống báng. Tấm cam này buộc tay xoay khóa nòng xoay lên và làm khóa nòng mở. Nòng súng bị lò xo đẩy trượt về vị trí trước khi bắn và khóa nòng khá nặng tiếp tục lao về sau theo quán tính của chính nó, mở cửa buồng đạn. Vỏ đạn bị giữ trên bịt đáy nòng trượt qua lẫy hất bị bật ra ngoài. Quá trình tự động mở khóa nòng hất vỏ đạn kết thúc, xạ thủ đã phải tự lắp viên đạn tiếp theo và đóng khóa nòng thủ công.

Nòng lùi tự do kết hợp cơ cấu tự động mở khóa nòng hất vỏ đạn cũng xuất hiện trước đó trên súng trường chống tăng Pz.B.38 của Đức, nhưng súng này không có cơ cấu đẩy về như PTRD-41.

Để giảm sức giật hơn nữa, nòng súng có bộ phận tản giật như của PTRS-41, nhưng đơn giản hơn nhiều, và báng súng có đệm đế báng.

PTRD-41 cũng như các Súng trường chống tăng khác, chỉ thích hợp để đối kháng trực diện với những loại xe tăng hạng nhẹ giáp mỏng vào đầu Thế chiến như Panzer IPanzer II. Càng về sau thì giáp xe tăng càng dày hơn, nên PTRD-41 ngày càng bị giảm tác dụng. Một số xe tăng hạng nhẹ như T-70/80/90 của Liên Xô cũng đã có giáp dày hơn so với khả năng xuyên của đạn 14.5x114mm.

Dù vậy, đạn 14.5x114mm đủ sức đương đầu với xe tăng Đức ở các hướng khác như hai bên và phía sau. Xe tăng Đức có giáp hông xe mỏng hơn khả năng xuyên của đạn như Panzer III: 13 – 20 mm, IIIIV: 30 mm. Càng ngày xạ thủ càng phải tiến tới gần mục tiêu hơn nếu muốn đảm bảo xạ kích đạt hiệu quả. Đối với xe tăng hạng nặng Panzer V Panther (lần đầu xuất hiện vào giữa năm 1943), giáp hông của nó đã là 40 – 50 mm, xạ thủ cần phải tiếp cận hông xe ít nhất tới khoảng cách 100 m và phải bắn ở góc vuông để hy vọng viên đạn có thể xuyên được hông xe.

Khả năng xuyên trên lý thuyết với đạn BS-41 của PTRD-41 cũng tương đương với PTRS-41. Có thể tham khảo bảng dưới đây:

PTRS-41, bắn đạn BS-41, sơ tốc 1.012 m/s[8][9]
Cự li X Góc chạm X Khả năng xuyên
100 m 90 độ 40 mm
100 m 60 độ 30 mm
300 m 60 độ 27.5 mm
500 m 60 độ 25 mm

Súng có giá hai chân gập mở được để tăng độ ổn định khi bắn, và tay xách gắn trực tiếp vào nòng như PTRS-41.

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “WWII German weapons during the Vietnam War”. wordpress.com. 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017./
  2. ^ “- YouTube”. YouTube.
  3. ^ “PTRD in Ukraine”. 5 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “PTRS-41 and PTRD-41 rifles in action at the conflict in Ukraine”. 13 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ Sneider, Noah (24 tháng 7 năm 2014). “Huddling with Ukrainian Rebels in a Bunker on the Front Lines”. The New Republic.
  6. ^ Dunn, Walter S. Jr. (1995). The Soviet economy and the Red Army, 1930-1945 . Westport, Conn.: Greenwood. tr. 103. ISBN 9780275948931.
  7. ^ a b c Manual on Small Arms (NSD-42) Military Publishing House Moscow 1942
  8. ^ Arma Fennica 2
  9. ^ Small Arms, Artillery and Special Weapons of the Third Reich

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Speed L là một chuỗi cửa hàng tiện lợi của siêu thị Lotte Mart – Hàn Quốc đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lotte Mart cho ra mắt cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại tòa nhà Pico Cộng Hòa, với các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Hôm nay mình sẽ bàn về những mối liên hệ mật thiết giữa AoT và Thần Thoại Bắc Âu nhé, vì hình tượng các Titan cũng như thế giới của nó là cảm hứng lấy từ Thần Thoại Bắc Âu
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Bạn có thể nhắn tin với rất nhiều người trên mạng xã hội nhưng với những người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè lại trên thực tế lại nhận được rất ít những sự thấu hiểu thực sự của bạn
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Để cân đo đong đếm ra 1 char 5* dps mà hệ hỏa thì yoi có thua thiệt