AVS-36

AVS-36
Một khẩu AVS-36
LoạiSúng trường chiến đấu
Súng trường bắn tỉa
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1936 – 1941
Sử dụng bởi
  •  Liên Xô
  •  Belarus
  •  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  •  Lào
  •  Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
  •  Việt Nam
  • TrậnChiến tranh biên giới Xô-Nhật
    Thế chiến thứ hai
    Chiến tranh Liên Xô–Phần Lan (1939–1940)
    Chiến tranh Đông Dương
    Chiến tranh Việt Nam
    Lược sử chế tạo
    Người thiết kếSergei Simonov
    Năm thiết kế1936
    Số lượng chế tạo35,000 – 65,500 khẩu [1]
    Thông số
    Khối lượng4,3 kg (9,5 lb)
    Chiều dài1,23 m (48,4 in)
    Độ dài nòng612 mm (24 in)

    Đạn7,62×54mmR
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén
    Tốc độ bắn800 viên/phút
    Sơ tốc đầu nòng840 m/s (2,756 ft/s)
    Tầm bắn hiệu quả600 m
    Chế độ nạpHộp tiếp đạn 15 viên
    Ngắm bắn1500 m

    AVS-36 (Avtomaticheskaya Vintovka Simonova 1936; tiếng Nga: Автоматическая винтовка Симонова образца 1936 года (АВС-36)) là một loại súng trường tự động của Liên Xô, được sử dụng trong những năm đầu của Thế chiến thứ hai. Đây là một trong những loại súng trường bộ binh có thể thấy đổi chế độ bắn đầu tiên (có khả năng bắn đơn lẻ và bắn hoàn toàn tự động) chính thức được đưa vào phục vụ quân đội.

    Lịch sử

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Nguồn gốc

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Sergei Simonov bắt đầu công việc của mình với một khẩu súng trường tự nạp đạn khi hoạt động vào năm 1930. Nguyên mẫu đầu tiên đã sẵn sàng vào năm 1931 và ba năm sau đó, một lô thử nghiệm của một thiết kế cải tiến đã được thực hiện. Năm 1935, một cuộc thi giữa thiết kế của Simonov và một khẩu súng trường do Fedor Tokarev chế tạo đã được tổ chức. Súng trường Simonov nổi lên như một người chiến thắng và được chấp nhận đưa vào sử dụng với tên gọi AVS-36. AVS-36 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu binh "Ngày tháng Năm" năm 1938 ở Moscow, khi nó được sử dụng bởi Sư đoàn súng trường số 1. Công chúng Hoa Kỳ biết đến nó khi nó được đưa tin vào tháng 8 năm 1942 của Tạp chí Bộ binh Hoa Kỳ, trong một bài báo của John Garrett Underhill Jr.

    Phục vụ

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Sau khi được đưa vào sử dụng, người ta nhanh chóng nhận ra rằng AVS không phải là một thiết kế ưng ý: cơ chế vận hành quá phức tạp, và vấn đề còn trở nên tồi tệ hơn do cấu tạo của súng khiến bụi bẩn lọt vào bên trong vũ khí. Thiết kế hãm giật ở đầu nòng tỏ ra khá thành công, tuy nhiên, lực giật mạnh vẫn khiến cho người dùng khó sử dụng khi bắn tự động. Việc sản xuất AVS-36 bị chấm dứt vào năm 1940 sau khi khoảng 34.000 khẩu được sản xuất, và một cuộc thi thiết kế mới đã được tổ chức để Simonov và Tokarev đệ trình các thiết kế cải tiến của họ.

    Năm 1938, SVT-38 của Tokarev được đưa vào phục vụ. Năm 1939, một cuộc tranh cãi chính trị đã nổ ra trong giới tinh hoa Liên Xô về việc thiết kế nào của Simonov hay của Tokarev ưu thế hơn. Súng trường của Simonov nhẹ hơn và chứa ít bộ phận hơn, trong khi súng trường của Tokarev được coi là bền hơn. Cuối cùng, Stalin đứng về phía Tokarev, người mà ông có mối quan hệ cá nhân tốt. Theo quyết định của Ủy ban Quốc phòng ngày 17 tháng 7 năm 1939, việc sản xuất hàng loạt tập trung vào SVT-38.

    Số liệu sản xuất chính thức của Liên Xô là: 106 khẩu được sản xuất vào năm 1934, 286 khẩu vào năm 1935, 10.280 khẩu được sản xuất vào năm 1937, 24.401 khẩu vào năm 1938, với tổng số ước tính là 65.800 khẩu AVS-36 được sản xuất cho đến khi ngừng sản xuất vào năm 1940.

    Trong Thế chiến thứ hai

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Súng lần đầu tiên được sử dụng trong Trận Khalkhin Gol, và sau đó là trong Chiến tranh Mùa đông, nhưng không hoạt động tốt, lý do là bảo trì không đúng cách. Khoảng 300 khẩu AVS-36 đã bị quân Phần Lan bắt giữ; một số được sử dụng lại. Sau khi một lượng lớn khẩu SVT-40 được phục vụ, những khẩu AVS-36 phần lớn đã bị rút khỏi biên chế.[cần dẫn nguồn] Tại Liên Xô, AVS-36 nhanh chóng bị loại khỏi biên chế và bị rút khỏi hoạt động vào năm 1941. Ngày nay, AVS-36 là một món hàng hiếm của các nhà sưu tập, hầu hết các khẩu súng trường còn tồn tại đều ở Phần Lan.

    Simonov sau đó đã thiết kế khẩu súng trường chống tăng PTRS-41 và súng carbine CKC, đơn giản và hiệu quả hơn.

    Thiết kế

    [sửa | sửa mã nguồn]

    AVS-36 là súng trường hoạt động bằng khí nén với hành trình piston ngắn. Piston hành trình ngắn đặt trên nòng (một trong những khẩu súng đầu tiên có thiết kế như vậy) và một khối đẩy về. Súng được khóa bằng một khối truợt đứng, nó nằm giữa đáy nòng súng và băng, định vị bởi thành vỏ súng. Thiết kế này làm vỏ máy và khóa nòng dài và nặng. Khối khóa nòng phức tạp, có khóa chống kẹt. Súng có chọn chế độ bắn ở sườn vỏ máy súng, có hai chế độ bắn phát một hoặc liên thanh. Đầu nòng được trang bị một bộ hãm giật lớn để giảm độ giật, ngoài ra có thể lắp lưỡi lê. Một số khẩu AVS-36 được chế tạo như súng bắn tỉa, được lắp kính ngắm quang học PE với độ phóng đại 4x. Kính ngắm được lắp vào sườn trái vỏ máy súng.

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]
    Chúng tôi bán
    Bài viết liên quan
    Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
    Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
    Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ
    Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
    Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
    Có một Ha Yi Chan 18 tuổi luôn rạng rỡ như ánh dương và quyết tâm “tỏa sáng thật rực rỡ một lần” bằng việc lập một ban nhạc thật ngầu
    Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
    Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
    Keisuke Baji (Phát âm là Baji Keisuke?) là một thành viên của Valhalla. Anh ấy cũng là thành viên sáng lập và là Đội trưởng Đội 1 (壱番隊 隊長, Ichiban-tai Taichō?) của Băng đảng Tokyo Manji.
    14 nguyên tắc trong định luật Murphy
    14 nguyên tắc trong định luật Murphy
    Bạn có bao giờ nghiệm thấy trong đời mình cứ hôm nào quên mang áo mưa là trời lại mưa; quên đem chìa khóa thì y rằng không ai ở nhà