Parvin Ardalan

Parvin Ardalan, sinh năm 1967 tại Tehran, là nhà văn, nhà báonhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng người Iran.[1] Bà đã được trao giải Olof Palme năm 2007 về nỗ lực đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa nam giớinữ giới ở Iran.[2]

Trong thập niên 1990 Ardalan, cùng với Noushin Ahmadi Khorasani, đã lập ra "Trung tâm văn hóa Phụ nữ" (Markaz-e Farhangi-ye Zanan), dùng làm trung tâm tạo ra dư luận, phân tích và chứng minh bằng tài liệu các vấn đề của phụ nữ ở Iran.[3] Từ năm 2005 tổ chức này đã xuất bản tạp chí online về nữ quyền đầu tiên ở Iran – tạp chí Zanestan – do Parvin Ardalan làm tổng biên tập. Tạp chí này đã đấu tranh bền bỉ chống kiểm duyệt báo chí và đề cập tới các vấn đề hôn nhân, mại dâm, giáo dục, bệnh AIDS, cũng như bạo lực đối với phụ nữ.

Ardalan cũng là một trong những người sáng lập đợt vận động One Million Signatures (Một triệu chữ ký),[4] nhằm thu thập một triệu chữ ký để đòi hỏi quyền bình đẳng của phụ nữ. Trong đợt vận động này, bà đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối và đã bị đàn áp dữ dội. Năm 2007, bà cùng với Noushin Ahmadi Khorasani, bị xử phạt 3 năm tù giam về tội được cho là "đe dọa nền an ninh quốc gia" và đấu tranh cho nữ quyền. Sau đó có thêm 4 nhà hoạt động nữ quyền nữa cũng bị xử phạt như vậy.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Olof Palme Prize 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ a b “Palme Prize to Iranian Women's Rights Activist”. Huliq.com. ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ Ullberg, Sara (ngày 8 tháng 3 năm 2008). “Palmepristagare stoppades på flyget”. Dagens Nyheter (bằng tiếng Thụy Điển). Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ “Change for Equality, Official site of One million signatures campaign”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu - 今天的她也是如此可爱. phần 4
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
[Review Sách] Quân Vương
[Review Sách] Quân Vương
Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Kyouka Uzen (羽う前ぜん 京きょう香か, Uzen Kyōka) là Đội trưởng Đội 7 của Quân đoàn Chống Quỷ và là nhân vật nữ chính của bộ truyện tranh Mato Seihei no Slave.