Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. |
Paul Hindemith | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 16 tháng 11, 1895 |
Nơi sinh | Hanau |
Rửa tội | |
Mất tích | |
Mất | |
Ngày mất | 28 tháng 12, 1963 |
Nơi mất | Frankfurt am Main |
Nguyên nhân | viêm tụy cấp |
An nghỉ | |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Đức, Tây Đức, Hoa Kỳ |
Tôn giáo | Giáo hội Luther |
Nghề nghiệp | nhà soạn nhạc cổ điển, nhạc trưởng, professor of music composition, nhà âm nhạc học, giáo viên âm nhạc, nhà lý luận âm nhạc, nghệ sĩ viola d'amore, giảng viên đại học, bè trưởng dàn dây, nghệ sĩ vĩ cầm, nghệ sĩ viola, nhà soạn nhạc kịch, giáo viên, nhà soạn nhạc |
Gia đình | |
Hôn nhân | Johanna Gertrud Hindemith |
Thầy giáo | Adolf Rebner, Arnold Mendelssohn, Bernhard Sekles |
Học sinh | Lukas Foss, Graham George, Norman Dello Joio, Mel Powell, Yehudi Wyner, Harold Shapero, Hans Otte, Ruth Schönthal, Leonard Sarason, George Roy Hill, Violet Archer, John Avison, Irwin Bazelon, Charles L. Bestor, Easley Blackwood, Jr., Martin Boykan, Wernher von Braun, Samuel Adler, Charles F. Bryan, Arnold Cooke, Emma Lou Diemer, Alvin Etler, Paul Fetler, Harald Genzmer, Olga Gorelli, Bernhard Heiden, Andrew Hill, Ulysses Kay, Heinrich Konietzny, Felicitas Kukuck, Mitch Leigh, Walter Leigh, Donald Loach, Willson Osborne, William P. Perry, Alejandro Planchart, Franz Reizenstein, John Donald Robb, Oskar Sala, Alan Shulman, Robert Strassburg, Josef Tal, Francis Thorne, Guillermo Graetzer |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Bút danh | Paul Merano |
Đào tạo | Nhạc viện Hoch |
Thể loại | opera, giao hưởng |
Nhạc cụ | phong cầm, viola, vĩ cầm |
Thành viên của | |
Tác phẩm | String Quartet No. 2, Symphony in B-flat for Band, Mathis der Maler, Konzertmusik, Op. 41 |
Giải thưởng | |
Website | |
https://www.hindemith.info | |
Paul Hindemith trên IMDb | |
Paul Hindemith (sinh 1895 tại Hanau – mất 1963 tại Frankfurt) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ đàn viola, nhà sư phạm, nhà lý thuyết âm nhạc người Mỹ gốc Đức. Ông là một trõng những nhà soạn nhạc lớn thời kỳ Hiện đại.
Paul Hindemith bắt đầu học nhạc vào năm 9 tuổi, năm 1904. Sau đó, Hindemith học nhạc tại Nhạc viện Hoch, Frankfurt với các thầy Arnold Mendelssohn và Bernhard Sekles. Từ năm 1915 trở đi, ông làm việc tại Nhà hát opera Frankfurt, đồng thời chơi violin và viola trong dàn tứ tấu Rebner. Từ năm 1922 đến năm 1929, nhà soạn nhạc người Đức tiếp tục chơi viola trong dàn nhạc tứ tấu Amar, một dàn tứ tấu chơi các tác phẩm hiện đại, đi biểu diễn khắp châu Âu. Năm 1927, Hindemith được mời giảng dạy sáng tác tại Trường Cao đẳng âm nhạc Berlin. Năm 1934 tác phẩm Họa sĩ Mathis của ông bị chính quyền phát xít cấm trình diễn, nên ông đã sang Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Thụy Sĩ và đến Mỹ vào năm 1940. Ở đó, Hindemith là giáo sư thỉnh giảng của Trường Đại học Tổng hơp Yale. Năm 1947, ông trở về châu Âu, từ năm 1951 ông giảng dạy thường kỳ tại Đại học Tổng hơp Zurich và đến năm 1953, ông định cư tại Thụy Sĩ.[1]
Paul Hindemith là một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất thế kỷ XX. Ông có nhiều tác phẩm thuộc rất nhiều thể loại, thể hiện nhiều phong cách âm nhạc. Trong các sáng tác thời kỳ đầu sự nghiệp, Hindemith là một trong những ngọn cờ lãnh đạo trào lưu âm nhạc hiện đại, thứ trào lưu âm nhạc có gì đó cực đoan, chịu ảnh hưởng không nhỏ của hai trào lưu âm nhạc lớn: cấu trúc và biểu hiện. Về sau ông xa rời những thứ âm nhạc cực đoan, tiếp tục đổi mới, sáng tạo theo chiều hướng có nội dung và ý nghĩa giáo dục đao đức. Ông đấu tranh cho âm nhạc 12 cung, loại âm nhạc rất phổ biến đầu thế kỷ XX và những biểu hiện xa rời hệ thống đinh thức được vun đắp trong lịch sử âm nhạc châu Âu, đồng thời ủng hộ việc xích lại người nghệ sĩ với người nghe.[1]
Paul Hindemith đã sáng tác 15 tác phẩm âm nhạc sân khấu, có thể kể đến Tên giết người, Niềm hy vọng của đàn bà (1921), Sancta Susana (1921), Họa sĩ Mathis (1938), Sự hài hòa của thế giới (1957); những tác phẩm ballet Herodiade (1944); những bản oratorio, nổi bật có Vĩnh cửu (1931); ba bản cantata Bài ca chiến thắng, Người gác đêm, Bài ca hy vọng (1953-1955); bốn bản giao hưởng (1934, 1940, 1946, 1951); những tác phẩm cho dàn nhạc gồm Những biến hóa giao hưởng dựa trên chủ đề âm nhạc của Weber (1943) và một số tác phẩm khác; những bản hòa tấu thính phòng; những tiểu phẩm cho piano, trong đó có liên khúc prelude và fuga Trò chơi của những điệu tính. Ngoài ra ông còn viết các cuốn sách, đáng chú ý có Những chỉ dẫn về sáng tác âm nhạc (2 tập-1937,1939).[1]