Phà Bình Khánh

Phà Bình Khánh
Bến phà Bình Khánh bên bờ Nhà Bè
Địa điểmPhú Xuân, huyện Nhà Bè và xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tuyến đường thủySông Soài Rạp
Loại phương tiệnPhà chở khách
Vận hànhXí nghiệp Quản lý phà Thanh niên xung phong
Chiều dài tuyến1,2 km[1]
Tần suất15 phút/chuyến (5 giờ đến 20 giờ) hoặc 30-45 phút/chuyến (20 giờ đến 5 giờ hôm sau)
Số lượng phương tiện5 phà lớn + 2 phà 60 tấn dự bị [1]
Số bến2 (mỗi bờ một trạm)

Phà Bình Khánh là một tuyến phà hoạt động trên sông Soài Rạp, kết nối giao thông giữa huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đầu bắc của phà nằm ở cuối đường Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Đầu nam của phà nằm ở đầu đường Rừng Sác, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Phà bắt đầu hoạt động từ 5 giờ hàng ngày, cứ bình quân 15 phút là có một chuyến xuất phát. Từ 20 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau, thời gian giãn cách là 30 đến 45 phút một chuyến.[2].

Phà Bình Khánh thường xuyên bị kẹt xe ở hai đầu bến, thường phải tăng tuyến nhất là vào các dịp nghỉ lễ.[1][3] Để giải quyết tình trạng này cũng như nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Cần Giờ, vào tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý đề xuất xây dựng cầu Cần Giờ để thay thế cho phà Bình Khánh. Dự kiến cầu sẽ dài 3,4 km, có tổng mức đầu tư dự tính là 5.300 tỉ đồng và được thiết kế để mang tính biểu tượng.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Thu Dung (ngày 20 tháng 5 năm 2019). “TP.HCM xin đưa 2 phà lớn ở Vàm Cống về Cát Lái và Bình Khánh”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ “Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP 15 năm xây dựng thương hiệu”. Website Lực lượng TNXP TPHCM. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Du khách tấp nập đổ về đảo Cần Giờ, phà Bình Khánh quá tải”. Báo Giao thông. ngày 18 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  4. ^ Kiên Cường (ngày 19 tháng 1 năm 2019). “TPHCM khởi động dự án cầu Cần Giờ”. Pháp Luật Online. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tam vị tương thể cấu thành nên một sinh vật trong Tensura
Tam vị tương thể cấu thành nên một sinh vật trong Tensura
Cơ thể của một sinh vật sống có xác thịt ví dụ như con người chẳng hạn, được cấu tạo bởi tam vị tương thể
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)