Phù phổi

Phù phổi
Synonymschứng phù nề ở phổi
Phù phổi với tràn dịch màng phổi nhỏ ở cả hai bên.
Phân loại và tài liệu bên ngoài
ICD-10J81
ICD-9514 518.4
DiseasesDB11017
MedlinePlus000140
eMedicinearticle/157452 article/300813, article/360932
MeSHD011654

Phù phổi (tiếng Anh: Pulmonary edema) là tích tụ dịch trong phế nang của phổi.[1] Nó gây giảm sự trao đổi khí và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nguyên nhân do tâm thất trái của tim bị suy nên không đẩy hết máu trong tuần hoàn phổi (phù phổi do tim), hoặc do một chấn thương ở nhu mô phổi hay mạch máu phổi (phù phổi không do tim).[2] Việc điều trị được tập trung vào ba khía cạnh: đầu tiên là phải cải thiện chức năng hô hấp, thứ hai là điều trị nguyên nhân cơ bản, và thứ ba là tránh những thiệt hại thêm cho phổi. Phù phổi, đặc biệt trong trường hợp cấp, có thể dẫn đến suy hô hấp gây tử vong hoặc ngừng tim do thiếu oxy máu. Đó là đặc trưng chính của suy tim sung huyết.

Dấu hiệu và triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu chứng phổ biến nhất của phù phổi là khó thở, nhưng cũng có thể bao gồm những triệu chứng khác chẳng hạn như ho ra máu (đờm dãi màu hồng sủi bọt), ra mồ hôi nhiều, lo âu, và da nhợt nhạt. Khó thở có thể biểu hiện như chứng orthopnea (khó thở khi nằm) và/hoặc khó thở kịch phát về đêm (paroxysmal nocturnal dyspnea) (các đợt khó thở trở nên đột ngột nghiêm trọng vào ban đêm). Đây là những triệu chứng phổ biến của phù phổi do suy tâm thất trái mạn tính. Sự phát triển của phù phổi có thể liên đới với những dấu hiệu và triệu chứng của "quá tải dịch"; đây là một thuật ngữ không rõ ràng dùng để mô tả các biểu hiện của suy tâm thất phải và có thể bao gồm phù ngoại biên (phù chân, nói chung là bị thủng, tức là da đàn hồi chậm khi bị ấn xuống), tăng áp lực tĩnh mạchgan to (hepatomegaly). Các dấu hiệu khác bao gồm tiếng crackles ở cuối kỳ thở vào (âm thanh ngắt quãng không có dạng nhạc ở cuối chu kỳ hít sâu) khi thính chẩn và xuất hiện tiếng tim thứ 3 (T3).[2]

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]
X-Ray cho thấy phù phổi
Phù phổi khi chụp CT (MPR phía trước)

Không có một xét nghiệm đơn độc nào có thể giúp xác định khó thở do phù phổi; thực tế có nhiều trường hợp có lẽ do nhiều yếu tố gây ra khó thở.

Nồng độ oxy hòa tan thấp và kết quả khí máu động học nhiễu loạn thì chẩn đoán được đề xuất là một shunt phổi. Chụp X-quang ngực có thể cho thấy dịch trên các màng phế nang, các đường Kerley B, mạch máu tăng độ mờ trong vùng quanh rốn phổi có hình cánh dơi, chuyển dòng thùy trên (tăng lưu lượng máu đến các phần trên của phổi), và có thể tràn dịch màng phổi. Ngược lại, thâm nhiễm phế nang thường liên quan đến phù phổi không do tim.[2]

Siêu âm phổi cũng có thể là một biện pháp hữu hiệu để chẩn đoán phù phổi; nó không những chính xác, mà còn có thể xác định được lượng mức của dịch phổi, theo dõi sự thay đổi theo thời gian, và phân biệt được phù phổi do tim hay không do tim.[3]

Đặc biệt với những ca phù phổi do tim, siêu âm tim có thể tăng cường chẩn đoán do nó thể hiện rõ sự suy giảm chức năng của tâm thất trái, áp lực tĩnh mạch trung tâmtĩnh mạch phổi tăng.

Xét nghiệm máu các chỉ số điện giải (natri, kali) và chỉ số chức năng thận (creatinin, urê). Men gan, dấu hiệu viêm (thường là protein phản ứng C) và một công thức máu cũng như các xét nghiệm đông máu (PT, aPTT) cũng thường được chỉ định. Peptid natri lợi niệu não (BNP) có sẵn ở các bệnh viện. Mức BNP thấp (<100 pg/ml) cho thấy không phải nguyên nhân do tim.[2]

Phòng ngừa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở những người bị bệnh tim, tầm soát hiệu quả những triệu chứng sung huyết có thể ngăn ngừa phù phổi.

Dexamethasone được dùng rộng rãi để ngừa phù phổi do độ cao. Sildenafil được dùng để ngừa phù phổi do độ cao và tăng áp động mạch phổi,[4][5] cơ chế tác dụng là thông qua ức chế phosphodiesterase làm tăng cGMP, dẫn đến giãn động mạch phổi và ức chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn.[6] Trong khi hiệu ứng này chỉ mới được phát hiện gần đây, sildenafil đã được chấp thuận để điều trị cho trường hợp này, đặc biệt là trong những trường hợp mà điều trị tiêu chuẩn nhanh bị trì hoãn vì một số lý do.[7]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân cơ bản là do bệnh tim (tâm thất trái) nhưng dịch cũng có thể tích tụ do tổn thương ở phổi. Tổn thương này có thể là thương tích trực tiếp hoặc thương tích trung gian do áp suất cao trong tuần hoàn phổi. Khi phù phổi trực tiếp hoặc gián tiếp do tăng áp tâm thất trái có thể làm áp lực phổi tăng từ mức bình thường 15 mmHg[8] lên trên 25 mmHg.[9] Nhìn chung, nguyên nhân gây phù phổi có thể được chia thành từ tim và không từ tim. Trong trường hợp từ tim, thì theo thông lệ nguyên nhân là từ tâm thất trái.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "pulmonary edema" tại Từ điển Y học Dorland
  2. ^ a b c d Ware LB, Matthay MA (tháng 12 năm 2005). “Clinical practice. Acute pulmonary edema”. N. Engl. J. Med. 353 (26): 2788–96. doi:10.1056/NEJMcp052699. PMID 16382065.
  3. ^ Volpicelli, Giovanni; Elbarbary, Mahmoud; Blaivas, Michael; Lichtenstein, Daniel A.; Mathis, Gebhard; Kirkpatrick, Andrew W.; Melniker, Lawrence; Gargani, Luna; Noble, Vicki E. (ngày 1 tháng 4 năm 2012). “International evidence-based recommendations for point-of-care lung ultrasound”. Intensive Care Medicine. 38 (4): 577–591. doi:10.1007/s00134-012-2513-4. ISSN 1432-1238. PMID 22392031.
  4. ^ Richalet JP, Gratadour P, Robach P, và đồng nghiệp (2005). “Sildenafil inhibits altitude-induced hypoxemia and pulmonary hypertension”. Am. J. Respir. Crit. Care Med. 171 (3): 275–81. doi:10.1164/rccm.200406-804OC. PMID 15516532.
  5. ^ Perimenis P (2005). “Sildenafil for the treatment of altitude-induced hypoxaemia”. Expert Opin Pharmacother. 6 (5): 835–7. doi:10.1517/14656566.6.5.835. PMID 15934909.
  6. ^ Clark, Michael; Kumar, Parveen J. (2009). Kumar and Clark's clinical medicine. St. Louis, Mo: Elsevier Saunders. tr. 783. ISBN 0-7020-2993-9.
  7. ^ Fagenholz PJ, Gutman JA, Murray AF, Harris NS (2007). “Treatment of high altitude pulmonary edema at 4240 m in Nepal”. High Alt. Med. Biol. 8 (2): 139–46. doi:10.1089/ham.2007.3055. PMID 17584008.
  8. ^ What Is Pulmonary Hypertension? From Diseases and Conditions Index (DCI). National Heart, Lung, and Blood Institute. Last updated September 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2009.
  9. ^ Chapter 41, page 210 in: Cardiology secrets By Olivia Vynn Adair Edition: 2, illustrated Published by Elsevier Health Sciences, 2001 ISBN 1-56053-420-6, ISBN 978-1-56053-420-4

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • HeartFailureMatters.org Animation showing How Heart Failure causes Fluid Accumulation – Created by the European Heart Failure Association

Bản mẫu:Respiratory pathology Bản mẫu:Hemodynamics

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
Bài viết có thể rất dài, nhưng phân tích chi tiết, ở đây tôi muốn so sánh 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ của 2 nhân vật mang lại thay vì tập trung vào sức mạnh của chúng
[Next Comer - Limited Banner - Awakening AG] Factor Nio/ Awaken Nio - The Puppet Emperor
[Next Comer - Limited Banner - Awakening AG] Factor Nio/ Awaken Nio - The Puppet Emperor
Nio từ chối tử thần, xoá bỏ mọi buff và debuff tồn tại trên bản thân trước đó, đồng thời hồi phục 100% HP