Phượng 鳳/凤 | |
---|---|
Phát âm | [fə̀ŋ] |
Ngôn ngữ | Tiếng Trung Quốc |
Nguồn gốc | |
Ngôn ngữ | Tiếng Trung Quốc cổ |
Nguồn gốc | đồ đằng |
Nghĩa | Phượng hoàng |
Biến thể | |
tiếng Anh | Feng |
Phượng (giản thể: 凤, phồn thể: 鳳) là một họ của người Trung Quốc, là một họ có nguồn gốc cổ xưa, ngày nay cực kỳ hiếm thấy.
Nguồn gốc từ thị tộc Nữ Oa, lấy đồ đằng làm họ. Họ Phượng sớm nhất là tách ra từ thị tộc Nữ Oa thời viễn cổ, thuộc loại lấy tín ngưỡng đồ đằng làm họ. Bộ lạc thị tộc Nữ Oa lấy hình chim làm đồ đằng, bộ lạc tối cao trong liên minh có đồ đằng là "Phượng", vì vậy, tộc nhân lấy Phượng làm tên gọi cho bộ lạc, xưng là Phượng thị, là một trong những họ phi thường cổ của Trung Quốc.
Nguồn gốc từ họ Cao Tân, là hậu đại của Đế Khốc, cháu bốn đời của Hoàng Đế, lấy chức quan làm họ. Theo "Tả truyện" ghi lại: "Cao Tân thị thời, Phượng điểu thị vi lịch chính. Phượng Hạp dĩ quan vi thị. Vọng xuất bình dương, thai dương".
Nguồn gốc từ họ Cơ, là hậu đại của Các La Phượng, vua nước Nam Chiếu. Theo "Thông chí - thị tộc lược" ghi lại, họ Phượng có tổ tiên xa bắt đầu dưới thời nhà Chu, có nguồn gốc từ đất Phong (nay là Vĩnh Hưng, Hồ Nam), đất phong của người con thứ mười bảy của Chu Văn Vương, người này được phong làm hầu tước, xưng là Phong hầu. Con cháu liền lấy quốc hiệu "Phong" làm họ. Tới thời nhà Đường, hậu duệ họ Phong ở Vân Nam đã thành đại tộc người Bạch, nhân vật tiêu biểu có Các La Phượng. Thời Lục chiếu, lấy họ Mông làm quốc vương, lấy các đại tộc người Bạch làm phụ tá, tập hợp các tộc bao gồm người Hán tạo thành quốc gia liên minh. Cha của Các La Phượng là Bì La Các, xuất thân từ đại tộc người Bạch, sau được nhà Đường giúp đỡ thống nhất Vân Nam Lục chiếu (Mông Tây chiếu, Việt Tích chiếu, Lãng Khung chiếu, Đằng Đạm chiếu, Thi Lãng chiếu, Mông Xá chiếu), được Đường Huyền Tông phong làm Vân Nam vương, lịch sử gọi là nước Nam Chiếu.