Phạm Hữu Bồng

Phạm Hữu Bồng
Chức vụ
Nhiệm kỳ1996 – 2000
Chính ủyTrần Linh
Đặng Vũ Liêm
Tiền nhiệmTrịnh Trân
Kế nhiệmTrịnh Ngọc Huyền
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1937
Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Alma materSĩ quan Lục quân 1
Tặng thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ×2
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụBộ đội Biên phòng
Năm tại ngũ1954 – 2000
Cấp bậc
Tham chiếnChiến dịch Điện Biên Phủ

Phạm Hữu Bồng (sinh năm 1937) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam,[1] phó chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam.[2] Ông từng là Chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên, sau đó Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng.[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Hữu Bồng sinh năm 1937 tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 17 tuổi, ông tham gia đội ngũ thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ tiếp tế cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong những năm Kháng Chiến Chống Pháp, ông bị mảnh pháo sượt qua đầu và mảnh đạn găm vào cánh tay. Sau khi vết thương hồi phục, ông được điều về Đại đội 2, Cục Cảnh vệ Trung ương.[3]

Đến năm 1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) được thành lập bởi Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị, ông trở thành một trong những cán bộ, chiến sĩ đầu tiên của lực lượng này.[4] Tháng 2, ông được cử đi đào tạo tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. Sau 3 năm, ông hoàn thành đào tạo và được điều về làm giáo viên chuyên ngành quân sự của Trường Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang (nay là Học viện Biên phòng). Đến năm 1987, ông trở lại chiến trường với vị trí Phó chỉ huy trưởng, rồi Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu kiêm Phó giám đốc Công an tỉnh.[3]

Khoảng sau năm 1990, ông trở thành Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng của Bộ đội Biên phòng. Đến năm 1996, ông trở thành Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.[5][6] Từ sau khi về hưu vào năm 2000 cho đến tháng 10 năm 2012, ông là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam.[7][8] Trong thời gian đó, vào tháng 10 năm 2011, ông đồng thời trở thành Ủy viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.[9]

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đặng Tuệ Lâm (ngày 1 tháng 2 năm 2015). "Tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Đảng". Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ Văn Huệ (ngày 4 tháng 10 năm 2012). "Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Thăm, làm việc tại Bộ Chỉ huy BĐBP Khánh Hòa". Báo Biên phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ a b c Song Thanh (ngày 14 tháng 2 năm 2019). "Chuyện "thường" của một vị tướng biên phòng". Báo Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ Việt Hà (ngày 31 tháng 1 năm 2019). "Ăn Tết hai lần". Báo Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ a b c Trần Văn Thịnh (2005). Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc. Nhà xuất bản Khoa học xa̋ hội. tr. 384. OCLC 77475991. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ Mai Thanh Hải (ngày 10 tháng 7 năm 2020). "Bảo vệ chủ quyền trên biển - Kỳ 1: Hải phận không yên tĩnh". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ PV (ngày 13 tháng 12 năm 2004). "Khai mạc Ðại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ 3". Báo điện tử Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ Văn Huệ (ngày 4 tháng 10 năm 2012). "Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Thăm, làm việc tại Bộ Chỉ huy BĐBP Khánh Hòa". Báo Biên phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2019.
  9. ^ "Quyết định số 1867/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc cử thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm". Văn bản Chính phủ VN. 2011-10-24. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2019.
  10. ^ Lê Hữu Tình (ngày 19 tháng 1 năm 2012). "Nhiều cán bộ cao cấp BĐBP qua các thời kỳ được tặng thưởng và truy tặng Huân chương các loại". Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ Trương Tấn Sang (ngày 15 tháng 12 năm 2011). "Quyết định số 2387/QĐ-CTN" (pdf). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ Nguyễn Sự; Thanh Vân (ngày 19 tháng 12 năm 2012). "Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh VN". VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  13. ^ Trương Tấn Sang (ngày 17 tháng 12 năm 2012). "Quyết định số 2235/QĐ-CTN" (pdf). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vật phẩm thế giới Longinus - Overlord
Vật phẩm thế giới Longinus - Overlord
☄️🌟 Longinus 🌟☄️ Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mạnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Phô mai là thực phẩm phổ biến ở phương Tây. Ngày nay, phô mai được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể cả tại Việt Nam
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Eula là nhân vật Hypercarry sát thương vật lí mạnh mẽ và có thể gây ra lượng dmg nuke hàng đầu game hiện tại
Giới thiệu nhân vật Luka trong Honkai: Star Rail
Giới thiệu nhân vật Luka trong Honkai: Star Rail
Luka được mô tả là một chàng trai đầy nhiệt huyết, cùng trang phục và mái tóc đỏ, 1 bên là cánh tay máy