Phạm Liệu | |
---|---|
Tên chữ | Sư Giám |
Tên hiệu | Tang Phố |
Thượng thư bộ Binh | |
Nhiệm kỳ 1929 - 1933 | |
Bổ nhiệm bởi | Bảo Đại |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1873 |
Nơi sinh | Quảng Nam |
Mất | |
Ngày mất | 21 tháng 11, 1937 |
Nơi mất | Quảng Nam |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Phối ngẫu | Lê Thị Giảng |
Hậu duệ | Phạm Hầu |
Nghề nghiệp | công chức |
Quốc tịch | nhà Nguyễn |
Phạm Liệu (范燎, 1873-1937), tự là Sư Giám, hiệu là Tang Phố (桑圃),[1] là một danh sĩ Việt Nam. Ông được xem là người đứng đầu nhóm Ngũ Phụng Tề Phi, từng làm quan trải đến chức Thượng thư Bộ binh dưới các triều vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại.
Phạm Liệu sinh năm Quý Dậu 1873, quê ở làng Trừng Giang, tổng Hòa Đa Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, danh gia ở Điện Bàn. Nội tổ của ông là Phạm Hữu Nghi từng làm Chánh sứ sang Trung Quốc, rồi công cán Tân Gia Ba (Singapore), cuối đời được thăng hàm Quang lộc tự khanh, sung Toản tu ở Quốc Sử Quán.
Thuở nhỏ, ông được thân phụ chăm sóc rất chu đáo trong việc học hành, năm 1890 học trường Đốc Quảng Nam; năm Giáp Ngọ (1894), ông đỗ Giải nguyên Trường Thừa Thiên. Tương truyền, trong những năm 1891, 1894, ông là một trong hai thí sinh thông minh và hay chữ nhất tại kinh đô Huế. Các khoa này thi tại Trường La Chữ (Thừa Thiên) học sinh các tỉnh khác rớt hàng loạt. Riêng Huỳnh Thúc Kháng và ông đều được vào trường Ba.
Năm 1898, ông vào thi Hội, đỗ Tiến sĩ, vào Đình thí được xếp đầu trong bảng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Khi đó ông mới 26 tuổi. Đặc biệt trong khoa này, ông với bốn bạn đồng hương Quảng Nam cùng đỗ (gồm 3 Tiến sĩ Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn, và 2 Phó bảng Dương Hiển Tiến, Ngô Chuân), tương truyền được vua Thành Thái sắc ban “Ngũ phụng tề phi” (Năm con phụng cùng bay).[2] Theo nhà nghiên cứu Trương Duy Hy, cụm từ "Ngũ Phụng Tề Phi" là của Tổng đốc Đào Tấn và Đốc học Trần Đình Phong mừng 5 vị đại khoa năm Mậu Tuất chứ không phải của vua Thành Thái ban.[3] Dù sao, khi các ông vinh quy, được quan chức và người dân Quảng Nam tiếp đón rất long trọng.
Sau khi đỗ, ông được lưu lại Huế học tiếng Pháp tại Tứ Dịch quán. Năm 1901, được bổ làm tri huyện Đông Sơn rồi tri phủ Nga Sơn ở Thanh Hóa. Năm 1905, làm chủ sự bộ Hình rồi chủ sự Quốc sử quán ở kinh đô. Năm 1908, được bổ làm tri huyện Phù Cát (Bình Định). Năm 1912, làm viên ngoại phụ chánh Cơ mật viện, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Khoa thi năm Quý Sửu (1913), làm quan duyệt quyển cùng với Nguyễn Thiện Hành - biện lý bộ Học. Hai năm sau, được thăng hàm Hồng lô tự khanh, làm phó chủ khảo trường thi Hương tại Nghệ An. Năm 1916, ông làm Án sát Quảng Ngãi.
Năm 1920, ông được triệu về Huế, giữ chức Tham tri lần lượt ở bộ Hình, bộ Công và bộ Lại. Năm 1929, ông được bổ làm thượng thư bộ Binh. Đến năm 1933, vua Bảo Đại cải tổ nội các, bãi nhiệm cùng lúc 5 thượng thư, trong đó có cả Phạm Liệu. Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1900-1946) có bài thơ ghi lại biến cố chính trị này:
Bài thơ chơi chữ ghi tên và chức vụ thượng thư gồm
Sau khi hồi hưu, ông về an dưỡng tại quê nhà và mất ngày 21 tháng 11 năm 1937 (có tài liệu ghi năm 1936), hưởng thọ 66 tuổi. Triều đình truy phong tước Trừng Giang Nam, giao việc tế lễ và mai táng cho quan chức đầu tỉnh Quảng Nam tổ chức.
Khi ông qua đời, danh sĩ đồng hương Huỳnh Thúc Kháng đã phúng điếu một câu đối, mà nay còn được lưu truyền:
Diễn ý:
Phần mộ của ông ở xã Điện Trung về sau được gia đình cho xây lại năm 1997, cạnh một nghĩa địa nhỏ. Bia mộ ghi rất sơ sài: Phạm Liệu, tự Sư Giám, hiệu Tang Phố, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1898). Điều đặc biệt có hai chữ “ngũ phụng” ở phía dưới, nhưng không rõ vì sao bị bỏ mất hai chữ “tề phi”?[1]
Ông là tác giả nhiều bài thơ phú nổi tiếng đương thời.
Lúc bạn của ông bị Nam triều buộc về hưu non, ông có bài thơ họa với tên cảm tác:
Theo một số nhà nghiên cứu, khi làm Án sát ở Quảng Ngãi, chính Phạm Liệu lại là người phát giác đầu mối cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, đưa đến cuộc thảm sát hàng loạt nhà cách mạng như Trần Cao Vân, Thái Phiên...[4] Trong sách "Chí sĩ Trần Cao Vân" (Nhà xuất bản Đà Nẵng 1999) do Trần Trúc Tâm (người gọi cụ Trần Cao Vân là cố) sưu tầm, biên soạn, tác giả đã phê phán: "Phạm Liệu - một tiến sĩ đứng đầu "Ngũ phụng tề phi" của đất Quảng Nam, nỡ đem tài học vấn của mình giúp cho chính quyền bảo hộ khám phá bí mật của công cuộc khởi nghĩa Duy Tân 1916".[1] Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trương Duy Hy, một thủ bút của một người gọi là Phán Trứ báo cáo với Tòa Khâm về vụ khởi nghĩa đã được tìm thấy, chứng minh Phạm Liệu không hề hay biết vụ khởi nghĩa đó. Cũng theo nhà nghiên cứu Trương Duy Hy, Phạm Liệu chỉ biết tin trong đêm khởi nghĩa thất bại, vua Duy Tân bị bắt khi ông nhận được lệnh của Tổng đốc Quảng Ngãi yêu cầu tăng cường an ninh tại địa phương.[3]
Một trong những người con trai của ông là nhà thơ Phạm Hầu, từng được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong tập Thi nhân Việt Nam rằng: "Ở giữa đời, Phạm Hầu là một cái bóng, chân đi không để dấu trên đường đi".