Ngũ Phụng Tề Phi

Ngũ Phụng Tề Phi (五鳳齊飛, Năm con chim phượng hoàng cùng bay) là một danh xưng dùng để chỉ 5 người đồng hương cùng đỗ đại khoa trong cùng một khoa thi. Ở Việt Nam, danh xưng này được nhiều người biết đến nhất khi dùng để chỉ 5 danh sĩ người tỉnh Quảng Nam cùng đỗ đại khoa vào năm 1898[1].

Nguồn gốc danh xưng[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Học giả Đào Duy Anh là người đầu tiên đề cập đến danh hiệu này một cách vắn tắt:

Theo nhà nghiên cứu Trần Gia Phụng thì:

Nhà nghiên cứu Trương Duy Hy nhắc một điển tích khác khi dẫn vào thời nhà Thanh, nhân một khoa thi Đình, có 5 vị đại khoa là người cùng làng, và cùng đỗ Tiến sĩ và được vua ban cho bốn chữ "Ngũ Phụng Tề Phi".[3]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng ghi lại:

Một lập luận khác của ông Trương Duy Hy là danh hiệu "Ngũ phụng tề phi do Tổng đốc Nam-Ngãi Đào Tấn và Đốc học Quảng Nam Trần Đình Phong lấy từ tích xưa đặt cho 5 vị đại khoa nói trên, đồng thời tặng cho bức trướng có 4 chữ Ngũ phụng tề phi, có thêm hình năm con chim phụng đặt tại dinh Tổng đốc ở Điện Bàn.[3]

Hành trạng Ngũ Phụng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo văn bia tiến sĩ Mậu Tuất 1898 dựng trong khuôn viên di tích Văn Thánh Huế, thi khoa thì này, ngoài Đào Nguyên Phổ đỗ đầu với danh Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, 7 vị Tiến sĩ còn lại đều đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ngoài ra có 9 vị đỗ Phó bảng được yết danh nhưng không được khắc vào bia đá. Dưới đây là tóm tắt hành trạng vị đại khoa Quảng Nam theo thứ tự trên văn bia như sau:

Phạm Liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Tự là Sư Giám, hiệu là Tăng Phố. Sinh năm 1873, mất năm 1937, quê xã Trừng Giang, tổng Đa Hòa thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn Hòa Giang, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Đỗ Cử nhân năm 1894. Đỗ đầu trong nhóm Đệ tam giáp lúc mới 26 tuổi. Sau khi đỗ, ông được lưu lại Huế học tiếng Pháp tại Tứ Dịch quán. Năm 1901, được bổ làm tri huyện Đông Sơn rồi tri phủ Nga Sơn ở Thanh Hóa. Năm 1905, làm chủ sự bộ Hình rồi chủ sự Quốc sử quán ở kinh đô. Năm 1908, được bổ làm tri huyện Phù Cát (Bình Định). Năm 1912, làm viên ngoại phụ chánh Cơ mật viện, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Khoa thi năm Quý Sửu (1913), làm quan duyệt quyển cùng với Nguyễn Thiện Hành - biện lý bộ Học. Hai năm sau, được thăng hàm Hồng lô tự khanh, làm phó chủ khảo trường thi Hương tại Nghệ An. Trải qua nhiều chức trọng quyền cao nơi triều chính, như tham tri bộ Công và tham tri bộ Lại, đến năm 1929 còn được bổ làm thượng thư bộ Binh. Đến năm 1933, vua Bảo Đại cải tổ nội các, bãi nhiệm cùng lúc 5 thượng thư, trong đó có cả Phạm Liệu. Ông về hưu tại quê nhà và mất ngày 21 tháng 11 năm 1937.

Một trong những người con trai là nhà thơ Phạm Hầu, từng được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong tập Thi nhân Việt Nam rằng: "Ở giữa đời, Phạm Hầu là một cái bóng, chân đi không để dấu trên đường đi".

Phan Quang[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sĩ, đại thần Phan Quang (1873-1939) cuối triều Nguyễn, tự Quế Nam, quê ở xã Phước Sơn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tổ tiên ông vốn gốc người tỉnh Nghệ An, sau vào lập nghiệp ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

ông là cháu nội của cử nhân Phan Văn Thuật, một danh thần triều Nguyễn nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật; xuất sắc trong công tác xã hội, đến lị sở nào cũng được nhân dân cảm ân đức. (Năm 1865 đang lúc giữ chức Biện lý bộ Hình thì ở Quảng Nam nhân dân bị nạn đói, ông Phan Văn Thuật  tâu xin vua Tự Đức phát hơn 30.000 phương gạo cứu giúp dân chúng Nhờ thế dân địa phương thoát được cảnh chết đói. Nhân dân tỉnh nhà rất cảm động trước ân đức của ông.) Xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, Phan Quang có 7 anh chị em ruột thì 4 anh em trai đều là danh sĩ: anh là tú tài Phan Xáng, em là tú tài Phan Ấm và cử nhân Phan Vĩnh.

Thuở nhỏ, ông rất thông minh, cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến vả Phan Chu Trinh là những học sinh xuất sắc của trường Đốc Quảng Nam. Năm Giáp Ngọ, trong kỳ thi Hương tại Thừa Thiên ông đỗ cử nhân thứ 3; cụ Hà Dình Nguyễn Thuật lúc bấy giờ ₫ã tặng ông câu ₫ối sau:

Thi lễ danh gia quế lãnh hương truyền khoa phổ cựu,

Cầm thư tiểu trụ hà đình phong tỗnh tiệp âm lai.

tạm dịch:

Thi, lễ danh gia đỉnh Quế hương truyền đậu ₫ạt từ trước;

Đàn, Thơ tạm Hà ₫ình tin mừng thi đậu ₫ưa tới nơi.

Năm Mậu Tuất (1898), niên hiệu Thành Thái thứ 10, ông đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ. Đặc biệt trong khoa thi này, tỉnh Quảng Nam có năm người cùng đỗ Tiến sĩ và Phó bảng, được vua Thành Thái ban tặng tấm biển “Ngũ phụng tề phi” (năm con phụng cùng bay), gồm ba tiến sĩ: Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn và hai Phó bảng: Dương Hiển Tiến, Ngô Chuân.

Ông làm quan nhiều nơi ở miền Trung. Năm 1901, ông bắt đầu làm tri huyện Lệ Thủy, rồi Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Chính tại mảnh đất cằn cỗi này, tiến sĩ Phan Quang đã thế hiện sĩ khí của một con dân đất Quảng Nam. Dù là một vị quan trẻ, ông đã mạnh dạn phản đối việc tăng thuế tại địa phương. Ông thấu hiểu dân tình khốn khổ, thương cho những người dân nghèo sống đa số trong những làng cát, phải lao động lam lũ biến sỏi đá thành sắn gạo, không đủ tiền nộp thuế. Vì những xung đột này với quan chức chính quyền Pháp, năm 1905, ông bị triệu hồi (cách chức). Đúng như người xưa nói, “Quảng Bình là đất Ô châu, ai đi đến đó quẩy bầu về không”. Có lẽ hành động khẳng khái của tiến sĩ Phan Quang đã góp phần khởi dậy phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ năm 1908 hay còn gọi là Trung Kỳ dân biến.  Mãi đến năm 1910, mặt dù bị giáng chức một bật, ông lại được triều đình cử đi làm giáo thọ Tuy An (Phú Yên). (Theo quan chế triều Nguyễn, tri huyện mang hàm thất phẩm, trong khi giáo thọ hàm bát phẩm.) Ông lần lượt thăng lĩnh Án sát Bình Định, Thị Lang, Tham tri bộ Hình. Năm 1930 ông được phong hàm Lễ Bộ Thượng thư trước khi về hưu.

Sau khi về hưu, ông ₫ã vận động triều ₫ình để lập lên trường tiểu học cho nhân dân trong huyện. Trường tiếu học Quế Sơn ra ₫ời năm 1937, là một trong những trường học hiếm hoi ở miền Trung lúc bấy giờ. Tự hào về ngôi trường này, tiến sĩ Phan Quang, đã có câu đối đắp ở cổng trường:

Nền Tây tự, cuộc Tây viên, bức vẽ thợ trời thêm cảnh tượng

Non Phước Sơn, nền Phước Đức, tiếng vang sấm dậy đất Nam bang

Đối với người dân ₫ịa phương, tên tuổi ông còn gắn liền với sự ra ₫ời của một cái chợ ở huyện Phước Sơn, gọi là chợ Đàng. Ông ₫ã hiến đất cho làng để lập chợ làm nơi buôn bán hai bên đường.

Nam 1939, ông mất tại quê nhà, thọ 67 tuổi. Người bạn cũ cụ Lương Thúc Kỳ ₫ã khóc ông với câu ₫ối sau:

Biên tịch cựu giao, hà thượng song ngư vô nhất tự

Bể hồi vãn sự, vân biên ngũ phụng dĩ tề phi.

(Xa cách bạn xưa, tin cá mấy lời đều vắng cả/

Nhớ về chuyện cũ, vén mây năm phụng đã bay rồi)

Tác phẩm của ông, do hai cuộc chiến tranh tàn phá quê hương, nên không gìn giữ được. Ông chỉ còn để lại một ít bài thơ còn truyền miệng trong dân gian. Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng, như tiếng nói mộc mạc thường ngày. Như bài sau:

Thuyền ai một lá nhẹ như phao,

Đưa khách vừa ra rước khách vào.

Giữa bể phong tình buồm phơi phới,

Đầu nguồn ân ái sóng lao xao.

Lái nương ngọn gió mòn tay ngọc,

Chèo rán cơn mưa lợt má đào.

Tây tử đến khi về Phạm Lãi,

Năm hồ rửa sạch kiếp lao đao.

Phan Quang là vị quan thanh liêm, chánh trực biết lo cho dân. Cho đến nay dân địa phương vẫn ưu ái gọi ông là cụ thượng Phước Sơn. Con cháu ông sau này có những người thành ₫ạt như giáo sư Phan Khoang (1906-1971), nhà văn Phan Du (1915-1983), nhà báo Phan Hựu (bút danh Phan Thứ Khánh), Bộ trưởng Võ Đông Giang (còn gọi Phan Bá - cháu ông).

Phạm Tuấn[sửa | sửa mã nguồn]

Tự là Hỷ Thần, hiệu là Văn Luân. Sinh năm 1852, mất năm 1917, quê xã Xuân Đài, tổng Phú Khương Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Nguyên tên ông là Phạm Tấn, sau đổi thành Phạm Trọng Tuấn, rồi Phạm Tuấn. Đỗ Cử nhân năm 1879, được bổ làm bang tá phủ Điện Bàn, rồi được bổ làm huấn đạo Quế Sơn quyền nhiếp tri huyện Hà Đông (Tam Kỳ), đến năm 1898 thì làm giáo thụ phủ Thăng Bình ở tỉnh nhà. Năm 1898, ông thi Đình và đỗ thứ 5 trong nhóm Đệ tam giáp lúc đã 47 tuổi. Năm 1899, ông được bổ làm thừa biện bộ Lễ. Năm 1902, làm thị giảng học sĩ. Năm 1908, làm đốc học Hà Tĩnh, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Năm 1913, về hưu, được thăng hàm Hồng lô tự khanh. Năm 1917, ông qua đời tại quê nhà.

Ngô Chuân[sửa | sửa mã nguồn]

Còn gọi là Ngô Truân, Ngô Trân hay Ngô Lý. Sinh năm 1873, mất năm 1899, quê xã Mông Lãnh, tổng Phú Xuân, huyện Quế Sơn, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do gia cảnh bần hàn, cha lại mất sớm, nên phải cùng mẹ qua ngụ cư làng Cẩm Sa, tổng Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Nam, huyện Điện Bàn). Đỗ Cử nhân năm 1894. Năm 1898, đỗ đầu trong nhóm Phó bảng lúc mới 26 tuổi. Sau đó ông được bổ làm tri huyện Thạch Hà ở Hà Tĩnh, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở thì ông lâm trọng bệnh và qua đời năm 1899 khi mới 27 tuổi.

Dương Hiển Tiến[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh năm 1866, mất năm 1907, người xã Cẩm Lậu, tổng Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn). Đỗ Cử nhân năm 1891, năm 1898 đỗ thứ 3 trong nhóm Phó bảng. Không thấy ghi chép gì hành trạng làm quan của ông. Năm 1907, ông lâm bệnh thương hàn và mất ở quê nhà.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Khoa thi này, danh sĩ Đào Nguyên Phổ đỗ Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.
  2. ^ Sách viết về nền thi ca của quận Lư Lăng, tỉng Giang Tây, Trung Quốc. Lư Lăng cũng chính là quê hương của hai đại văn hào là Âu Dương Tu - một trong Bát đại danh gia - và Văn Thiên Tường.
  3. ^ a b Trương Duy Hy, "Lịch sử, sự thật & sử học", Nhà xuất bản Trẻ, 1999, bài "Quảng Nam - quê hương Ngũ phụng tề phi", tr. 319-325.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Mất cân bằng trong phát triển là điều rất dễ xảy ra, vậy mất cân bằng như thế nào để vẫn lành mạnh? Mình muốn bàn về điều đó thông qua bài viết này.
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình
Nhân vật Delta -  The Eminence In Shadow
Nhân vật Delta - The Eminence In Shadow
Delta (デルタ, Deruta?) (Δέλτα), trước đây gọi là Sarah (サラ, Sara?), là thành viên thứ tư của Shadow Garden