Phố Hàng Bồ

Phố Hàng Bồ hiện nay
Một cửa hàng trên phố Hàng Bồ

Phố Hàng Bồ nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Thời kì thuộc Pháp vào cuối thế kỉ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des Paniers. Từ sau năm 1945 phố chính thức mang tên Hàng Bồ. Cùng thời gian đó phố là nơi tập trung các cửa hàng bán dụng cụ đan bằng tre nứa như bồ, sọt, thúng mủng.[1] Vào những dịp Tết Nguyên Đán hàng hoá truyền thống được chất đầy trên phố, kẻ mua người bán tấp nập.

Phố Hàng Bồ hiện nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố dài khoảng 0,27 km theo hướng Đông – Tây. Đầu phố phía Đông là ngã tư giao với các phố Hàng Đào, Hàng NgangHàng Bạc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giao với các phố Hàng Thiếc, Thuốc BắcBát Đàn.

Phố nằm ở vị trí cách Hồ Hoàn Kiếm 0,35 km về phía Bắc và cách chợ Đồng Xuân 0,5 km về phía Nam

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực phố Hàng Bồ nguyên là đất thôn Xuân Hoa (đoạn phía Đồng) và thôn Nhân Nội (đoạn phía tây), tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Xuân Hoa hợp với thôn Yên Hoa thành thôn Xuân Yên. Và tổng Tiền Túc cũng đã đổi ra là tổng Thuận Mỹ. Thời Pháp thuộc, phố Hàng Bồ có tên gọi "Rue des Paniers", tuy nhiên sau cách mạng, Hà Nội đã chính thức hóa tên gọi "Hàng Bồ". Khoảng những năm đầu thế kỷ XX, có nhiều ngườiHoa kiều gốc Triều Châu cư trú ở khu phố này; họ cân thóc gạo và hoa quả, một số thì mở hiệu ảnh.

Dấu vết các làng cũ ở phố Hàng Bồ là những đình miếu còn sót lại: đền Xuân Yên (của thôn Xuân Hoa cũ) ở số nhà 44 phố Hàng Cân thờ công chúa Lân Ngọc, đền Xuân Yên của thôn Yên Hoa cũ ở số 6 phố Lương Văn Can thờ Nguyên quận phu nhân, đền Nhân Nội ở số nhà 84A phố Hàng Bồ cũng thờ công chúa Lân Ngọc và đình Nhân Nội ở số nhà 33 phố Bát Đàn thờ thần Bạch Mã. Đoạn giữa phố, cho tới đầu thời Pháp thuộc, là nơi tập trung những cửa hàng bán các thứ bồ đan bằng tre nứa. Còn đoạn đầu phố, chỗ tiếp giáp phố Hàng Đào, Hàng Ngang thời trước có tên là phố Hàng Dép. Ở đây tập trung các cửa hàng bán guốc dép.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phố Hàng Bồ Lưu trữ 2011-07-05 tại Wayback Machine Báo thanglong.cinet.vn, truy cập ngày 13/12/2010
  2. ^ “Phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội”. Tạp chí Người Hà Nội Online. 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ngôn ngữ của trầm cảm - Language use of depressed and depression
Ngôn ngữ của trầm cảm - Language use of depressed and depression
Ngôn ngữ của người trầm cảm có gì khác so với người khỏe mạnh không?
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Ma Tố, mặc dù bản thân nó có nghĩa là "phân tử ma pháp" hoặc "nguyên tố ma pháp", tuy vậy đây không phải là ý nghĩa thực sự của nó