Phổ Chiếu Nhất Biện 普照一辯 | |
---|---|
Tên khai sinh | họ Hoàng |
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Tông phái | Thiền tông |
Lưu phái | Tào Động |
Chi phái | Lộc Môn |
Sư phụ | Lộc Môn Tự Giác |
Đệ tử | Đại Minh Tăng Bảo |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | họ Hoàng |
Ngày sinh | 1081 |
Nơi sinh | Hồng Châu |
Mất | |
Ngày mất | 1149 |
Nơi mất | Viện Thanh Thủy, Ẩn Dương |
Quốc tịch | Đại Tống |
Cổng thông tin Phật giáo | |
Phổ Chiếu Nhất Biện (zh. 普照一辯, Puzhao Yibian, 1081- 1149) là Thiền sư Trung Quốc đời Tống, thuộc đời thứ 10 của Tông Tào Động. Sư là pháp tử của Thiền sư Lộc Môn Tự Giác và có đệ tử đắc pháp là Thiền sư Đại Minh Tăng Bảo.[1]
Sư họ Hoàng, quê ở Hồng Châu (nay là Giang Tây).[2] Năm lên 11 tuổi, cha mẹ đều qua đời, sư xin xuất gia học đạo. Năm 18 tuổi, sư thọ giới cụ túc. Sau khi thọ giới, sư chuyên nghiên cứu kinh điển. Niên hiệu Trịnh Hòa (1111-1118), sư đến yết kiến Lộc Môn Tự Giác và đạt được tâm ấn.[3] Cơ duyên ngộ đạo của sư như sau:
Sau khi đắc pháp, Lộc Môn khuyên sư đến yết kiến sư ông (tức là thầy của Lộc Môn) là Thiền sư Phù Dung Đạo Khải. Tuy nhiên, sư không có cơ hội gặp được Phù Dung mà lại tình cờ gặp được Thiền sư Đan Hà Tử Thuần - môn đệ đắc pháp khác của Phù Dung.[3]
Trong khoảng năm 1119 - 1126, sư đến hoằng pháp ở chùa Thiên Ninh.[3] Tại đây, sư nhập thất và soạn 100 câu hỏi để khảo nghiệm trình độ tu chứng của người tu học, sau biên tập thành sách Thanh Châu Bách Vấn, danh tiếng của sư vang khắp vùng Đại Hà. Sư cũng từng trụ trì tại Vạn Thọ tự ở Đông Đô (1140), Phổ Chiếu tự, Hoa Nghiêm tự. Đặc biệt, tại Hoa Nghiêm tự (nay là chùa Đàm Giá, Bắc Kinh), sư nỗ lực đề xướng tông phong tông Tào Động và giới luật mạnh mẽ, được người đời tôn xưng là Tỵ tổ của tông Tào Động.[5][6]
Cuối đời, sư trụ trì tại Viện Thanh Thủy ở Ẩn Dương. Một hôm, sư lâm bệnh nhẹ, bèn gọi đại chúng đến nói kệ phó chúc. Nói kệ xong sư bảo chúng: "Ta muốn trở về!"[5] Rồi an nhiên thị tịch, trụ thế 69 năm. Đệ tử trà tỳ xây tháp thờ ở núi Phần Ngưỡng.[4]
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |