Phan Thị Hà Thanh

Phan Thị Hà Thanh
Tên đầy đủPhan Thị Hà Thanh
Quốc gia Việt Nam
Sinh16 tháng 10, 1991 (33 tuổi)
Hải Phòng, Việt Nam
Chiều cao1,55 m (5 ft 1 in)
Môn thi đấuThể dục nghệ thuật nữ
Trình độInternational Senior Elite
Số năm ở đội tuyển quốc gia14
Thành tích huy chương
Thể dục nghệ thuật
Đại diện cho Việt Nam
Vô địch Thế giới
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Vô địch Thế giới 2011 Nhảy chống
Giải vô địch châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Phủ Điền 2012 Nhảy chống
SEA Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2003 Team
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2007 Nhảy chống
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2011 Toàn năng
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2011 Nhảy chống
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2011 Tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2015 Toàn năng
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2015 Nhảy chống
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 2015 Cầu thăng bằng
Huy chương đồng – vị trí thứ ba SEA Games 2015 Thể dục tự do

Phan Thị Hà Thanh, sinh ngày 16 tháng 10 năm 1991 tại Hải Phòng, là một trong những nữ vận động viên thể dục dụng cụ Việt Nam.[1]. Cô cũng là vận động viên thể dục dụng cụ Việt Nam đầu tiên giành được huy chương tại Giải vô địch thể dục dụng cụ thế giới khi cô giành huy chương đồng trong lần tổ chức tại Nhật Bản năm 2011[2], và vận động viên thể dục dụng cụ Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương vàng tại Giải vô địch thể dục dụng cụ Châu Á 2012[3].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Thị Hà Thanh sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghiệp thể thao, mẹ là bác sĩ, bố là cán bộ khí tượng thủy văn khu vực đông bắc.[4]

Năm 1997 Phan Thị Hà Thanh được Huấn luyện viên Vũ Hùng Thắng phát hiện tài năng khi cô đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng). Sau đó Hà Thanh được tiếp tục huấn luyện nâng cao bởi Huấn luyện viên Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trưởng bộ môn Thể dục dụng cụ của Sở Thể dục thể thao Hải Phòng.

Năm 2002 Hà Thanh đoạt 2 Huy chương vàng tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 4 và được gọi tập trung đội tuyển quốc gia.[5]

Năm 2005 tại SEA Games lần thứ 23Philippines, Hà Thanh đạt Huy chương đồng đầu tiên trong sự nghiệp quốc tế.[6]

Năm 2007 tại SEA Games lần thứ 24Thái Lan, Phan Thị Hà Thanh đạt Huy chương vàng đầu tiên trên đấu trường Đông Nam Á.[7]

Năm 2009, Tại Giải vô địch châu Á, Hà Thanh giành tấm Huy chương đồng đầu tiên ở đấu trường châu lục cho thể dục dụng cụ Việt Nam.[8]

Năm 2010, Hà Thanh xuất sắc đoạt 3 Huy chương vàng tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 6. Cũng trong năm này, Phan Thị Hà Thanh đã tạo nên kỳ tích cho thể dục dụng cụ Việt Nam với 2 Huy chương bạc tại giải World Cup thể dục dụng cụ tổ chức ở Porto, Bồ Đào Nha.[9] Đây là lần đầu một VĐV thể dục dụng cụ của Việt Nam giành được huy chương ở sân chơi thế giới.

Ngày 16 tháng 10 năm 2011, đúng ngày sinh nhật lần thứ 20 của cô, tại giải vô địch thể dục dụng cụ thế giới tổ chức tại Nhật Bản, Hà Thanh đã dạt được Huy chương đồng trong nội dung sở trường của cô là môn nhảy ngựa,[10] Với thành tích này, lần đầu tiên trong lịch sử thể thao Việt Nam có tấm huy chương thể dục dụng cụ thế giới. Hà Thanh đã trở thành vận động viên thể dục dụng cụ Việt Nam đầu tiên giành vé chính thức tới Thế vận hội, sau trường hợp của Đỗ Thị Ngân Thương giành suất đặc cách (vé mời) đến dự Olympic Bắc Kinh 2008.[11][12].

Cũng trong năm 2011 tại SEA Games lần thứ 26Indonesia, Hà Thanh đã giành được 3 Huy chương vàng trong tổng số 11 Huy chương vàng của đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam giành được tại giải.[13]

Ngày 10 và 11 tháng 12 năm 2011 tại Giải thể dục dụng cụ quốc tế Toyota Cup ở Tokyo, Nhật Bản Hà Thanh giành Huy chương vàng ở nội dung nhảy ngựa sở trường với 14.300 điểm.[14].

Trong cuộc Bầu chọn vận động viên tiêu biểu của thể thao Việt Nam năm 2011, Hà Thanh đã đứng đầu trong danh sách 10 VĐV tiêu biểu với 1.425 điểm, xếp trên Hoàng Quý Phước (bơi lội) và Lê Quang Liêm (cờ vua).[15]

Ngày 13 tháng 11 năm 2012, tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), Phan Thị Hà Thanh đã mang về tấm huy chương vàng lần đầu tiên trong lịch sử thể dục dụng cụ Việt Nam tại Giải vô địch thể dục dụng cụ châu Á 2012 ở đơn môn nhảy chống.[1]

Ngày 24 tháng 11 năm 2012 Hà Thanh đoạt huy chương vàng nội dung nhảy chống tại giải thể dục dụng cụ cúp thế giới 2012 tại Cộng hòa Séc.[16]

Tính cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Thị Hà Thanh là người được báo giới nhận xét là "khá kín tiếng". Suốt 15 năm ở đội tuyển, cô luôn âm thầm tập luyện, chưa bao giờ hé ra một lời than đau, than khổ, càng chưa bao giờ đòi hỏi chuyện lương, thưởng của mình. Có lẽ cũng vì thế, mà Hà Thanh luôn phải chịu thiệt.[17]. Hà Thanh luôn đặt sự cống hiến lên trên hết nên cô dễ dàng vượt qua được mọi khó khăn hay sự thiệt thòi của bản thân.[18]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo nhận định của ông Nguyễn Hồng Minh cũng như nhiều chuyên gia thể dục dụng cụ khác, Hà Thanh thiếu những tố chất cơ thể bẩm sinh của một nữ vận động viên thể dục dụng cụ điển hình (cơ thể phải thon, gọn, nhỏ). Nhưng ở Thanh có niềm say mê, khát vọng cùng với ý chí nghị lực phi thường đã góp phần giúp cô lập nên những kỳ tích cho thể dục dụng Việt Nam nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.[14]
  • Trang tin Universal Sport coi việc Hà Thanh giành được Huy chương Đồng thể dục dụng cụ thế giới lần đầu tiên cho Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh đối với những trang báo thể thao uy tín trên thế giới: họ "Sửng sốt" về chiến công của Hà Thanh. Trang tin này cũng đánh giá rất cao việc Hà Thanh đơn thương độc mã tranh tài mà không có sự hỗ trợ từ đội tuyển nhà tại Tokyo. "Đây là một bước tiến lớn cho thể dục dụng cụ Việt Nam, đồng thời là sự cảnh tỉnh cho các cường quốc trong môn thể thao này về sự lớn mạnh không ngừng của những nước bị xem là kém phát triển về thể dục dụng cụ".[19]
  • ESPN ngạc nhiên trước sự vụt sáng của Hà Thanh và gọi cô là "Lính mới ở nội dung nhảy ngựa". Tờ báo này không giấu vẻ ngạc nhiên trước sự vụt sáng của Hà Thanh: "Cho đến khi kết thúc phần đấu loại đầu tiên, chẳng ai biết đến cô ấy. Ngay cả khi vào phần thi chung kết và đoạt HCĐ, cô ấy vẫn hoàn toàn vô danh, nhưng có một điều, tất cả chúng ta đều chắc chắn: Cô ấy là một tài năng lớn ở nội dung nhảy ngựa".
  • Bà Nguyễn Kim Lan, Trưởng bộ môn thể dục (Tổng cục Thể dục thể thao) đánh giá: "Đây là một cột mốc mới của Thể dục dụng cụ Việt Nam. Hà Thanh là Vận động viên đầu tiên giành được Huy chương Vàng cho Thể dục dụng cụ Việt Nam ở Giải Vô địch châu Á".[20]
  • Tổng cục trưởng tổng cục thể dục thể thao Vương Bích Thắng: "Chúng ta phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc các tài năng thể thao như Hà Thanh để các cháu yên lòng phấn đấu vì vinh quang của thể thao Việt Nam, Olympic London 2012 ở phía trước, nếu như Hà Thanh lặp lại thành tích này, đất nước và nhân dân sẽ vui hơn, thể thao Việt Nam cũng vui hơn, vinh dự hơn".[14]

Thành tích nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 4 Huy chương vàng môn thể dục dụng cụ qua các kỳ SEA Games 2007, 2011.[12]
  • Huy chương đồng giải vô địch thể dục dụng cụ châu Á năm 2009.[12]
  • 2 Huy chương bạc giải World Cup thể dục dụng cụ thế giới tại Porto năm 2010.[12]
  • Huy chương đồng nội dung nhảy ngựa tại giải vô địch thể dục dụng cụ thế giới 2011 ở Nhật Bản.[14]
  • Huy chương vàng nội dung nhảy ngựa tại giải thể dục dụng cụ quốc tế Toyota Cup 2011 ở Tokyo.[21]
  • Về nhất trong cuộc bầu chọn Vận động viên tiêu biểu của Thể thao Việt Nam năm 2011 với 1.425 điểm.[22].
  • Huy chương vàng tại Giải vô địch thể dục dụng cụ châu Á 2012 ở đơn môn nhảy chống.
  • Huy chương vàng nội dung nhảy chống tại giải thể dục dụng cụ cúp thế giới 2012 tổ chức tại Cộng hòa Séc.[23]

Cuộc sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù Hà Thanh liên tiếp tạo ra những cột mốc mới cho thể dục dụng cụ Việt Nam, nhưng chuyện học hành của nhà vô địch vẫn đang dang dở vì bận tập luyện, thi đấu quanh năm.[24]

Năm 2013, cô được tiếp nhận vào biên chế của Trung tâm Đào tạo vận động viên Hải Phòng thuộc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hải Phòng và được Ủy ban nhân dân thành phố tặng 90m2 đất ở quận Kiến An để ổn định chỗ ở. [25]

  1. ^ a b K.XUÂN (ngày 13 tháng 11 năm 2012). “Giải thể dục vô địch châu Á năm 2012: Hà Thanh bất ngờ giành Huy chương vàng”. Yahoo! Asia Pacific Pte Ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ “Tấm huy chương đầu tiên của Thể dục dụng cụ Việt Nam”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. ngày 16 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012. Đã bỏ qua văn bản “T.H.” (trợ giúp)
  3. ^ Lực sĩ Thạch Kim Tuấn giành ba HCV Giải cử tạ trẻ châu Á Lưu trữ 2012-11-24 tại Wayback Machine 21:33, Thứ năm, 15/11/2012 (GMT+7)
  4. ^ VĐV Thể dục dụng cụ Phan Thị Hà Thanh: Nghị lực của "Bông hồng đất Cảng
  5. ^ “Người ghi dấu ấn cho thể dục dụng cụ Việt Nam trên đấu trường châu lục”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  6. ^ Sinh nhật đáng nhớ của cô bé thể dục dụng cụ[liên kết hỏng]
  7. ^ Cô gái vàng thể thao VN lại gây chấn động châu Á
  8. ^ Hà Thanh giành HCV TDDC châu Á
  9. ^ World Cup là giải đấu đỉnh cao trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn thể dục dụng cụ thế giới (FIG) nhằm tạo điều kiện cọ xát cho các Vận động viên trước khi bước vào giải đấu quan trọng nhất - Giải vô địch thế giới.
  10. ^ Hà Thanh đã hoàn thành xuất sắc bài thi, đạt 14.666 điểm, xếp vị trí thứ ba chung cuộc và giành HCĐ. Nhà vô địch toàn năng người Mỹ Maroney McKayla đạt 15.300 điểm đoạt HCV, trong khi VĐV người Đức Oksana Chusovitina với 14.733 điểm đã giành HCB.
  11. ^ Theo điều lệ của Liên đoàn thể dục dụng cụ thế giới, các VĐV giành huy chương đơn môn tại giải vô địch thế giới là đủ tiêu chuẩn giành vé dự Thế vận hội Mùa hè 2012.
  12. ^ a b c d Hoàng Hà (ngày 10 tháng 7 năm 2012). “Phan Thị Hà Thanh - Từ "sân chơi" thế giới đến "đấu trường" Olympic”. BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  13. ^ Tuổi 20 chinh phục những đỉnh cao[liên kết hỏng]
  14. ^ a b c d Nguyễn Hồng Minh (ngày 24 tháng 10 năm 2011). "Mặt sau" của tấm huy chương thế giới”. Thể thao văn hóa. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  15. ^ Hà Thanh giành danh hiệu xuất sắc nhất năm 2011
  16. ^ Báo Tuổi Trẻ chủ nhật, trang 4 25/11/2012
  17. ^ “nhà vô địch Phan Thị Hà Thanh”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  18. ^ Nỗi niềm nhà vô địch Phan Thị Hà Thanh[liên kết hỏng]
  19. ^ “Báo nước ngoài sửng sốt vì huy chương của Hà Thanh”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  20. ^ Hà Thanh giành HCV TDDC châu Á
  21. ^ Phan Thị Hà Thanh lại một lần nữa mang về niềm vui chiến thắng cho thể dục dụng cụ Việt Nam khi giành HCV tại Giải thể dục Toyota Cup 2011.[liên kết hỏng]
  22. ^ Bầu chọn VĐV tiêu biểu năm 2011: Hà Thanh là số một
  23. ^ Hà Thanh đoạt huy chương vàng nội dung nhảy chống tại giải thể dục dụng cụ cúp thế giới 2012 tổ chức tại Cộng hòa Czech
  24. ^ Hy sinh vì sự nghiệp
  25. ^ Nỗ lực mới của Hà Thanh

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Nhân vật Hanekawa Tsubasa trong Monogatari Series
Nhân vật Hanekawa Tsubasa trong Monogatari Series
Hanekawa Tsubasa (羽川 翼, Hanekawa Tsubasa) là bạn cùng lớp cũng như là người bạn thân nhất của Araragi Koyomi
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Ông Nobi Nobisuke hay còn được gọi là Bố của Nobita được tác giả Fujiko F. Fujio mô tả qua những câu truyện là một người đàn ông trung niên với công việc công sở bận rộn