Phiên tử quyền

Phiên tử quyền (chữ Hán: 翻子拳, đọc bính âm: Fānziquán, dịch nghĩa tiếng Anh Tumbling Fist) là một bộ môn quyền thuật miền Bắc Trung Hoa chú trọng kỹ pháp tấn công và phòng thủ chỉ bằng các chiêu thức thủ pháp (đòn tay) và có nguồn gốc từ Ưng Trảo Quyền của Bắc Thiếu Lâm.

Trong Phiên tử quyền còn có một lưu phái thuộc nhánh khác tên gọi Bát Thiểm Phiên (chữ Hán: 八閃翻, đọc bính âm: Bāshǎnfān, dịch nghĩa tiếng Anh 8 Flash Tumbles hay 8 Evasive Tumbles) cũng đều có chung một gốc từ Thiếu Lâm mà ra.

Nguồn gốc và danh xưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Còn gọi tắt là Phiên tử (lật ngược) hay Phiên quyền (chữ phiên này khác chữ phiên trên, phiên này có nghĩa là lượt, hồi, thứ).

Nguyên tên là Thiểm Phiên (né lật), tục gọi là Phiên tử quyền là loại quyền thuộc dòng đánh gần, giáp lá cà.

Thích Kế Quang danh tướng đời Minh trong "Kỷ hiệu tân thư - Quyền Kinh tiệp yếu biên" nói: "...Bát Thiểm Phiên có 12 đoản nghĩa là 12 giá tử (quyền thức) 8 phép lật tay (Phiên tử) trong thủ pháp. Loại này cũng là hay trong hay vậy".

Tương truyền rằng vào thời nhà Nam Tống có hai bộ môn quyền thuật là Bát Thiểm Phiên (Bāshǎnfān) và Trốc Cước là hai môn được danh tướng Nhạc Phi (Yue Fei) rất ưa thích và ông đã kết hợp với Ưng Trảo Quyền để sáng tác thành bộ môn quyền thuật nổi tiếng được đời sau gọi là Hình Ý quyền (Xing Yi quan) mà lẽ ra nên gọi là Hình Ý Linh Thú quyền thì đúng hơn vì có các động tác mô phỏng từ các loài mãnh thú.

Trong 32 thế hấp thu chiêu thế của Phiên Tử quyền có đương đầu pháo, nữu loan trửu (chặt khủy loan), kỳ cổ thế (thế cờ trống) v.v...

Trước kia Phiên tử quyền chủ yếu lưu truyền ở Hà Bắc (huyện Cao Dương), đến cuối đời nhà Thanh truyền lên Đông Bắc, mấy chục năm lại đây chủ yếu lưu truyền ở Hà Bắc, Liêu Ninh, Cam Túc, Thiểm Tây v.v... khá thịnh hành.

Thời Thái Bình Thiên Quốc khoảng giữa cuối thế kỷ thứ 19, tướng quân của Thái Bình là Triệu Xán ích (Zhao Canyi) rất giỏi trốc cước và Phiên Tử quyền. Sau khi quân Thái Bình đánh Thiên Tân thất bại, Triêu Xán ích về ở ẩn tại Nhiêu Dương tỉnh Hà Bắc đã đem trốc cước và Phiên Tử quyền truyền dạy dân chúng vùng đó. Triệu Xán Ích dạy Phiên tử quyền cho gia tộc họ Vương và dạy Trốc cước cho gia tộc họ Doãn, sau đó hai dòng họ này đã trao đổi kỹ pháp cho nhau và phổ biến ra khắp một vùng Hà Bắc.

Gần đây Phiên tử quyền lưu truyền tương đối mạn ở Tây Bắc, Đông Bắc, cả hai nơi này thuộc cùng một mạch nhưng về kình lực và vẻ ngoài lại hơi khác nhau.

Quyền lưu truyền ở Tây Bắc từng kinh qua "Thông bị kình" đã được giản dị hóa, chú ý phần nhiều hông phát lực, hùng hậu một khí.

Quyền lưu truyền ở Đông Bắc phần lớn lại chú ý một khí dứt khoát nhanh.

Về bài bản của Phiên tử quyền có: trạm trang phiên (đứng tấn lật), Tụy thủ phiên (tập trung tay), Kinh thủ phiên (nhẹ tay), Lôc tủ phiên (cướp tay), Kiện trung phiên (lật khỏe).

Một dải Hà Bắc lưu truyền Lục Thủ phiên, Yến Thanh phiên.

Vùng Tây Bắc như Cam Túc v.v... lưu truyền Mã gia phiên (quyền nhà họ Mã), Ưng trảo phiên (vuốt Ưng) v.v...

Vùng Đông Bắc thì lưu truyền Long hình phiên (hình rồng), Ngư dược phiên (cá vọt) v.v...

Về khí giới thì có bát bộ liên hoàn tiến thủ đao (đao tiến thế liên hoàn tám bước), miên chiến đao (đánh liên miên) v.v....

Đặc trưng kỹ pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một môn quyền thuật tuy có nguồn từ miền Bắc Trung Hoa nhưng lại không dùng đòn chân nhiều như các bộ môn quyền thuật miền Bắc mà chỉ dùng tay. Do vậy câu nói truyền tụng trong dân gian về các môn võ hai miền Nam Bắc Trung Hoa rằng: Nam quyền, bắc cước (hay Nam quyền, bắc thoái) là không hề có cơ sở rõ ràng.

Thủ pháp (đòn tay) của Phiên tử quyền thường có câu truyền tụng rằng: hai tay xuất thủ thật nhanh liên tiếp nhau như mưa rào và phát ra như hai ngọn roi da quất lên nghe vùn vụt.

Các bài quyền của Phiên tử quyền thường rất ngắn và nhanh. Trong Phiên tử quyền không có các bài binh khí như các bộ môn quyền thuật khác.

Đặc điểm là: thế thức động tác ngắn nhỏ tinh vi, phát kình nhanh mạnh, quyền pháp dày đặc, giá thế cúi phục né tránh động, động tác chỉ một khí (một lần hít thở) là thành vì thế quyền ngạn mới bảo: "Phiên tử nhất quải tiên" (lật mình một lần cất roi).

Về phương pháp công phòng yêu cầu liên miên, mềm, lỏng, gọn, ẩn ở trong (nội tàng) v.v...

Cước pháp thì phần lớn dành trung, hạ bàn, coi trọng hông, vai, háng, chân... trong việc huấn luyện công phu (công phu chân) sao cho linh hoạt đa biến cũng như tay, vận dụng thoải mái dễ dàng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan