Bạch Mi quyền, tên đầy đủ là Thiếu Lâm Bạch Mi quyền [1] là tên của một võ phái miền nam Trung Hoa có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến do Bạch Mi đạo nhân, tương truyền là một đệ tử của Nam Thiếu Lâm tách ra sáng lập riêng sau khi ông ta rời bỏ Phật gia đi theo Đạo gia vào đầu thời Càn Long. Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa có nhiều người lầm lẫn võ phái Nga Mi[2] và Bạch Mi là một. Thật ra đây là hai võ phái khác nhau và có những hệ thống kỹ pháp khác nhau thậm chí không có liên quan gì về mặt lịch sử ngoại trừ chuyện hai vị sư tổ sáng lập đều là đệ tử của Thiếu Lâm.
Bạch Mi đạo nhân, người đã sáng tạo ra quyền thuật Bạch Mi phái, một dòng võ nổi tiếng trong hệ Nam quyền của Nam Thiếu Lâm.
Trong giới võ thuật ở miền Nam Trung Hoa thường truyền tụng rằng Bạch Mi Đạo Nhân được xem như là một kẻ ‘’Phản đồ" của Nam Thiếu Lâm và là người chủ mưu hoặc ít nhất là có tham gia hai lần vào vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến lần thứ nhất vào năm 1723 (tức năm Ung Chính thứ 2) do vua Ung Chính và vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến lần thứ hai vào năm 1763 (tức năm Càn Long thứ 28) do vua Càn Long. Câu chuyện này không có một nguồn tài liệu cơ sở lịch sử nào và các học giả nghiên cứu lịch sử võ thuật Trung Hoa cũng không hề ghi nhận sự kiện trên trong các ấn phẩm võ thuật.
Trong các tài liệu của các đại võ sư Karate ở Nhật Bản luôn nhắc chuyện chùa Nam Thiếu Lâm bị quan quân nhà Thanh đốt phá và 5 vị cao đồ xuất sắc của Nam Thiếu Lâm sống sót và trốn chạy khỏi Phúc Kiến là: Chí Thiện thiền sư, Bạch Mi đạo nhân, Ngũ Mai lão ni sư thái, Phùng Đạo Đức, và Miêu Hiển. 5 người này sau này được xem là Ngũ tổ của các dòng phái võ thuật miền Nam Trung Hoa tục xưng là Nam quyền.
Sau này Ngũ Mai lão ni sư thái thu nhận một nữ môn đồ tên là Nghiêm Vịnh Xuân là con gái của Nghiêm Nhị - cũng là một danh thủ quyền thuật xuất thân từ chùa Nam Thiếu Lâm, đó là nguồn gốc của Vịnh Xuân quyền tại Phật Sơn tỉnh Quảng Đông sau này.
Chí Thiện thiền sư cũng có một đồ đệ tên Hồng Hy Quan trốn chạy khỏi Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến, là người sau này đã truyền bá võ thuật Nam Thiếu Lâm tại quê hương của ông cũng là Phật Sơn tỉnh Quảng Đông, và để tránh sự truy nã của nhà Thanh nên xưng danh Hồng Gia quyền.
Ngoài Hồng Hy Quan, các môn đồ Nam Thiếu Lâm cũng lưu lạc rải rác khắp miền Nam Trung Hoa hình thành nên nhiều võ phái miền nam sau này, nổi lên hàng đầu là 5 nhà gọi là Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến gồm Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái.
Miêu Hiển có một người con gái tên Miêu Thúy Hoa, là mẹ của Phương Thế Ngọc sau này cũng nổi danh trong Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan.
Riêng Phùng Đạo Đức sau này cũng đứng riêng tạo lập ra một phái Nam quyền cũng rất nổi tiếng ở miền Nam Trung Hoa là Bạch Hổ phái phát triển rất mạnh ở Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) gọi là Bạch Hổ phái Lưỡng Quảng.
Có hai nguồn tài liệu của các võ sư Karate Nhật Bản đề cập đến chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến:
Cả hai thuyết trên của các võ sư Karate đều không chính xác và không có cơ sở lịch sử. Trên thực tế chỉ có chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến là bị nhà Thanh tấn công nhiều lần rồi phóng hỏa thiêu hủy.
Đến năm 1992, dưới sự chỉ đạo của giới lãnh đạo chính quyền thành phố Phúc Kiến và đông đảo các thành phần báo giới cùng quần chúng tham gia, chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến đã được xây dựng lại theo nguyên bản cách đây hơn 400 năm rất đẹp để làm di tích lịch sử văn hóa thu hút du khách nước ngoài. Hiện nay ở Trung Quốc chỉ còn hai ngôi chùa Thiếu Lâm, một chùa Thiếu Lâm nguyên thủy ở Tung Sơn Hà Nam, tuy bị đốt vào năm 1928 (tức năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 17) bởi thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch tên là Thạch Hữu Tam truy sát viên tướng tạo phản Phàn Chung Tú đang lẩn trốn trong Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, nhưng vẫn còn to lớn uy nghi cho đến nay, và chùa Nam Thiếu Lâm ở thành phố Phủ Điền (hay Bồ Điền) giữa thành phố Phúc Châu và thành phố Toàn Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến vừa được xây dựng và trùng tu lại sau năm 1992 đến tháng 9 năm 2001 mới hoàn thành.
Trong các dòng phái Bạch Mi quyền sau này đều có chung điểm thống nhất về nguồn gốc của Bạch Mi phái và Bạch Mi sư tổ, không ai rõ họ tên của ngài ra sao, người ta chỉ biết rằng đó là một vị chân nhân có đôi lông mày dài màu trắng nên được gọi là Bạch Mi Đạo Nhân và ẩn cư tại núi Nga Mi tỉnh Tứ Xuyên.
Bạch Mi Đạo Nhân thật ra là một môn đồ của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam.
Tuy nhiên, nếu để ý quan sát ta sẽ thấy Hồng Gia quyền, Bạch Mi quyền, và Vịnh Xuân quyền đúng là có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến vì 3 hệ quyền này đều có những thủ pháp như Tầm kiều, Tiêu chỉ, Tiêu quán chưởng, Trầm kiều, Triệt kiều, Toản kiều, Phiên kiều, Cổn kiều, Lẫy kiều, Tỏa kiều,... là những chiêu thức thủ pháp trong hệ thống Kiều thủ (Kiều pháp) dù rằng Bạch Mi Đạo Nhân gốc là môn đồ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam và Bạch Mi Đạo Nhân đã chịu ảnh hưởng của các dòng võ miền Nam của Nam Thiếu Lâm rất rõ.
Bạch Mi Đạo Nhân đã sáng tác ra Bạch Mi quyền trên cơ sở Hổ hình quyền và Báo hình quyền trong hệ thống Ngũ hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) của Thiếu Lâm quyền, chỉ khác là không đi theo kỹ pháp truyền thống quyền xuất tại yêu (hai tay quyền khởi phát từ eo bộ).
Theo tài liệu Bạch Mi phái một số phân lưu thuộc dòng của Tăng Huệ Bác thì Bạch Mi Đạo Nhân tên thật là Chu Long Tuyền, là một đạo sĩ Đạo gia sống trong núi Nga Mi tỉnh Tứ Xuyên, do ông có đôi lông mày màu trắng bạc nên lấy pháp danh là Bạch Mi Đạo Nhân.
Sau này, có lẽ do Bạch Mi Đạo Nhân có mối liên hệ với Ngũ Mai và Chí Thiện, xem các chiêu thức thủ pháp trong hệ thống Kiều pháp là biết, nên Bạch Mi phái được các sử gia võ thuật Trung Hoa xếp vào danh sách Nam quyền thuộc hệ Nam Thiếu Lâm. Thêm vào đó, kỹ pháp của Bạch Mi quyền có nguyên lý phù trầm thôn thổ là đặc thù các môn võ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến sau này nên có lẽ do vậy mà các sử gia võ thuật Trung Hoa xem Bạch Mi phái thuộc dòng võ miền Nam Trung Hoa [4].
Tương truyền rằng Bạch Mi đã bắt đầu truyền thụ môn quyền pháp do chính mình sáng tạo ra tại núi Thiếu Thất trong dãy Tung Sơn, trong Bạch Mi phái thường gọi là Sùng Sơn Thất, phiên âm Latin danh từ núi Tung Sơn là Songshan hay Sungshan.
Sau khi bắt đầu truyền thụ giáo pháp Bạch Mi tại Sùng Sơn (Tung Sơn), ông đã có lần gặp Ngũ Mai và Chí Thiện rồi sau đó cùng một vài môn đồ đi vào núi Nga Mi ẩn cư và không ai biết sống chết sau này ra sao.
Người học trò đầu tiên của Bạch Mi Đạo Nhân là Quảng Huệ Thiền đi theo ông vào Tứ Xuyên. Sau đó Đại sư Quảng Huệ đã truyền lại cho Thiền sư Trúc Pháp Vân. Đại sư Trúc Pháp Vân sau này truyền lại cho Trương Lễ Tuyền là một người rất nổi tiếng ở Quảng Đông về môn Long hình quyền của Thiếu Lâm quyền và Khách gia quyền (võ của người Hẹ).
Trước kia, Bạch Mi phái chỉ truyền thụ cho người xuất gia hoặc là tăng nhân Phật giáo hoặc là tu sĩ Đạo gia theo lời di huấn của Bạch Mi Đạo Nhân.
Trương Lễ Tuyền, gốc là người Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông là môn đồ tục gia đầu tiên của Bạch Mi phái được phép truyền thụ Bạch Mi quyền ra ngoài thế tục.
Trước khi Trương Lễ Tuyền học Bạch Mi quyền, ông đã học một số bộ môn quyền thuật của Khách Gia quyền [5], là một dòng quyền thuật của người Hẹ - ở Trung Quốc gọi là Người Khách Gia, đây là một môn võ tổng hợp bao gồm Nam Đường lang quyền của châu Á Nam (Chow Ah Namm - người Hẹ) sáng tạo, Long hình quyền của Thiếu Lâm, Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến, Vịnh Xuân quyền, Bạch Mi quyền và một số môn võ miền Bắc Trung Hoa.
Nhờ sự giới thiệu và dẫn dắt của Liên Sinh nguyên là học trò của Đại Sư Trúc Pháp Vân và cũng là một tăng nhân Phật giáo, Trương Lễ Tuyền đã được diện kiến vị Truyền Nhân đời thứ ba này của Bạch Mi phái. Sau một trận giao đấu căng thẳng và bị Đại Sư Trúc Pháp Vân khống chế thân thủ, Trương Lễ Tuyền đã xin theo Đại Sư và bị từ chối. Đại Sư Trúc Pháp Vân sau đó đã trách Liên Sinh tại sao lại nói cho người ngoài biết Liên Sinh đã học Bạch Mi quyền của Đại Sư. Phải mất hơn 6 tháng trời miệt mài kiên nhẫn đi theo Đại Sư Trúc Pháp Vân, Trương Lễ Tuyền mới được nhận làm môn đồ và là Truyền Nhân đời thứ tư của Bạch Mi phái kế tục Đại Sư Trúc Pháp Vân.
Năm 1949 Trương Lễ Tuyền đã rời Quảng Châu đi Hồng Kông và truyền thụ kỹ pháp Bạch Mi phái tại đây. Trong số học trò của Trương Lễ Tuyền tại Hồng Kông, Tăng Huệ Bác, còn gọi là Tăng Khai Minh là người học trò đầu tiên của ông truyền bá Bạch Mi phái sang Việt Nam tại vùng Chợ Lớn, quận 5, Sài gòn, là nơi cộng đồng người Hoa gốc Quảng Đông cư trú rất nhiều.
Trong thời gian cư ngụ tại Quảng Đông, ngoài thời gian nghiên cứu võ thuật, Trương Lễ Tuyền đã bỏ thời gian rất lớn chuyên tâm nghiên cứu về thiền, Đông y, và cả Thuật bói toán cổ truyền Trung Hoa.
Tại Quảng Đông, Trương Lễ Tuyền đã làm giới võ thuật miền Nam Trung Hoa tôn vinh ông là một trong những quyền sư giỏi nhất về thuật tán đả (Santa) còn gọi là phép tán thủ (Sanshou) trong Wushu hiện đại của Trung Quốc mà ngày nay được gọi là thực hành song đấu tự do hay đối kháng. Công chúng Trung Hoa đã xem ông là người đã cho giới võ thuật miền Nam Trung Hoa mục kích những gì được cho là ảo diệu nhất của Bạch Mi quyền.
Các môn đồ của Bạch Mi phái thường có bài thơ lưu truyền ca ngợi công đức và chính khí của Bạch Mi Đạo Nhân nêu gương cho đời sau khi học tập võ nghệ:
Theo tài liệu Bạch Mi phái của các phân lưu Bạch Mi phái Sài gòn Chợ Lớn, năm 1955 Tăng Huệ Bác đã sang Việt Nam cư ngụ tại tại vùng Chợ Lớn, quận 5, Sài gòn.
Trong số môn đồ của Tăng Huệ Bác tại Chợ Lớn (Sài gòn, Việt Nam) có Diệp Quốc Lương, còn gọi là Tài Chẹk Cam. Tài Chẹk Cam (Diệp Quốc Lương) là một trong những quyền sư đầu tiên của Bạch Mi phái truyền thụ kỹ pháp Bạch Mi quyền cho người Việt Nam.
Còn có một cao nhân trùng tên DIỆP QUỐC LƯƠNG là học trò của Triệu Trúc Khê thuộc hệ Bắc Đường Lang quyền, Diệp Quốc Lương này có người con trai là DIỆP ĐỆ DÂN, là quyền sư Thái cực Đường Lang rất nổi tiếng tại vùng Gia Định, Sài gòn. Diệp Đệ Dân có rất nhiều môn đồ là người Việt Nam tại Sài gòn.
Dòng Bạch Mi phái của Tăng Huệ Bác chỉ lưu truyền có 9 bài quyền (sáo lộ - tiếng Hoa đọc là Taolu trong bộ môn Wushu hiện đại) và không có dạy binh khí.
Ngoài dòng Bạch Mi phái của Tăng Huệ Bác tại Sài gòn, còn có dòng Bạch Mi phái của Lai Quý Đình và Huỳnh Thiệu Long lưu truyền đến hơn 20 bộ quyền, các bài trường côn và đoản đao, đại đao.(Lai Quý Đình cùng 1 dòng với Tăng Huệ Bác, còn dòng Lai Quý có người con tên Lai Phát mới là 1 dòng khác hẳn).
Truyền thống của Thiếu Lâm quyền là "quyền xuất tại yêu" nghĩa là hai tay quyền luôn phải khởi phát tại eo bộ tức là ở hai bên hông ngang thắt lưng. Nhưng Bạch Mi đạo nhân đã sáng tạo ra một môn quyền thuật mới không đi theo truyền thống Thiếu Lâm quyền với những đặc điểm:
Ngoài Bạch Mi Quyền ra có thể nói Võ Đang phái cũng không đi theo truyền thống của Thiếu Lâm quyền mà vòng hai tay trước ngực ôm vòng Thái cực với một tay sấp một tay ngửa khi khởi thức (bắt đầu) bài quyền, nhưng vào giữa bài thì thỉnh thoảng đặt một tay ở ngang hông thắt lưng như Thiếu Lâm quyền. Còn như tất cả các võ phái khác khắp miền Nam Bắc Trung Hoa đều đi theo truyền thống kỹ pháp Thiếu Lâm quyền nên chẳng trách nào người Trung Hoa có câu Thiên Hạ Công Phu Xuất Thiếu Lâm là phải (nghĩa là tất cả các phái võ trong thiên hạ ở Trung Hoa đều khởi thủy từ chùa Thiếu Lâm).
Nga Mi phái là một lưu phái của Bắc Thiếu Lâm nổi tiếng quyền pháp đa dạng do tích hợp đủ loại tông phái quyền pháp của Nam Thiếu Lâm rồi đến Bắc Thiếu Lâm và Võ Đang phái, thế mà duy chỉ vắng bóng kỹ pháp của Bạch Mi Quyền. Thậm chí sau này trong hệ thống Nam Quyền của Wushu cũng vắng bóng kỹ pháp của Bạch Mi Quyền, xem thế đủ biết kỹ pháp của Bạch Mi Quyền thật là lạ lùng không thể tích hợp được với bất kỳ phái võ nào vì nó không đi theo những kỹ pháp truyền thống của Thiếu Lâm quyền như tất cả các võ phái trong các bộ môn quyền thuật Nam Bắc Trung Hoa.
Những ảnh hưởng của kỹ pháp truyền thống của Thiếu Lâm quyền có thể nói đã lấn át và ảnh hưởng mạnh đến tất cả các võ phái tại châu Á nói chung sau này. Điều đó có thể thấy rất rõ và không thể nào chối cãi được vì trong các bài quyền của các võ phái luôn có dấu ấn của Thiếu Lâm quyền: hai tay thường hay nằm tại hai bên hông ngang thắt lưng. Đó là chưa nói đến cách chào và bái tổ vào đầu bài quyền và kết thúc bài quyền.
Trong kỹ pháp của Bạch Mi quyền chỉ có cách chào (bái tổ) là không thể không bị ảnh hưởng của Thiếu Lâm quyền như các phái võ Nam Bắc Trung Hoa và trong khu vực châu Á khác là: một tay nắm thành quyền còn một tay thì xoè ra biểu tượng cho âm dương, chỉ khác là cách chào của Bạch Mi quyền cho tay phải xòe thành chưởng đặt trên tay trái nắm thành Phụng Nhãn quyền (Phụng Nhãn chùy).
Các bài quyền của Bạch Mi quyền bao gồm một số bài sau:
Về binh khí của Bạch Mi quyền thì có lưu phái có, có lưu phái không có, binh khí chủ yếu là côn pháp là chính. (Xin Ghi chú: 9 quyền lộ của dòng Tăng huệ Bác được chia làm 3 cấp- Sơ cấp: Thạch sư quyền,tứ mã liên hoàn,...,Trung cấp: Tam văn quyền,tam công,đơn kình.Cao cấp: Thập bát ma kiều,cửu bộ thôi,Mãnh hổ xuất lâm. Trong đó, Tam văn quyền là bài tổng hợp từ 3 bài: Tiểu tam Văn, Trung tam Văn và Đại tam Văn do 12 nội đồ của Tài Chẹk Cam; 3 bài này do 3 anh em họ "Văn",huynh Đệ của Tăng Huệ Bác chế tác,được Trương Lễ Tuyền cho phép phổ biến trong môn phái.)Tôi là học trò thầy Diệp Quốc Lương TC Đường lang và đồng thời cũng là họ trò của thầy Đào Phước,1 trong 12 nội đồ của Tài Chẹk Cam; hiện nay thầy Đào Phước vẫn còn sống có thể xác nhận lại phần "quyền lộ" này.