Phong trào Me Too (bắt nguồn từ hashtag "#MeToo") là một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục.[1][2] #MeToo lây lan nhanh chóng vào tháng 10 năm 2017 như một hashtag được sử dụng trên phương tiện truyền thông xã hội để giúp chứng minh sự phổ biến rộng rãi của sự quấy rối và bạo hành tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc.[3] Nó xảy ra ngay sau những tiết lộ công khai về những cáo buộc hành vi lạm dụng tình dục chống lại Harvey Weinstein.[4]
Một số hashtag để chia sẻ các câu chuyện về bạo lực tình dục đã được sử dụng trước #MeToo, bao gồm #MyHarveyWeinstein, #YouOkSis, #WhatWereYouWearing và #SurvivorPrivilege.
[11]
Tarana Burke, một nhà hoạt động xã hội và tổ chức cộng đồng, đã bắt đầu sử dụng cụm từ "Me Too" vào năm 2006, trên mạng xã hội Myspace[12] như một phần của một chiến dịch cơ sở để thúc đẩy "gây sức mạnh thông qua sự đồng cảm" giữa phụ nữ da màu, mà trải nghiệm lạm dụng, đặc biệt là trong các cộng đồng bị thiệt thòi.[6][13][14] Burke, người đang làm một bộ phim tài liệu có tựa đề Me Too, đã nói rằng cô đã được truyền cảm hứng để sử dụng cụm từ sau khi không thể trả lời một cô gái 13 tuổi, đã tâm sự với cô, rằng cô ta đã bị bạo hành tình dục. Burke sau đó ước gì cô ấy đã nói với cô gái ấy, "tôi cũng vậy".[12]
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2017, nữ diễn viên Alyssa Milano đã khuyến khích loan truyền hashtag #MeToo, như là một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm tiết lộ sự phổ biến của việc lạm dụng và quấy rối tình dục. Milano tweet: "Nếu tất cả những người phụ nữ đã bị quấy rối tình dục hoặc tấn công đều viết 'Tôi cũng vậy'. như là một tình trạng, chúng ta có thể làm mọi người ý thức tới tầm quan trọng của vấn đề."[15][16] Milano sau đó đã thừa nhận là Burke đã dùng cụm từ này trước đó. Milano thông báo trong một cuộc phỏng vấn với Rolling Stone rằng cô và 300 phụ nữ khác trong ngành công nghiệp điện ảnh hiện đang hỗ trợ một phong trào khác gọi là Time's Up, một sáng kiến nhằm giúp chống lại bạo lực tình dục và quấy rối tại nơi làm việc thông qua vận động hành lang và tài trợ cho nạn nhân để nhận được trợ giúp pháp lý nếu họ không đủ khả năng. Mục tiêu của cô là nâng cao nhận thức cho phụ nữ trên khắp thế giới về số lượng phụ nữ đã bị quấy rối tình dục.[17]
Cụm từ "Tôi cũng vậy" ("Me too") được Milano đưa lên Twitter vào khoảng giữa trưa ngày 15 tháng 10 năm 2017 và đã được sử dụng hơn 200.000 lần vào cuối ngày,[18] và hơn 500.000 lần cho tới ngày 16 tháng 10.[19] Trên Facebook, #Me Too được sử dụng bởi hơn 4,7 triệu người trong 12 triệu bài đăng trong 24 giờ đầu tiên.[20] Trang mạng này tường thuật rằng, 45% người dùng ở Hoa Kỳ có một người bạn đã đăng bài dùng cụm từ đó.[21]
Hàng chục nghìn người trả lời tweet của Milano, bao gồm:[22]
Một số nam giới, như diễn viên Terry Crews [55] và James Van Der Beek,[56] đã phản ứng với #Me Too bằng kinh nghiệm của riêng họ về quấy rối và lạm dụng, trong khi những người khác đã phản ứng bằng cách thừa nhận hành vi trong quá khứ chống lại phụ nữ, sinh ra #HowIWillChange.[57]
Phong trào #MeToo Việt Nam được cho là bắt đầu từ vụ quấy rối tình dục ở báo Tuổi Trẻ hồi tháng 4 năm 2018. Một sinh viên thực tập tại báo Tuổi Trẻ bị một biên tập viên cưỡng bức dẫn tới muốn tự tử, bài báo của The Diplomat tường thuật lời kể của các phóng viên Việt Nam. Chỉ vài ngày sau đó, phụ nữ khắp Việt Nam chia sẻ các câu chuyện bị quấy rối và lạm dụng khi họ làm việc với các phóng viên. Họ đặt các hashtag như #toasoansach, #ngungimlang, và #MeToo.[58]
Một cuộc nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng phong trào này đã vô tình tạo ra cách nhìn nhận vấn đề và một thái độ ứng xử sai lệch từ chính những người phụ nữ khi giao tiếp xã hội, và từ đó họ đã bị nam giới xa lánh vì quá "lạm dụng" #MeToo.
Theo một nghiên cứu của hai chuyên gia Leanne Atwater và Rachel Sturm, sau một thời gian, phong trào "#MeToo" từ ý tưởng tốt ban đầu thì nay đã gây nên hệ lụy tiêu cực quay ngoắc 180°, ngày càng nới rộng ra khoảng cách bất bình đẳng nam - nữ trong giao tiếp công việc. Cụ thể là, 1/5 nam giới lãnh đạo nói thẳng ra là họ không muốn tuyển dụng những phụ nữ có vóc dáng xinh đẹp; 1/4 nam giới được hỏi cho biết dạo sau này họ thường né tránh các cuộc gặp mặt riêng với đồng nghiệp nữ trong không gian "chỉ có hai người" chỉ vì sợ "bị bắt oan".
Nhiều nam giới cũng nói rõ là hiện giờ họ rất e ngại khi bắt tay phụ nữ, và trong công việc họ thường từ chối những chuyến công tác xa với đồng nghiệp nữ vì sợ "bị hiểu nhầm".
Nữ tác giả của nghiên cứu trên là Rachel Sturm, một chuyên gia thuộc Đại học Wright của bang Ohio (Mỹ), cho biết: "Khi lãnh đạo nam trong công ty nói rằng họ không thích tuyển nhân viên nữ nữa, rằng họ không muốn cử nhân viên nữ đi công tác xa nữa, rằng họ muốn tách nhân viên nữ khỏi các hoạt động cộng đồng, thì đó là một bước lùi (của phong trào #MeToo) rồi".
Các dẫn chứng cụ thể từ nghiên cứu này là, những tháng tiếp theo sau khi phong trào #MeToo được khởi xướng vào mùa thu năm 2017, các nhân viên nam trong các công ty tỏ ra e dè thấy rõ khi có việc phải tiếp xúc làm việc với đồng nghiệp nữ.
Và các số liệu thu thập được vào đầu năm 2019 cho nghiên cứu có tên "The #MeToo Backlash" đã có thể chứng minh được tính chất "khắc nghiệt" của phong trào này.[59]
Renner thì đã quá nổi tiếng với sự vô nhân tính cùng khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh và là kẻ đã trực tiếp tuồng thông tin cũng như giúp Demiurge và Albedo