Po Saong Nyung Ceng

Po Saong Nyung Ceng
Chánh vương Panduranga
Chánh trấn Thuận Thành
Vua Panduranga
Ủy trị1799 - 1822
Nhiếp chínhPo Klan Thu (phó vương)
Tiền nhiệmPo Ladhuanpuguh
Kế nhiệmPo Klan Thu
Thông tin chung
Sinh?
Băl Canar, Panduranga
Mất1822
Băl Canar, Panduranga
An tángPhan Rí Cửa
Thê thiếp?
Nguyên danh
Không rõ
Niên hiệu
Po Saong Nyung Ceng (1799 - 1822)
Thụy hiệu
Không có
Miếu hiệu
Không có
Tước hiệuThuận Thành trấn Khâm sai Thống binh cai cơ
Chính phủPanduranga
Thân phụ?
Thân mẫu?

Po Saong Nyung Ceng[1] (? - 1822) là lãnh tụ của tiểu quốc Panduranga từ 1799 đến 1822.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Po Saong Nyung Ceng (Nam sử gọi là Bộ Đa Kháo hay Nguyễn Văn Chấn / 阮文震) vốn không xuất thân từ vương tộc, ông phụng sự như một quan chức dưới triều Po Ladhuanpuguh. Năm 1790 ông được chúa Nguyễn Ánh phong chức Thuận Thành trấn Thống nhung chưởng cơ, đến năm 1794 thì vinh thăng phó vương. Vào năm 1796, Po Chongchan - lãnh tụ Chăm được triều Tây Sơn ủng hộ - theo quân Tây Sơn tiến công Băl Canar nhưng bị Po Saong Nyung Ceng tạm thời đẩy lui; tháng 10 cùng năm có một người Chăm từng sống ở Kedah tên Tuan Phaow cùng một tù trưởng khác thừa dịp chúa Nguyễn bận công kích nhà Tây Sơn, xách động một cuộc bạo loạn nhằm khôi phục quyền tự trị hoàn toàn cho Panduranga, nhưng cũng bị Po Saong Nyung Ceng dẹp ngay. Năm 1799, vì thể trạng suy kiệt nên Po Ladhuanpuguh băng hà, ông được các đồng sự và cả chúa Nguyễn ủng hộ làm tân vương của Panduranga. Từ đó, đất Panduranga được trưng dụng như một tiền đồn của chúa Nguyễn nhằm ngăn bước tiến của quân Tây Sơn vào đất Gia Định - thủ phủ của quân Nguyễn bấy giờ. vô hình trung, Panduranga bị kẹp giữa hai thế lực Tây SơnNguyễn.

Năm 1802, chúa Nguyễn Ánh dẹp tan được thế lực Tây Sơn, đăng quang Gia Long, để trả ơn thì triều đình cam kết tôn trọng quyền tự trị của Panduranga và địa vị chánh vương của Po Saong Nyung Ceng. Không chỉ vậy, sứ bộ Panduranga được xếp ngang hàng với các sứ bộ Ai LaoCao Miên khi triều kiến hoàng đế. Tuy nhiên, địa giới phủ Bình Thuận nằm chồng lấn lên lãnh thổ Panduranga, nên hai bên hiệp thương rằng: Những làng tự nhận gốc Chăm do Panduranga quản lý và các làng khác nhận gốc Việt thì do triều Nguyễn cai quản. Vua Panduranga được toàn quyền lập quân lực riêng, nhưng khi chính quyền trung ương ở Huế gặp nguy biến thì phải có trách nhiệm phò trợ, nhưng trên thực tế thì chưa lần nào triều Nguyễn cần đến sự hỗ trợ của quân lực Panduranga, họ được đánh giá là có sức chiến đấu thấp và số lượng quá ít.

Trên tất cả, sự vãn hồi hòa bình là điều kiện tốt để chấn hưng cuộc sống ở Panduranga. Bên cạnh đó, người Chăm được huy động khai thác gỗ quý cùng một số vật liệu tự nhiên để cống nạp cho việc xây cất kinh đô Huế trong các thời điểm 1807 và 1819. Việc lao dịch cũng như thuế khóa nặng nề chậm điều chỉnh là căn cớ gây nên cuộc bạo loạn của người ChuruRaglai ngay tại Băl Canar vào năm 1808. Đến năm 1820, ở Panduranga lại xảy ra một dịch bệnh gây thiệt mạng cho hàng ngàn người. Những điều ấy đã làm rúng động quyền thế của Po Saong Nyung Ceng. Nhưng vào năm 1822 thì Po Saong Nyung Ceng băng hà, chế độ cai trị của Panduranga lại đứng trước sóng gió mới.

Gia thất

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có nhiều cứ liệu về thân nhân của Po Saong Nyung Ceng, ngoài việc một con trai của ông là Cei Phaok The sau này được quan Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt đưa lên làm vua.

Dấu ấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ariya Po Ceng[2] là một tác phẩm văn vần nằm trong Archives royales du Champa, gồm 136 câu thơ viết bằng Akhar thrah mang ký hiệu CM-17, hiện được lưu trữ tại bảo tàng Société Asiatique de Paris. Ngoài Đại Nam thực lục thì đây là nguồn sử liệu xác đáng về cuộc đời Po Saong Nyung Ceng[3].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong tiếng Chăm, po nghĩa là "ngài", Saong Nyung Ceng là phiên âm của "thống nhung chưởng cơ".
  2. ^ Ariya Po Ceng
  3. ^ Kỷ niệm 181 năm Champa vong quốc
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Trùng trụ Kochou Shinobu trong Kimetsu no Yaiba
Trùng trụ Kochou Shinobu trong Kimetsu no Yaiba
Kochou Shinobu「胡蝶 しのぶ Kochō Shinobu」là một Thợ Săn Quỷ, cô cũng là Trùng Trụ của Sát Quỷ Đội.
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Emerging Market – Thị trường mới nổi là gì? Là cái gì mà rốt cuộc người người nhà nhà trong giới tài chính trông ngóng vào nó
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Kugisaki Nobara (釘くぎ崎さき野の薔ば薇ら Kugisaki Nobara?, Đanh Kì Dã Tường Vi) là nhân vật chính thứ ba (từ gốc: tritagonist) của bộ truyện Jujutsu Kaisen