Quản thúc Tiên

Quản Thúc Tiên
管叔鮮
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Quản
Tiền nhiệmNước Quản thành lập
Kế nhiệmNước Quản bị diệt
Thông tin chung
Mất
Trung Quốc
Tên đầy đủ
Cơ Tiên
Thụy hiệu
Quản Thúc Tiên
chư hầunước Quản
Thân phụCơ Xương

Quản Thúc Tiên (chữ Hán: 管叔鮮; ? - 1113 TCN hoặc 1040 TCN[1]), tên thật là Cơ Tiên (姬鮮), là vị vua đầu tiên và duy nhất nước Quản thời Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ Tiên là con thứ ba của Tây bá Hầu Cơ Xương. Người anh cả của ông là Bá Ấp Khảo đã mất sớm. Cơ Tiên có tám người anh em cùng mẹ là: anh hai Vũ Vương Cơ Phát, các em: Chu Công Đán, Sái Thúc Độ, Tào Thúc Chấn Đạc, Thành Thúc Vũ, Hoắc Thúc Xử (霍叔處), Khang Thúc Phong, Đam Thúc Tái[2].

Làm vua nước Quản

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng năm 1123 TCN, các chư hầu nhất loạt theo Tây bá Cơ Phát nổi dậy đi đánh vào kinh đô Triều Ca của nhà Thương. Trụ vương bị thua trận, chạy lên Lộc Đài tự thiêu. Nhà Thương mất, Cơ Phát lên làm vua, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ vương. Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên không làm tuyệt hương hoả nhà Ân, bèn phong cho Vũ Canh tiếp tục cai trị đất Ân. Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội[3] phong cho em trai Vũ Vương là Hoắc Thúc Xử; phía đông Triều Ca là đất Vệ[4] phong cho Quản Thúc Tiên, phía tây Triều Ca là đất Dung[5] phong cho người em khác là Sái Thúc Độ.

Trên danh nghĩa, Quản Thúc Tiên cùng hai người em có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh nhưng trên thực tế, họ được Chu Vũ Vương dùng để giám sát, kiềm chế Vũ Canh, vì vậy sử gọi họ là "Tam giám".

Theo Vũ Canh chống nhà Chu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Vũ Vương lên ngôi khi tuổi đã cao nên chỉ ít năm sau thì qua đời. Thái tử Tụng còn nhỏ lên nối ngôi, tức là Chu Thành Vương. Chu Công Đán được Chu Vũ Vương uỷ thác phụ chính cho cháu.

Vũ Canh ở đất Ân nhân cơ hội nhà Chu mới dựng, vua mới của nhà Chu còn nhỏ, nên định khôi phục nhà Ân. Khi đó Chu Công Đán làm phụ chính tự mình xử lý mọi công việc trong triều đình, có ý kiến dị nghị Chu Công chuyên quyền lấn át thiên tử. Vũ Canh tìm cách liên lạc với Tam giám để chia rẽ họ với triều đình nhà Chu.

Do sự thuyết phục của Vũ Canh, Quản Thúc Tiên cùng 2 người em là Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ đều đồng tình theo Vũ Canh chống lại Chu Công Đán và Chu Thành Vương. Quản Thúc Tiên sai người phao tin rằng:

Chu công có âm mưu cướp ngôi vua

Vũ Canh dụ bộ lạc Hoắc Địa theo mình, cùng Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ nổi dậy chống nhà Chu. Chu Công và Thiệu công Thích tập trung dàn xếp xong việc nội chính, sau đó Chu Công mang quân đi đông chinh.

Sử sách không nói rõ chi tiết diễn biến cuộc chiến, nhưng ghi lại cuộc chiến kéo dài trong 3 năm. Sau cùng, Chu Công Đán đánh bại được Vũ Canh. Quản Thúc Tiên và Vũ Canh bị Chu Công giết chết; Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ bị bắt đi đày[2].

Chu Công Đán cho con Sái Thúc Độ là Sái Trọng Hồ nối nghiệp giữ nước Sái, không truất bỏ, nhưng với nước Quản thì tiêu diệt. Vì vậy Quản Thúc Tiên bị tuyệt tự không có người kế vị. Ông là vị vua duy nhất của nước Quản.

Đất cũ của nhà Ân do Vũ Canh và Quản Thúc Tiên cai quản bị Chu Công Đán chia làm đôi, nửa phong cho anh vua Trụ là Vi Tử gọi là nước Tống, nửa kia phong cho em Chu Vũ Vương là Khang Thúc Phong, gọi là nước Vệ[2].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên:
    • Ân bản kỷ
    • Chu bản kỷ
    • Quản Sái thế gia
  • Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào (2004), 100 người đàn ông có ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Căn cứ theo niên đại của Chu Vũ Vương để xác định. Chỉ biết Quản Thúc Tiên mất 3 năm sau Vũ Vương, còn Vũ Vương có các giả thuyết khác nhau về thời gian mất
  2. ^ a b c Sử ký, Quản Sái thế gia
  3. ^ Khu vực Bội, huyện Thang Âm, Hà Nam, Trung Quốc
  4. ^ Huyện Kỳ, Hà Nam, Trung Quốc
  5. ^ Tây nam Tân Hương, Hà Nam, Trung Quốc
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp tục trận chiến với Nguyền Vương, tua ngược lại thời gian 1 chút thì lúc này Kusakabe và Ino đang đứng bên ngoài lãnh địa của Yuta
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Quá khứ của nhân vật Ryomen Sukuna thời Heian đã luôn là một bí ẩn xuyên suốt Jujutsu Kaisen được các bạn đọc mòn mỏi mong chờ
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Chạy nước rút về phía trước 1 đoạn ngắn, tiến vào trạng thái [ Hình Phạt Lạnh Giá ] và tung liên hoàn đấm về phía trước.
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah