Quảng Bình quê ta ơi

"Quảng Bình quê ta ơi"
Bài hát của Thu Hiền, Phạm Phương Thảo
Thể loạiNhạc đỏ
Viết lờiHoàng Vân
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1964
Nhạc sĩHoàng Vân

"Quảng Bình quê ta ơi" là bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân, được ông sáng tác vào năm 1964.[1] VnExpress cho rằng bài hát này từ lâu đã được xem là "tỉnh ca" của người dân Quảng Bình[1]. Câu đầu của bài đã trở thành nhạc hiệu của Đài phát thanh tiếng nói Quảng Bình và vang lên mỗi sáng. Ngày nay, bài hát này chính là nhạc hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình (QBTV). Đây cũng là một trong những bài đầu tiên của thể loại "tỉnh ca", bài hát về một địa phương, trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

"Quảng Bình quê ta ơi" được sáng tác vào thời gian Không quân Hoa Kỳ bắt đầu oanh tạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên quy mô lớn. Hoàng Vân đã tận mắt chứng kiến không khí chiến đấu và xây dựng tại tỉnh Quảng Bình sau 10 năm hòa bình, nhưng rồi ngay sau đó cảnh bom rơi đạn lạc tiếp nối sự kiện Vịnh Bắc Bộ nên ông vô cùng cảm xúc và viết nên bài hát này.[1]

Ca khúc "Quảng Bình quê ta ơi" được ca sĩ Kim Oanh cùng tốp ca thể hiện trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vào năm 1966 (liên kết link nghe nhạc). VnExpress kể rằng có những người sau khi nghe bài hát đã cắt tay lấy máu viết đơn xin nhập ngũ. Ngoài Kim Oanh, Thu Hiền cũng trình bày bài hát này và được nhiều người Việt Nam yêu thích (bạn có thể nghe ở link này).[1] Tất cả các ca sĩ ở Việt Nam từ ngày ca khúc ra đời đến nay đều thử sức hát bài này, kể cả những tìm tòi phối khí mới không phải lúc nào cũng được quần chúng chào đón.

Lời bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]
1. Nếu ai hỏi vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới

Rằng có đằng cay nên chừ mới có ngọt bùi

Nếu ai hỏi vì sao quê hương chúng ta đồng lúa tốt

Có nhớ những ngày cơ cực tối tăm ngày xưa

Quảng Bình (Khoan khoan hò khoan) bao mến thương (Khoan khoan hò khoan)

Đã mười năm rồi quê ta bao đổi thay rồi (Khoan khoan hò khoan)

Từ biển xanh (Khoan khoan hò khoan) đến rừng núi xanh (khoan khoan hò khoan)

Xanh tươi bốn mùa rộn vang tiếng hò khoan Lệ Thủy trên dòng sông Kiến Giang dạt dào tình quê

Ơi chị dân quân canh gác ven biển

Ơi anh chiến sĩ canh gác bầu trời

Mỗi một ngày qua quê ta trưởng thành hạt giống cách mạng đã nảy mầm nảy mầm xanh tươi

2. Có ai về Đại Phong xin vô ghé thăm vùng bến Tiến

Tay cuốc khai hoang đã đẩy lùi quá khứ nghèo nàn

Có ai về Quảng Phú vui nghe tiếng ai hò kéo lưới

Hợp tác chung trời chung biển cá tươi đầy khoang

Vẻ vang thay (Khoan khoan hò khoan) bao tấm gương (Khoan khoan hò khoan)

Bám biển đêm ngày chiến thắng bão lụt đêm ngày (Khoan khoan hò khoan)

Đồng lúa xanh (Khoan khoan hò khoan) với hàng cây xanh (khoan khoan hò khoan)

Vui trên bến thuyền ngược xuôi giữa dòng sông Nhật Lệ như những con thoi suốt ngày từng đoàn xe đi

Ơi chị thanh niên phơi muối ven biển

Ơi anh công nhân đắn gỗ trên rừng

Lứa tuổi thanh xuân hai mươi tuổi đời cùng với quê hương lớn lên rồi cả cuộc đời mới

3. Có ai về Rào Nam xin vô ghé thăm vùng Cự Nẫm

Làng chiến đấu xưa nay đã đổi mới muôn màu

Có ai về Cảnh Dương quê tôi đứng nơi đầu sóng gió

Truyền thống đánh giặc giữ làng mãi mãi còn đây

Dòng sông Gianh (Khoan khoan hò khoan) với hàng dương xanh (Khoan khoan hò khoan)

Đời đời hát ca tên anh, những người anh hùng (Khoan khoan hò khoan)

Còn nhớ chăng (Khoan khoan hò khoan) những ngày kháng chiến (Khoan khoan hò khoan)

Đêm đêm ngóng chờ từng tin thắng trận bến Xuân Bồ

Ôi nhớ sao các mẹ các chị dành gạo nuôi quân

Ơi chị dân quân canh gác ven biển

Ơi anh chiến sĩ canh gác bầu trời

Mỗi một ngày qua quê ta trưởng thành hạt giống cách mạng đã nảy mầm nảy mầm xanh tươi

(Điệp khúc): Quảng Bình quê ta ơi!

Giữ lấy đất trời của quê hương ta

Giữ lấy những gì mà ta yêu quý

Quảng Bình quê ta ơi!

Muôn người như một gửi về Trị Thiên tấm lòng sắt son

Hẹn ngày chiến thắng ta sẽ về trong một nhà

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc này từng được chế lời thành "Việt Nam ta chống dịch Corona" nằm trong dự án cộng đồng nhằm tuyên truyền chiến dịch phòng chống Corona vào ngày 1 tháng 4 năm 2020 và đã có tới hơn sáu triệu lượt xem trong hai tuần. Bản chế được viết lại lời bởi ca sĩ Trần Trang Dung, cô cho biết rằng trong thời gian cả nước cùng chung tay, chung sức đồng lòng chống dịch bệnh, đã có rất nhiều ca khúc được viết lại lời để cổ vũ người dân vượt qua dịch bệnh. Trong đầu Trang Dung chợt lóe lên suy nghĩ, trong những năm tháng chiến tranh khó khăn những bài hát cách mạng đã luôn song hành cùng đất nước, thì tại sao thời điểm này nó lại không được cất lên và cô đã nghĩ đến bài hát Quảng Bình quê ta ơi. Trang Dung đã hoàn thành lời mới chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ, cô cho biết “Quảng Bình quê ta ơi” là bài hát cô rất yêu thích, đã ngấm vào tâm hồn từ lâu và vì thế nên ca từ cứ tuôn ra theo mạch cảm xúc. [2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Anh Trâm (13 tháng 10 năm 2013), ‘Quảng Bình quê ta ơi’, bài hát yêu thích nhất của Đại tướng, VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ “Ra đời nhiều ca khúc, bài nhạc chế cổ vũ tinh thần phòng chống COVID-19”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
Cho dẫu trái tim nhỏ bé, khoảng trống chẳng còn lại bao nhiêu, vẫn mong bạn sẽ luôn dành một chỗ cho chính mình, để có thể xoa dịu bản thân
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Để nâng cao sát thương lên Boss ngoài DEF Reduction thì nên có ATK buff, Crit Damage Buff, Mark
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.