Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Sông Bạch Đằng | |
---|---|
Sông Bạch Đằng đoạn gần cửa sông (ảnh chụp từ trên phà Đình Vũ cắt ngang sông ra đảo Cát Hải) | |
Đặc điểm địa lý | |
Thượng nguồn | Phà Rừng, Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh) |
Cửa sông | Cửa Nam Triệu, Hải Phòng |
Độ dài | 43 km[1] |
Sông Bạch Đằng là ranh giới giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ngày nay, gọi theo phiên âm chữ Nôm là Bạch Đằng Giang (白藤江). Từ Bạch (白) có nghĩa là trắng, từ Đằng (藤) có nghĩa là "bụi cây quấn quýt", tên Nôm là Dầng hay Rừng. Và ba từ "Bạch Đằng Giang", nghĩa là sông có "rừng sóng bạc đầu", mà gọi theo dân gian là sông Thần. Ngoài ra sông này còn có tên gọi khác thời Hậu Lê là Vân Cừ (澐渠), nghĩa là "con sông nhỏ có sóng lớn" hay "nước chảy xoáy cuồn cuộn", về sau là sông Thành Triền và ngày nay là sông Đá Bạc...
Hay sách "Đồng Khánh địa dư chí" ghi: "Sông Bạch Đằng là đoạn từ Năm Cửa đến cửa Nam Triệu, dài 18 dặm, rộng 2 dặm", mà theo bản đồ hành chính huyện Thủy Đường thời Đồng Khánh (1886 – 1888) thì Năm Cửa là khu vực ngã 3 sông Uông và sông Đá Bạc ngày nay. Như vậy ta có thể hiểu từ khu vực ngã 3 sông Uông và sông Đá Bạch ngày nay, hắt xuống phía cửa biển Nam Triệu là giang phận sông Bạch Đằng thời Đồng Khánh (1886 – 1888). Còn sông Bạch Đằng từ thời Trùng Hưng trở về trước là sông Đá Bạch ngày nay
Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Ngày nay, các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả hai mùa trên sông.
Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
Theo sách "Đồng Khánh địa dư chí" và bản đồ huyện Yên Hưng và Thủy Đường trước thời Đồng Khánh, thì duy nhất chỉ có 3 nơi thờ liên quan tới nhà Trần nằm trên đất thành phố Thủy Nguyên ngày nay là: Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Thụ Khê, đền thờ Hoàng Tôn ở xã Tràng Kênh và đền thờ Thiên Hộ ở xã Chung Mỹ.
Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên đó là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở phường Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở phường Yên Giang, thị xã (Quảng Yên, Quảng Ninh). Đặc biệt khu di tích đền Tràng Kênh ở Hải Phòng thờ cả ba vị anh hùng nói trên.
Các bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đại phá quân Nam Hán. Hiện nay có bốn bãi cọc được phát hiện đều là bãi cọc dân sự:
Cách đóng cọc hiện nay vẫn là bí ẩn. Tuy nhiên dân gian có truyền là người xưa sử dụng cách như sau: 1. Vót nhọn mũi cọc; 2. Đưa mũi cọc nhọn xuống trước, cọc sẽ cắm xuống sâu một mức nhất định; 3. Dùng dây thừng buộc 2 rọ mây vắt qua đầu trên của cọc; 4. Nhét từng viên đá vào rọ cho đến khi đủ tải trọng để ấn cọc xuống; 5. Khi đầu cọc đạt cao độ, chuyển đá ra khỏi rọ và đẽo nhọn đầu cọc.