Súng carbine M1

M1 Carbine
M1 Carbine
LoạiSúng cạc-bin
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942 - 1973 (ở Hoa Kỳ)
1945 - nay (nhiều quốc gia khác)
Sử dụng bởi Hoa Kỳ
 Ý
 Tây Đức
 Đức
 Nhật Bản
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Việt Nam Cộng hòa
 Lào
 Cộng hòa Nhân dân Campuchia
 Campuchia
 Trung Quốc
 Thái Lan
 Colombia
 Israel
 Hàn Quốc
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Philippines
 Indonesia
 Singapore
 Malaysia
 Nam Phi
 Pháp
 Bỉ
 Canada
 Afghanistan
 Mexico
 Brasil
 Đài Loan
 New Zealand
 Úc
 Anh Quốc
 Cuba
TrậnChiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh giành độc lập Namibia
Sự kiện Vịnh Con Lợn
Nội chiến Lào
Nội chiến Campuchia
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
Cách mạng Cuba
Chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Xung đột Ả Rập-Israel
Lược sử chế tạo
Người thiết kếWilliam C. Roemer
David Marshall Williams
Fred Humeston
Cliff Warner
Edwin Pugsley
Năm thiết kế1938 - 1941 (M1 Carbine)
1944 (M2 Carbine)
Nhà sản xuấtInland Division (2,632,097 khẩu)
Winchester (828,059 khẩu)
Underwood Elliot Fisher (545,616 khẩu)
Saginaw Steering Gear Division (517,213 khẩu)
National Postal Meter (413,017 khẩu)
Quality Hardware Manufacturing Corp. (359,666 khẩu)
IBM (346,500 khẩu)
Standard Products (247,100 khẩu)
Rock-Ola Manufacturing Corporation (228,500 khẩu)
Irwin-Pedersen (146,723 khẩu)
Commercial Controls Corporation (239 khẩu)
Giai đoạn sản xuất1942 - 1945 (Quân sự)
1945-nay (Dân sự)
Số lượng chế tạoKhoảng 6,121,309 khẩu
Các biến thểM1A1 Carbine, M2 Carbine và M3 Carbine
Thông số
Khối lượng2,4 kg (khi chưa nạp đạn)
3 kg (khi nạp đầy đạn).
Chiều dài35,6 in (900 mm)

Đạn.30 Carbine
Cơ cấu hoạt độngTrích khí
Tốc độ bắn120 viên/phút (M1/M1A1 Carbine)
750 viên/phút (M2/M3 Carbine)
Sơ tốc đầu nòng607 m/giây (1,990 ft/s)
Tầm bắn hiệu quả270 m (390 yd)
Tầm bắn xa nhất450 m
Chế độ nạpBăng đạn thẳng 15 viên (M1 và M1A1 Carbine)
Băng đạn cong 30 viên (M2 và M3 Carbine)
Ngắm bắnĐiểm ruồi
Kính nhìn đêm (M3 Carbine)

M1 Carbine (tên đầy đủ United States Carbine, Caliber .30, M1) là loại súng cạc-bin có trọng lượng nhẹ và tốc độ bắn cao. Khẩu súng này đồng hành với quân đội Mỹ qua 3 cuộc chiến lớn của Thế kỉ XX là Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Việt Nam, mặc dù trong cuộc chiến này thì quân Mỹ ít dùng M1 Carbine hơn nhiều so với 2 cuộc chiến trước vì sự xuất hiện của các dòng súng trường tấn công mới và đa năng hơn nó như M14 hay M16. Bên cạnh sử dụng thì Hoa Kỳ cũng cung cấp rất nhiều khẩu súng này cho các đồng minh của họ trong các cuộc chiến này như: Anh, Pháp, Philippines, Hàn Quốc, Việt Nam Cộng hòa, Thái Lan,...

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế chiến thứ hai (1942-1945)

[sửa | sửa mã nguồn]

M1 Carbine được sử dụng rộng rãi bởi sĩ quan, hạ sĩ quan, lính công binh, lính trinh sát, lính pháo binh, ... của Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến 2. Nó nhận được nhiều lời khen ngợi vì kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ. Bên cạnh M1 Carbine thì quân đội Mỹ cũng phát triển thêm nhiều biến thể như: M1A1 Carbine (biến thể dùng báng gập của M1 Carbine, ra đời vào tháng 5 năm 1942) và M2 Carbine (biến thể "súng trường tấn công" của M1 Carbine, ra đời vào tháng 10 năm 1944).

Không chỉ được Hoa Kỳ sử dụng trong Thế chiến 2 mà M1 Carbine và M1A1 Carbine cũng được quân đội Mỹ cung cấp cho các nước khác trong phe Đồng Minh. Các lực lượng: SAS (Special Air Service), SOE (Special Operations Executive) và Đơn vị xung kích số 30 (No. 30 Commando) của Anh, 2 trung đoàn kháng chiến của lực lượng Pháp Tự do, 1 trung đoàn lính Bỉ và các đơn vị du kích Philippines (chống phát xít Nhật) cũng sử dụng M1 và M1A1 Carbine.

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chiến tranh Triều Tiên, M2 Carbine đã gần như thay thế hoàn toàn cho M1 Carbine trong biên chế của quân đội Mỹ. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều binh sĩ Mỹ trong các đơn vị hỗ trợ (pháo binh, phòng không, lái xe, quân cảnh,...) dùng M1 Carbine. Cả hai phiên bản M1 và M2 Carbine đều phải chịu khá nhiều những tai tiếng liên quan đến việc hay bị kẹt đạn trong tiết trời mùa đông lạnh đến -5 °C (23 °F) ở Hàn Quốc. Nhiều binh sĩ Mỹ còn cho biết thêm là sau khi bắn quá nhiều phát trong cùng một lúc thì lực xuyên của viên đạn trở nên rất yếu ớt. Nó thậm chí còn không thể xuyên qua nổi lớp áo bông dày của lính Bắc Triều Tiên hay mặc trong mùa đông, mặc dù cự ly khai hỏa rất gần (dưới 75m). Có rất nhiều báo cáo được lính Mỹ gửi về từ Nam Hàn cho thấy M1/M2 Carbine hiệu quả trong khoảng cách tác chiến dưới 45m.

Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc nhận được 1.015.568 khẩu M1 Carbine từ năm 1963 đến năm 1972 và trở thành quốc gia nhận được nhiều súng M1 và M2 Carbine nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai từ Mỹ.

Chiến tranh Việt Nam (1955-1975)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ đã cung cấp cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa 793.994 khẩu M1 và M2 Carbine từ năm 1963 đến năm 1973. Bên cạnh được Mỹ cung cấp thì Việt Nam Cộng Hòa còn được trực tiếp kế thừa toàn bộ số súng M1 và M2 Carbine mà quân Pháp bỏ lại ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954. Cũng như M1 Garand, M1 và M2 Carbine được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu cuộc chiến (1955-1963). Từ năm 1964, nó và M1 Garand dần bị thay thế bằng M16.

Những cuộc chiến khác sau Chiến tranh Việt Nam (1975-nay)

[sửa | sửa mã nguồn]

M1 và M2 Carbine vẫn được sử dụng trong những cuộc xung đột quân sự sau Chiến tranh Việt Nam như: Nội chiến Campuchia, Nội chiến Angola, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới Việt–Trung, ...

Các quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích và tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Một Du hành giả tên Clanel Vel, phục vụ dưới quyền một bé thần loli tên Hestia
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu - 今天的她也是如此可爱. phần 4