Sự sống trên Titan

Bề mặt Titan

Liệu có sự sống trên Titan, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Thổ, hiện là câu hỏi đang bỏ ngỏ và là chủ đề đánh giá, nghiên cứu khoa học. Titan lạnh hơn nhiều so với Trái Đất, nhưng trong số tất cả các nơi trong hệ Mặt Trời, Titan là nơi duy nhất ngoài Trái Đất được biết là có chất lỏng ở dạng sông, hồ và biển trên bề mặt của vệ tinh này. Bầu khí quyển dày đặc của Titan giàu hợp chất carbon. Trên bề mặt Titan có các vật thể nhỏ và lớn của cả methanethan lỏng, và có khả năng là có một lớp nước lỏng bên dưới lớp vỏ băng của Titan. Một số nhà khoa học suy đoán rằng những hỗn hợp chất lỏng này có thể cung cấp hóa chất tiền sinh học cho các tế bào sống khác với tế bào trên Trái Đất.

Các nhà khoa học cho rằng khí quyển của Trái Đất lúc đầu tương đối giống với khí quyển của Titan hiện tại. Nhiều giả thuyết đã cố gắng tìm những gạch nối giữa các thành phần hóa học trong khí quyển Titan hiện nay và khả năng xuất hiện sự sống.[1]

Thí nghiệm Miller-Urey và một số thí nghiệm khác sau đó cho thấy, với khí quyển như khí quyển của Titan, nếu có thêm tác dụng của tia tử ngoại thì một số chất hữu cơ phức tạp có thể được hình thành. Đó có thể là một số hợp chất polyme như tholin. Quá trình phản ứng bắt đầu với việc phân rã nitrogenmetan để hình thành hydrocyanethyne. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.[2]

Những thí nghiệm nói trên đã đặt ra câu hỏi: liệu những chất hóa học tìm thấy trên bề mặt Titan đã đủ để hình thành sự sống giống như quá trình tương tự trên Trái Đất hay chưa? Nếu có một quá trình tương tự như thế, Titan cần phải có nước thể lỏng tồn tại tương đối ổn định và lâu dài trên bề mặt. Mặc dù không quan sát được sự tồn tại như vậy của nước trên bề mặt Titan, người ta vẫn đưa ra giả thuyết lạc quan rằng nước sinh ra do các thiên thạch rơi xuống Titan được bảo tồn dưới một lớp băng phía ngoài.[3] Người ta cũng cho rằng amonia ở dạng lỏng có thể tồn tại phía dưới bề mặt của vệ tinh.[4] Một giả thuyết cho rằng bên dưới lớp băng đá phía trên có thể là một lớp hỗn hợp nước - amonia. Mặc dù điều kiện trong một môi trường như vậy là vô cùng khắc nghiệt, khi so với điều kiện trên Trái Đất, nhưng vẫn có thể tồn tại sự sống. Trao đổi nhiệt giữa phần lõi và lớp vỏ của vệ tinh là yếu tố then chốt cho khả năng có tồn tại sự sống trong lòng Titan hay không. Việc phát hiện cuộc sống vi khuẩn trên Titan có thể phụ thuộc vào các hiệu ứng phát sinh sinh vật của nó. Ví dụ khí methane và nitơ trong khí quyển là nguồn gốc sự sống sinh vật đã được xác định. Hydro đã được coi là một phân tử thích hợp để thử nghiệm sự sống trên Titan: nếu sự sống phát sinh từ methane sử dụng một lượng đáng kể khí hydro, nó sẽ gây một hiệu ứng đo được trong tỷ lệ pha trộn của tầng đối lưu.[5]

Dù có những khả năng cuộc sống sinh vật như vậy, có rất nhiều cản trở cho cuộc sống trên Titan, và bất kỳ sự tương tự nào với Trái Đất đều không chính xác. Với khoảng cách to lớn tới Mặt Trời, Titan lạnh lẽo (một sự thực càng tăng thêm với hiệu ứng nhà kính ngược của những đám mây bao phủ nó), và bầu khí quyển của nó không có CO2. Dù có những khó khăn như vậy, chủ đề cuộc sống trên Titan có thể được miêu tả chính xác nhất như một cuộc thực nghiệm chứng minh các lý thuyết về các điều kiện cần thiết trước khi cuộc sống phát sinh trên Trái Đất.[6] Tuy cuộc sống có thể không tồn tại, các điều kiện tiền sinh vật của môi trường Titan, và khả năng hiện diện của hóa chất hữu cơ, vẫn là một chủ đề gây hứng thú để tìm hiểu buổi đầu lịch sử sinh quyển Trái Đất.[7] Sử dụng thực nghiệm tiền sinh học Titan không chỉ liên quan tới việc thám sát bằng tàu vũ trụ, mà cả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và các mô hình hóa học và quang hóa trên Trái Đất.[2]

Một giải thích khác cho sự tồn tại lý thuyết của cuộc sống trên Titan đã được đưa ra: nếu sự sống được tìm thấy trên Titan, về mặt thống kê nó dường như sẽ có nguồn gốc từ Trái Đất chứ không phải xuất hiện một cách độc lập, một quá trình được gọi là tha sinh. Nó đặt giả thiết rằng những vụ va chạm thiên thạch lớn và sao chổi trên bề mặt Trái Đất có thể khiến hàng triệu mảnh đá chứa đầy vi khuẩn bay lên thoát khỏi lực hút Trái Đất. Các tính toán cho thấy một số viên đá đó có thể va chạm với các thiên thể trong hệ Mặt Trời, gồm cả Titan.[8][9]

Các điều kiện trên Titan có thể trở nên thích hợp hơn cho sự sống trong tương lai. Sáu tỷ năm nữa, khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ, các nhiệt độ bề mặt có thể tăng lên ~200K, đủ lớn để các đại dương hỗn hợp nước/ammonia tồn tại ổn định trên bề mặt. Khi lượng phát xạ tia cực tím của Mặt Trời giảm đi, lớp sương phía trên khí quyển Titan sẽ mất đi, làm giảm hiệu ứng nhà kính ngược trên bề mặt và cho phép hiệu ứng nhà kính được tạo ra do methane khí quyển đóng một vai trò quan trọng hơn. khi các điều kiện đó cùng hoạt động có thể tạo ra một môi trường thích hợp cho các dạng sự sống ngoại lai, và sẽ tồn tại trong hàng trăm triệu năm, đủ lâu để ít nhất một dạng sự sống nguyên thủy hình thành.[10]

Tuy phi vụ Cassini–Huygens không được trang bị để tìm bằng chứng về các hợp chất hữu cơ sinh học, nó thực sự cho thấy lý thuyết về một môi trường trên Titan, ở một số mặt, tương tự với môi trường nguyên thủy trên Trái Đất là có thể.

Có rất nhiều lựa chọn cho các phi vụ tương lai tới Titan để tìm hiểu những vấn đề đó và cả những vấn đề khác nữa,[11] có thể sử dụng tàu vũ trụ quỹ đạo, đổ bộ, khí cầu,...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Vệ tinh Titan của sao Thổ rất giống Trái Đất”. Báo điện tử VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2011. Truy cập 30 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ a b Raulin F., Owen T. (2002). “Organic chemistry and exobiology on Titan”. Space Science Review. 104 (1–2): 377–394. doi:10.1023/A:1023636623006.
  3. ^ Artemivia N., Lunine J (2003). “Createring on Titan: Impact melt ejecta and the fate of surface organics”. Icarus. 164: 471–480. doi:10.1016/S0019-1035(03)00148-9.
  4. ^ “news.nationalgeographic.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ McKay, C. P.; Smith, H. D. (2005). “Possibilities for methanogenic life in liquid methane on the surface of Titan”. Icarus. 178 (1): 274–276. doi:10.1016/j.icarus.2005.05.018.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ “Saturn's Moon Titan: Prebiotic Laboratory”. Astrobiology Magazine. ngày 11 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2004.
  7. ^ Raulin, F. (2005). “Exo-astrobiological aspects of Europa and Titan: From observations to speculations”. Space Science Review. 116 (1–2): 471–487. doi:10.1007/s11214-005-1967-x.
  8. ^ “Earth could seed Titan with life”. BBC News. ngày 18 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2007.
  9. ^ Gladman, Brett; Dones, Luke; Levinson, Harold F.; Burns, Joseph A. (2005). “Impact Seeding and Reseeding in the Inner Solar System”. Astrobiology. 5: 483–496. doi:10.1089/ast.2005.5.483.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Ralph D. Lorenz, Jonathan I. Lunine, Christopher P. McKay (1997). “Titan under a red giant sun: A new kind of "habitable" moon” (PDF). NASA Ames Research Center, Lunar and Planetary Laboratory, Bộ môn Khoa học hành tinh, Đại học Arizona. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Lorenz, Ralph (2000). “Post-Cassini Exploration of Titan: Science Rationale and Mission Concepts”. Journal of the British Interplanetary Society. 53: 218–234.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
Bạn có biết bạn sẽ “nạp thêm” trung bình là 250 kcal khi ăn một chiếc pizza không? Đằng nào cũng “nạp thêm” từng đó kcal thì 4 thương hiệu pizza mà MoMo đề xuất dưới đây sẽ không làm bạn phải thất vọng. Cùng điểm qua 4 thương hiệu pizza mà MoMo “chọn mặt gửi vàng” cho bạn nhé!
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Yaoyao hiện tại là trợ lý của Ganyu, được một người quen của Ganyu trong Tổng Vụ nhờ giúp đỡ chăm sóc
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker (Kẻ dò tìm) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các người lính phản lực của Decepticon trong The Transformers
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick