SV 96

SV 96
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Dẫn chương trìnhLại Văn Sâm
Giám khảoLại Văn Sâm
Quốc giaViệt Nam
Sản xuất
Nhà sản xuấtĐài Truyền hình Việt Nam
Địa điểmHà Nội
Quảng Nam - Đà Nẵng
Thành phố Hồ Chí Minh
Thời lượng100 phút
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Định dạng hình ảnh576i (SDTV)
Phát sóngtháng 6 năm 1996 – 31 tháng 12 năm 1996
Kinh phí10 triệu/số
Thông tin khác
Chương trình sauSV 2000

SV 96 là chương trình SV đầu tiên được tổ chức và phát sóng trên VTV3, cũng là gameshow đầu tiên của VTV3 nói riêng và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nói chung. SV 96 ra đời được công chúng đón nhận và trở thành kỷ niệm đáng nhớ của các thế hệ sinh viên Việt Nam sinh năm 1973 đến 1978 và khán giả Việt Nam nửa cuối thập kỷ 90 nói chung. Cuộc thi đã diễn ra với 27 trận đấu được phát sóng thứ 7 hàng tuần với 41 trường đại học toàn quốc tham gia. Nhà vô địch SV 96 là Đại học Thủy lợi khi giành chiến thắng trong đêm chung kết toàn quốc ngày 31 tháng 12 năm 1996.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

SV 96 ra đời trong hoàn cảnh tình hình thế giới khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ 20 là giai đoạn các phong trào sinh viên phát triển rất mạnh ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhà báo Lại Văn Sâm chia sẻ: "Khi chúng tôi ra mắt kênh VTV3 vào năm 1996, đối tượng đầu tiên chúng tôi hướng đến đó là thanh niên. Và trong thanh niên thì đối tượng chính, nòng cốt là các bạn sinh viên. Chính vì thế, chúng tôi hướng chương trình của mình tới các bạn ấy, đồng thời cố gắng khơi dậy tinh thần tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết ở các bạn".[1]

"Tôi cũng từng là sinh viên, tôi biết đấy là một lực lượng gọi là tài nguyên vô tận để mình khai thác – từ trí tuệ đến sự hài hước, nghịch ngợm, trong sáng, ngây thơ… Và tất cả những điều ấy nó rất phù hợp với một kênh giải trí đang cần. Tôi đã dựa trên chương trình của Nga để viết ra SV cho phù hợp với Việt Nam", ông nói[2].

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc mới thành lập kênh VTV3, do thiếu chương trình để phát, Lại Văn Sâm được giao nhiệm vụ phải dẫn dắt SV 96 với thời lượng 3 tiếng đồng hồ. Để đảm bảo độ hấp dẫn, thú vị trong một khoảng thời gian dài như vậy, ông cho biết đây là một nhiệm vụ bất khả thi: "...nếu cố gắng lắm cũng chỉ có thể kéo dài được 2 tiếng. Cuối cùng các chương trình chỉ kéo dài được khoảng 100 phút". "Tôi còn nhớ riêng trận chung kết SV 96 chúng tôi làm từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm, kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Và đó cũng là chương trình truyền hình trực tiếp đầu tiên của VTV", nhà báo Lại Văn Sâm chia sẻ thêm.

Ngoài khó khăn về thời lượng, SV 96 còn gặp phải những khó khăn khác như chi phí đầu tư hay tìm địa điểm thực hiện chương trình. Mỗi số của SV 96 chỉ có đúng 10 triệu đồng chi phí sản xuất, trong đó tiền thuê địa điểm, âm thanh, ánh sáng hết 3 triệu, giải thưởng cho các đội hết 3 triệu.[3]

Danh sách đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực miền Bắc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Đại học Bách khoa Hà Nội
  2. Đại học Xây dựng
  3. Đại học Kinh tế Quốc dân
  4. Nhạc viện Hà Nội
  5. Đại học Thái Nguyên
  6. Viện Đại học Mở Hà Nội
  7. Đại học Khoa học tự nhiên
  8. Đại học Y khoa Hà Nội
  9. Đại học Tài chính kế toán
  10. Đại học Văn hóa Hà Nội
  11. Đại học Thủy Lợi
  12. Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
  13. Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội
  14. Đại học Luật Hà Nội
  15. Đại học Sân khấu và Điện ảnh
  16. Đại học dân lập Thăng Long
  17. Đại học Công đoàn
  18. Đại học Mỹ thuật Hà Nội
  19. Đại học Hàng hải Việt Nam
  20. Đại học Mỏ Địa Chất
  21. Đại học Dược Hà Nội
  22. Đại học Hồng Đức
  23. Đại học Thương mại
  24. Đại học Sư phạm Hà Nội

Khu vực miền Trung

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Đại học Đà Nẵng
  2. Đại học Huế
  3. Đại học Thủy sản Nha Trang
  4. Đại học Tây Nguyên
  5. Đại học Sư phạm Quy Nhơn

Khu vực miền Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Đại học Kiến trúc TP.HCM
  2. Đại học Sư phạm Kỹ thuật
  3. Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM
  4. Đại học Ngoại ngữ Tin học
  5. Đại học Ngoại thương TP.HCM
  6. Đại học Mỹ thuật TP.HCM
  7. Đại học Kinh tế TP.HCM
  8. Đại học Y dược TP.HCM
  9. Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Học viện Hàng không Việt Nam
  11. Đại học Bách khoa TP.HCM
  12. Đại học dân lập Văn Lang

Kết quả thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

41 trường đại học trên toàn quốc đươc chia thành 3 khu vực: miền Bắc với 24 đội thi đấu 4 vòng chọn ra 2 đội vào chung kết toàn quốc; miền Nam với 12 đội thi đấu 3 vòng và miền Trung với 5 đội thi đấu 2 vòng, mỗi khu vực chọn 1 đội vào chung kết toàn quốc. Tổng cộng có 27 trận đấu cho cả mùa (bao gồm trận chung kết toàn quốc).

Trận Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
01 Miền Bắc Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội
02 Đại học Khoa học tự nhiên
Đại học Y khoa Hà Nội
Đại học Tài chính kế toán
Đại học Khoa học tự nhiên
03 Đại học Hàng Hải Hải Phòng
Đại học Mỹ thuật Hà Nội
Đại học Mỏ Địa Chất
Đại học Hàng Hải Hải Phòng
Đại học Mỏ Địa Chất
04 Đại học Dược Hà Nội
Đại học Văn hóa Hà Nội
Đại học Hồng Đức
Đại học Văn hóa Hà Nội
05 Đại học Thủy Lợi
Đại học Sân khấu và Điện ảnh
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Thủy Lợi
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
06 Đại học Thương mại
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội
07 Đại học Nông nghiệp 1
Đại học Công đoàn
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Nông nghiệp 1
Đại học dân lập Thăng Long
08 Nhạc viện Hà Nội
Đại học Thái Nguyên
Viện Đại học Mở Hà Nội
Đại học Thái Nguyên
09 Miền Trung Đại học Đà Nẵng
Đại học Huế
Đại học Sư phạm Quy Nhơn
Đại học Đà Nẵng
10 Đại học Thủy sản Nha Trang
Đại học Tây Nguyên
Đại học Thủy sản Nha Trang
Đại học Tây Nguyên
11 Miền Nam Đại học Kiến trúc TPHCM
ĐH Sư phạm kỹ thuật
Trung tâm ĐT BD Cán bộ Y tế TP HCM
Đại học Kiến trúc TPHCM
ĐH Sư phạm kỹ thuật
12 Đại học Ngoại thương TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học Y dược TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
13 Đại học dân lập Văn Lang
Đại học Ngoại ngữ tin học
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học dân lập Văn Lang
Đại học Ngoại ngữ tin học
14 Đại học Bách Khoa Tp HCM
Đại học Mỹ thuật Tp HCM
Học viện Hàng không Việt Nam
Đại học Mỹ thuật Tp HCM
Trận Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
15 Miền Bắc Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Văn hóa Hà Nội
Đại học Mỏ Địa Chất
Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Văn hóa Hà Nội
16 Đại học Thái Nguyên
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Hàng Hải Hải Phòng
Đại học Thái Nguyên
17 Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Khoa học tự nhiên
Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long
18 Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội
19 Miền Trung Đại học Đà Nẵng
Đại học Tây Nguyên
Đại học Thủy sản Nha Trang (bỏ cuộc)
Đại học Đà Nẵng
20 Miền Nam Đại học Kiến trúc TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học dân lập Văn Lang
Đại học Kiến trúc TPHCM
21 Đại học Ngoại thương TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học Y dược TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
22 Đại học Mỹ thuật Tp HCM
Đại học Ngoại ngữ tin học
ĐH Sư phạm kỹ thuật
Đại học Mỹ thuật Tp HCM
Trận Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
23 Miền Bắc Đại học Thủy Lợi
Đại học Xây Dựng Hà Nội
Đại học Thái Nguyên
Đại học Thủy Lợi
Đại học Xây Dựng Hà Nội (bỏ cuộc)
24 Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Đại học dân lập Thăng Long
25 Miền Nam Đại học Kiến trúc TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học Mỹ thuật TPHCM
Đại học Kiến trúc TPHCM
Trận Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
26 Miền Bắc Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long

Chung kết toàn quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Phát sóng trực tiếp Chủ đề Trường tham gia Đội thắng cuộc
31 tháng 12 năm 1996 Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Thủy lợi Hà Nội

Đại học Dân lập Thăng Long

Đại học Đà Nẵng

Đại học Thủy lợi Hà Nội

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “NB Lại Văn Sâm bồi hồi nhớ về thời khốn khó của SV 96”. 31 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ “Nhà báo Lại Văn Sâm và những hình ảnh chưa từng công bố”. VTV.vn. 29 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Nhà báo Lại Văn Sâm và những ký ức khó quên về SV 96”. VTV.vn. 5 tháng 9 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Ăn nói thời nay không chỉ gói gọn trong giao tiếp, nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn kiếm tiền, xây dựng mối quan hệ cũng như là duy trì hạnh phúc cho mình
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.