Saccharin

Saccharin[1]
Danh pháp IUPAC1,1-Dioxo-1,2-benzothiazol-3-one
Tên khácBenzoic sulfimide
Ortho sulphobenzamide
Nhận dạng
Số CAS81-07-2
PubChem5143
KEGGD01085
ChEMBL310671
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=C2c1ccccc1S(=O)(=O)N2

InChI
đầy đủ
  • 1/C7H5NO3S/c9-7-5-3-1-2-4-6(5)12(10,11)8-7/h1-4H,(H,8,9)
UNIIFST467XS7D
Thuộc tính
Khối lượng mol183.1845
Bề ngoàiWhite crystalline solid
Khối lượng riêng0.828 g/cm³
Điểm nóng chảy228.8-229.7 °C
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước1 g per 290 mL
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri saccharin (benzoic sulfimide) là chất làm ngọt nhân tạo không có chứa năng lượng . Nó ngọt gấp 300-400 lần so với sucrose nhưng có cảm giác vị đắng hoặc vị kim loại sau khi dùng, đặc biệt là ở nồng độ cao. Saccharin được sử dụng để làm ngọt các sản phẩm như đồ uống, kẹo, bánh quy và thuốc.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện về sự ra đời của saccharin được bắt đầu vào năm 1877, khi đó, Constantin Fahlberg, một nhà hóa học người Nga chuyên nghiên cứu về đường đã được một công ty nhập khẩu đường ở thành phố Baltimore của Mỹ thuê sang làm nhiệm vụ kiểm nghiệm độ tinh khiết của đường. Vào một buổi tối tháng 6 năm 1878, sau một ngày làm việc ở phòng thí nghiệm, Fahlberg ngồi vào bàn ăn và nhặt một ổ bánh mỳ với bàn tay chưa kịp rửa sạch, khi ăn ông đã nhận thấy có một vị ngọt rất mạnh dính trên bánh. Để truy tìm nguồn gốc của vị ngọt, Fahlberg đã ngay lập tức quay lại phòng thí nghiệm và thử nếm tất cả mọi đồ vật đã tham gia vào công việc trong ngày của mình, bao gồm các lọ, cốc và đĩa được ông dùng để thí nghiệm. Cuối cùng, ông đã phát hiện ra chất ngọt này bắt nguồn từ một chiếc bình đun quá sôi, trong đó có chứa benzoic sunfimit, được tạo ra từ phản ứng của axit o-sunfobenzoic với phosphor pentaclorua và amonia.

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường hoá học này ở dạng tinh thể không màu, nhiệt độ nóng chảy khoảng từ 224 – 226 °C. Là chất tan trong nước với tỷ lệ 1/250 (ít tan) nhưng muối natri của saccharin là chất dễ tan trong nước.

Đường hoá học Saccharin ngọt hơn đường thường khoảng từ 200 đến 600 lần.

Khuyến cáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây không phải là chất dinh dưỡng, vì cơ thể không đồng hoá được.

Liều dùng khuyến cáo 

Tuy cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh saccharin là an toàn tới sức khỏe, nhưng để đảm bảo sức khỏe đối với người tiêu dùng các nhà chức trách cũng đã đưa ra liều dùng khuyến cáo. Theo FDA thì liều dùng cho phép mỗi ngày (ADI) là 5 mg/kg thể trọng còn theo WHO là 0–15 mg/ kg thể trọng. Tức là, với một người có cân nặng là 50 kg thì lượng saccharin tối đa được đưa vào cơ thể là 50 kg x15mg/kg = 750 mg/ ngày. Tốt nhất là chỉ dùng lượng đường hóa học ở mức 30% ADI tức là chỉ khoảng 250 mg/ngày.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Saccharin (E954i) là một phụ gia tạo ngọt nhân tạo, còn được gọi với tên khác là đường không sinh năng lượng; độ ngọt của saccharin cao hơn đường saccharose 300 lần nhưng ở nồng độ cao saccharin có dư vị của kim loại.

Saccharin được sử dụng để làm ngọt các sản phẩm như đồ uống giải khát, kẹo, bánh bích quy, thuốc chữa bệnh, kem đánh răng…

Cũng như nhiều chất ngọt thay thế khác saccharin không bị hấp thu bởi hệ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng tới hàm lượng insulin trong máu, không tạo năng lượng. Vì vậy saccharin được xếp vào nhóm chất ngọt không calo, còn được sử dụng trong cả những sản phẩm mỹ phẩm, vitamin và dược phẩm.

Trên thị trường saccharin xuất hiện với những tên thương mại như: Sweet’n Low, Sugar Twin, Sweet Magic, Zero-Cal. Nhiều năm sau khi saccharin được tổng hợp và ứng dụng trong sản xuất như một chất ngọt thay thế duy nhất lúc đó, thì đến năm 1977 một nghiên cứu của Canada cho biết saccharin gây ung thư bàng quang ở chuột đã gây hoang mang lớn cho người tiêu dùng. Khi đó FDA cũng đã phát lệnh cấm sử dụng saccharin trong thực phẩm và dược phẩm, nhưng do vào thời điểm đó saccharin là chất ngọt nhân tạo duy nhất và nhiều người vẫn muốn sử dụng những sản phẩm thực phẩm có chứa nó đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Trước những sức ép của người dân và cả nhà sản xuất Quốc hội Mỹ đã buộc phải cho sử dụng nhưng yêu cầu trên nhãn sản phẩm ghi rõ sản phẩm có chứa saccharin có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sau đó, đã có hơn 30 nghiên cứu chứng minh saccharin hoàn toàn an toàn trên người. Đến cuối năm 2000 FDA đã chính thức loại bỏ saccharin ra khỏi danh mục những chất gây ung thư và cho phép gỡ bỏ những cảnh báo trên. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo tới khả năng gây dị ứng sunfonamid ở những người sử dụng thuốc sulfa. Triệu chứng với dị ứng này là đau đầu, khó thở, phát ban, tiêu chảy. Saccharin được tìm thấy trong sữa công thức còn có nguy cơ gây rối loạn chức năng cơ. Với những đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh không nên sử dụng sản phẩm chứa saccharin.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Merck Index, 11th Edition, 8282.
  2. ^ “Saccharin (Inactive Ingredient)”. drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Câu chuyện bắt đầu với việc anh sinh viên Raxkonikov, vì suy nghĩ rằng phải loại trừ những kẻ xấu
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
“Cái răng cái tóc là gốc con người”. Tết này bạn hãy “làm mới” mình bằng một trong các kiểu tóc đang biến các cô nàng xinh lung linh hơn nhé.
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster là một bộ phim viễn tưởng hài hước đen siêu thực năm 2015 do Yorgos Lanthimos đạo diễn, đồng biên kịch và đồng sản xuất