Thị tộc Thích-ca từng thành lập một tiểu quốc của riêng mình với danh hiệu Śākya Gaṇarājya.[2] Kinh đô của tiểu quốc này là thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), được cho là tương ứng vị trí ngày nay tại làng Tilaurakot (Nepal) hoặc làng Piprahwa (Ấn Độ).[3][4][5]
Nhân vật nổi tiếng nhất của thị tộc Thích-ca chính là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama), người đã sáng lập nền tảng hình thành nên Phật giáo (khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IV TCN) và được tôn xưng là Đức Phật (tức "người đã được giác ngộ"). Ông là con trai của vua Tịnh Phạn (Śuddhodana), một người lãnh thị tộc và là quốc vương của tiểu quốc Śākya Gaṇarājya. Mặc dù rất nhiều giai thoại hư cấu về cuộc đời ông được các tín đồ thêm thắt vào về sau,[6][7] tuy nhiên các nhà nghiên cứu sử học đều công nhận ông là một nhân vật lịch sử có thật và là nhân vật kiệt xuất nhất của thị tộc Thích-ca.
^per J. F. Fleet, "The Inscription on the Piprawa Vase", Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland, in Pāli, "Sākiya" is used primarily to refer to people of Shakya in general; "Sakka", primarily to the Shakya country as well as to its noble families; and "Sakya", primarily to members of the Buddhist order.
^Huntington, John C (1986), “Sowing the Seeds of the Lotus”(PDF), Orientations, September 1986: 54–56, Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2014, truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2017Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate= và |archive-date= (trợ giúp)
Rhys Davids, C.A.F. 1926. ‘Man as Willer.’ Bulletin of the School of Oriental and African Studies. 4: 29-44.
Silk, Jonathan A. 2008 ‘Putative Persian perversities: Indian Buddhist condemnations of Zoroastrian close-kin marriage in context.’ Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 71: pp 433–464.
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.