Chữ Devanagari | |
---|---|
Thể loại | |
Thời kỳ | c. 1200–nay |
Hướng viết | Trái sang phải |
Khu vực | Ấn Độ và Nepal |
Các ngôn ngữ | Một số ngôn ngữ Ấn Độ, gồm Phạn, Hindi, Marath, Pahar (Garhwal và Kumaon), Nepal, Bhili, Konkan, Bhojpur, Magahi, Kurukh, Nepal Bhasa, Sindh và Kashmir. Thỉnh thoảng được sử dụng để viết hoặc chuyển tự Sherpa. Từng được dùng để viết tiếng Gujarat. |
Hệ chữ viết liên quan | |
Nguồn gốc | |
Hậu duệ | Chữ Gujarat Chữ Modi Chữ Ranjana Âm tiết thổ dân Canada[1] |
Anh em | Chữ Sharada, Chữ Đông Nagari |
ISO 15924 | |
ISO 15924 | Deva, 315 |
Unicode | |
U+0900–U+097F Devanagari, U+A8E0–U+A8FF Devanagari Extended, U+1CD0–U+1CFF Vedic Extensions | |
Chữ Devanagari, từ ghép của "Deva" (देव) và "Nagari" (नगर), cũng được gọi là Nagari (nguyên là tên của hệ thống chữ viết là khởi nguồn của chữ Devanagari) là một hệ thống chữ cái của Ấn Độ và Nepal. Hệ thống chữ viết này được ghi từ trái sang phải, không có các chữ cái đặc biệt, và được công nhận (cùng với hầu hết các chữ viết Brahmi Bắc khác, như chữ Gujarat và chữ Oriya) là những loại chữ viết có đầy đủ các chữ cái. Chữ Devanagari là chữ viết chính dùng để ghi lại tiếng Hindi chuẩn, tiếng Marathi và tiếng Nepal. Từ thế kỷ 19, nó trở thành kiểu chữ viết thông dụng nhất để viết tiếng Phạn. Chữ Devanagari cũng được sử dụng trong tiếng Bhojpur, tiếng Gujarat, tiếng Pahar (Garhwal và Kumaon), Konkan, Magah, Maithili, Marwar, Bhili, Newar, Santhal, Tharu và thỉnh thoảng trong tiếng Sindh, tiếng Dogri, tiếng Sherpa và tiếng Kashmir. Đây cũng là kiểu chữ viết trước đây của tiếng Gujarat.
Chữ Devanagari thuộc Hệ chữ viết Brahmi, được sử dụng tại Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng và Đông Nam Á.[2] Đây là hậu duệ của chữ Gupta, cùng với chữ Tất Đàm và chữ Sharada. Biến thể phía đông của Gupta được gọi là Nagari xuất hiện lần đầu từ thế kỷ thứ 8; khoảng năm 1200 chúng dần dần thay thế chữ Tất-đàm, vốn là thứ chữ dùng để truyền bá Phật giáo tại Đông Á; và chữ Sharada, loại chữ này hiện được dùng một cách song song tại Kashmir. Phiên bản đầu tiên của chữ Devanagari có thể nhìn thấy trên câu khắc Kutila của Bareilly trong thời kỳ Vikram Samvat 1094 (khoảng năm 992), thể hiện rõ việc xếp các chữ cái theo một đường nằm ngang để tạo thành một từ.[3]
Việc sử dụng tên gọi Devanagari chỉ mới xuất hiện gần đây và thuật ngữ cũ Nagari vẫn được sử dụng rộng rãi. Sự gia tăng của việc sử dụng thuật ngữ Devanagari có thể liên quan tới việc sử dụng loại chữ này để viết các bản văn tiếng Phạn. Việc này đã làm tăng thêm mối liên kết giữa chữ Devanagari và tiếng Phạn và qua đó chữ Devanagari hiện được gọi rộng rãi là chữ Phạn; tuy nhiên, trước thời thuộc địa chữ Phạn không hề có chuẩn chữ viết và được viết bằng bất kỳ thứ chữ nào quen thuộc với cư dân địa phương.[4]
... an early branch of this, as of the fourth century AD, was the Gupta script, Brahmi's first main daughter... the Gupta alphabet became the ancestor of most Indic scripts (usually through later Devanagari)... Nagari, of India's north-west, first appeared around AD 633... in the eleventh century, Nagari had become Devanagari, or 'heavenly Nagari', since it was now the main vehicle, out of several, for Sanskrit literature...
... In the Kutila this develops into a short horizontal bar, which, in the Devanagari, becomes a continuous horizontal line... three cardinal inscriptions of this epoch, namely, the Kutila or Bareli inscription of 992, the Chalukya or Kistna inscription of 945, and a Kawi inscription of 919... the Kutila inscription is of great importance in Indian epigraphy, not only from its precise date, but from its offering a definite early form of the standard Indian alphabet, the Devanagari...