[Người dùng ẩn danh] [1.586+]
Đó là sau một cuộc cãi vã, chúng tôi muốn bình tĩnh nói về những chuyện giữa chúng tôi. Kết quả là anh đã nói ra một loạt những điều vụn vặt mà anh ấy cảm thấy trong bốn năm này.
Ví dụ, tôi để cho anh chơi bóng rổ trong vài giờ rồi ăn tối với tôi. Anh không vui và nghĩ rằng tôi đang ép anh ấy làm điều không thích.
Rất nhiều điều nhỏ nhặt như thế tuy anh không thích lắm nhưng không nói cho tôi mà cứ để trong lòng. Cuối cùng bây giờ anh ta lại đổ lỗi cho tôi.
Sau hơn bốn năm yêu nhau, cuối cùng anh cũng bình tĩnh nói lời chia tay. Ngay cả sau khi tôi muốn chia tay một cách dứt khoát, anh cũng giảng giải với tôi tình yêu giống như một hành trình, kết thúc không quan trọng mà quá trình quan trọng hơn. Anh đã không hề cố níu giữ mối quan hệ này mà chỉ giảng giải cho tôi hiểu mà thôi haha thật đúng là...
Vậy tại sao tôi lại từ bỏ tình cảm của mình trong hơn bốn năm từ năm nhất đến khi tốt nghiệp? Bởi vì tôi nghĩ tôi xứng đáng với một tình yêu tốt hơn. Tất nhiên là tôi không mong rằng mình sẽ chia tay ngay sau tốt nghiệp, nhưng bây giờ tôi không hối hận vì việc này tôi đã nhìn rõ con người anh ta.
Khi anh ta bảo tôi thay đổi tính khí, tôi đã rất tức giận nhưng cũng tự xem xét lại bản thân. Vì thế tôi cảm thấy buồn và thất vọng khi anh nói về rất nhiều những điều nhỏ nhặt. Khi thấy anh ta nhạy cảm đến thế, tôi liền biết anh không phù hợp với mình. Có lẽ anh không thích tôi nhiều như vậy.
[Người dùng ẩn danh] [2.256+]
Chỉ vài từ thôi: tự yêu bản thân
Thành thật mà nói không có gì là nguyên nhân của sự tan vỡ cả, chỉ là bạn có đủ thất vọng chưa thôi. Khi bạn hiểu rõ được vấn đề này thì tự nhiên bạn cảm thấy không còn yêu nữa. Từ những gì tôi đã trải nghiệm với mối tình cũ sâu sắc thì sự chia tay đã được chuẩn bị từ rất lâu.
Họ khiến bạn cảm thấy thất vọng và bất lực chỉ để cho bạn hiểu rõ là: anh không yêu em nữa. Họ chỉ yêu bản thân mình mà thôi. Những gì mà bạn muốn, đối phương đều không đồng ý. Khi bạn đủ mệt mỏi, tự nhiên bạn nghĩ đến việc buông tay, vừa là thành toàn cho đối phương mà cũng là có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Một người yêu bạn nhiều đến thế nào, ngay cả khi không nói ra bạn cũng có thể cảm nhận được. Điều này có được nhờ khả năng độc đáo của con người trong việc nhận thức cảm xúc, hay còn gọi là giác quan thứ 6.
Khi bạn cảm thấy thất vọng, bạn tự nhủ với mình rằng: không phải đâu, anh ấy không như vậy, anh ấy sẽ ở bên cạnh mình mà, chỉ là bạn khác giới của anh ấy thôi.. nhưng những suy nghĩ về sự thay đổi đã bắt đầu nhen nhóm trong bạn rồi.
Khi bạn nhận sự thất vọng từ lần này đến lần khác, bạn hiểu được rằng bạn phải nhìn thẳng vào sự thật ngay trước mắt: anh ấy còn không đủ kiên nhẫn để lừa dối bạn thì cớ gì bạn phải tự dối lừa bản thân chứ?
Nhiều người bạn đã hỏi tôi như thế này: Mình thấy hình như mình không còn yêu đối phương nữa, vậy có nên chia tay anh ta không?
Và tôi đề nghị là: để tránh những sự im lặng và hiểu lầm, hãy nhanh chóng chia tay. Khi bạn thất vọng ở một mức độ nhất định, hãy cho đối phương một tuần và thử thái độ của họ.
Tại sao bạn không nên chia tay ngay lập tức?
Lí do rất đơn giản: để tránh việc phỏng đoán sai và thiếu giao tiếp dẫn đến hiểu nhầm cảm xúc của đối phương. Sự tồn tại của giai đoạn kiểm tra này để cho bạn biết những suy nghĩ của đối phương và xác định xem “chia tay có phải là một quyết định chính xác hay không”
Trong thời gian kiểm tra này, bạn hãy giảm bớt sự quan tâm, không còn chủ động liên hệ với đối phương và cố gắng thích nghi với cuộc sống độc lập của mình. Trước sự lạnh lùng đột ngột của này, nếu đối phương vẫn còn quan tâm đến bạn thì họ sẽ để ý sự thay đổi cảm xúc của bạn. Anh ấy sẽ chủ động liên hệ với bạn và bạn có thể xem lại khoảng cách của mối quan hệ này.
Ngược lại, nếu đối phương không phản ứng trước sự thờ ơ này, hoặc thậm chí “thuận nước đẩy thuyền” thêm thì bạn không còn gì để biện minh nữa, anh ấy có thể không thực sự yêu bạn. Khi bạn chắc chắn được điều này, bạn sẽ tự tin và quyết tâm hơn để buông tay.
Khi bạn quyết định từ bỏ một người không yêu mình, bạn chính là đang yêu lấy bản thân.
Tôi thường nói rằng: Nếu bạn muốn học cách yêu một ai đó, thì đầu tiên bạn phải học cách yêu chính mình.
Bởi vì “tình yêu” thường là một “trò chơi tổng bằng không” chứ không phải là một tình huống đôi bên cùng có lợi
Bạn sẽ thấy rằng khi bạn cố gắng hết sức và dành ra 8 điểm để yêu thì phản hồi của bên còn lại chỉ có thể là 2 điểm. Sau đó bạn lại tự hỏi: “Có phải một mình làm điều đó là không đủ hay không?” và bạn nỗ lực nhiều hơn để yêu với 10 điểm và cuối cùng thì sao? Đá chìm xuống xuống biển, bạn khó có thể từ bỏ trái tim của mình và nhận về 0 điểm.
Vị trí tốt nhất trong tình yêu là yêu đối phương với 5 điểm năng lượng và yêu bản thân với 5 điểm nỗ lực. Bạn càng tôn sùng, càng nâng người ấy lên quá cao thì chỉ khiến những nỗ lực của bạn “đổ sông đổ biển”. Tương tự bạn càng quan tâm quá nhiều thì người ấy càng không trân trọng nó.
Vì vậy, hãy từ bỏ người không xứng đáng với tình yêu của bạn, không có gì phải hối tiếc cũng không có gì để bỏ lỡ. Cuối cùng bạn hiểu được điểm mấu chốt để nuôi dưỡng tình yêu không phải là sự kiên trì, mà là cách bạn duy trì nó như thế nào.
Khi bạn nhận ra bản chất của một người, bạn không cần phải ép buộc bản thân mình nữa. Nói cách khác, bạn không có cách nào “đánh thức một người đang giả vờ ngủ”, bạn cũng không hề có mặt trong kế hoạch tương lai của đối phương. Sau đó thì sao, bạn cố gắng làm hài lòng người ta để rồi nhận lại những vết thương đầy mình thì bạn thay đổi được điều gì chứ.
Đừng cảm thấy như nếu họ rời bỏ mình, mình sẽ không còn gặp được một người tốt hơn trong cuộc sống này. Hãy hiểu rằng tất cả sự buông tay là để nhường chỗ cho tình yêu đích thực, tất cả những sai lầm là để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ tốt hơn.
Nhìn lại bản thân tiều tụy và thiếu tự tin vào tình yêu, hãy tự hỏi mình rằng: Liệu đây có phải là tình yêu mà bạn mong muốn? Bạn có thể kéo dài tình yêu này trong bao lâu? Nếu bạn biết rằng cứ tiếp tục thì tình yêu này cũng không có kết quả, vậy sao bạn không biết ngăn chặn nó ngay và dành thời gian yêu lấy mình?
Không muốn sao? Vẫn chờ người ta quay đầu lại ư?
Trên thực tế, sự do dự của bạn đến từ sự mặc cảm sâu trong lòng bạn.
Bạn không dám bước vào không gian khác để gặp gỡ những người bạn mới và bạn sợ rằng mình sẽ không có một tình yêu tốt hơn sau khi chia tay.
Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy bạn chỉ cảm thấy tồi tệ về bản thân thôi, thậm chí bạn còn muốn mình tin rằng: làm sao có thể gặp gỡ một người yêu bạn hơn?
Vì vậy đừng trao tình cảm cho một người không xứng đáng với tình yêu của bạn, đây không phải là ích kỉ, mà đây là điều một người trưởng thành nên có. Đôi khi, học cách yêu bản thân và làm cho bản thân tốt hơn sẽ khiến đối phương trân trọng bạn nhiều hơn và thấy được những cố gắng của bạn.
Một tình yêu đẹp đẽ không phải là xem người ấy như cả thế giới của bạn, mà là yêu người ấy ngang bằng với yêu bản thân.
Hãy tin tôi - người đã kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần vì một người không xứng đáng với tình yêu của mình, thật đáng xấu hổ mà.
Nếu có can đảm để bước ra khỏi “khu vực an toàn” của mình, từ bỏ để yêu lấy chính mình, bạn sẽ trông thật xinh đẹp.
Không có gì để buồn cả. Hãy từ bỏ một người không biết trân trọng bạn, trong tương lai bạn sẽ cảm ơn chính mình vì sự quyết đoán này đấy.
--------
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/362784399/answer/1196024754