Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 1)

Siêu trí tuệ Việt Nam 2019
Tên khácSTT1
Thể loạiChương trình tìm kiếm tài năng về trí tuệ
Sáng lậpEndemol Shine Group liên kết với Second German Television (ZDF) & Truyền hình Giang Tô (Jiangsu Television - JSBC).
Phát triểnLê Minh Trị
Quỳnh Như
Đạo diễnNguyễn Hữu Thanh Bình
Trần Đức Huân
Lưu Hậu
Dẫn chương trìnhTrấn Thành
Giám khảoGiám khảo khoa học: Trần Thành Nam
Giám khảo chính: Tóc Tiên, Lại Văn Sâm
Giám khảo khách mời: Xem Giám khảo
Dẫn chuyệnÔn Vĩnh Quang
Nhạc dạo"Tôi thật phi thường" (Sáng tác: Bùi Công Nam)
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Anh (ngôn ngữ thứ 2)
Số tập13
Sản xuất
Giám chếBùi Hữu Đức
Địa điểmPhim trường Zoom Media
Thời lượng120 - 180 phút (có quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtEndemol Shine Group
Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh
Vie Channel (DIDTV)
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHTV2- Vie Channel
VTVCab 1 - Vie Giải Trí
Định dạng hình ảnh576i (16:9) (SDTV),
1080p (HDTV)
Định dạng âm thanhStereo
Quốc gia chiếu đầu tiênViệt Nam Việt Nam
Phát sóng26 tháng 10 năm 2019 (2019-10-26) – 18 tháng 1 năm 2020 (2020-01-18)
Thông tin khác
Chương trình sauSiêu trí tuệ Việt Nam (mùa 2)

Mùa đầu tiên của chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty DID TV (sau đổi tên là Vie Channel) thuộc DatVietVAC thực hiện, được phát sóng từ ngày 26 tháng 10 năm 2019 đến ngày 18 tháng 1 năm 2020.

Tuyển sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình đã tổ chức các buổi tuyển sinh trực tiếp tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 7 năm 2019 và tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 31 tháng 7 năm 2019.

Định dạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng Lộ diện

[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng viên với vai trò là người khiêu chiến sẽ phải chinh phục thử thách do chương trình đưa ra hoặc do thí sinh đề nghị. Các giám khảo sẽ cho điểm dựa trên độ khó của thử thách theo thang điểm từ 1 đến 5, tổng số điểm của ba vị giám khảo là điểm dự đoán của giám kháo cho phần thử thách. Sau khi phần thử thách kết thúc, giám khảo khoa học sẽ tiến hành chấm điểm (theo thang điểm 10); nếu điểm của giám khảo khoa học và tổng điểm dự đoán của các giám khảo nhân lại với nhau từ 80 điểm trở lên, thí sinh sẽ được xuất hiện ở khu vực "khán đài danh dự" và được gia nhập vào Biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam (gọi là "được tiến cấp").[1] Số điểm tối đa mà một thí sinh có thể đạt được là 150.

Trong trường hợp không hoàn thành thử thách, thí sinh sẽ không được giám khảo khoa học chấm điểm và bị loại khỏi chương trình.

Vòng này phát sóng trong 8 tuần, từ 26 tháng 10 đến 14 tháng 12 năm 2019.

Vòng Tuyên chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người được tiến cấp ở vòng trước sẽ đối đầu với nhau hoặc nhận lời khiêu chiến từ những ứng viên mới để tìm ra những gương mặt xuất sắc nhất đại diện Việt Nam thi đấu quốc tế. Có hai phương thức khiêu chiến ở vòng này:

  1. Người khiêu chiến mới đến thách đấu với một tuyển thủ đã tiến cấp có cùng năng lực, nếu thách đấu thành công sẽ thay thế vị trí của tuyển thủ đó. Trong trường hợp người bị thách đấu không chấp nhận tuyên chiến, người thách đấu sẽ phải dự thi cá nhân, và các giám khảo cũng sẽ chấm điểm như ở vòng 1. Nếu điểm của thí sinh này cao hơn so với người từ chối thách đấu thì coi như thách đấu thành công, ngược lại thí sinh sẽ bị loại.
  2. Những tuyển thủ có năng lực tương đương trong biệt đội sẽ phải đối đầu với nhau để chọn ra người xuất sắc nhất, những tuyển thủ có năng lực không trùng với bất kì ai sẽ được đặc cách không phải thi đấu nếu như không có người khiêu chiến đến thách đấu.

Vòng này diễn ra trong hai tuần, từ ngày 21 tháng 12 năm 2019 đến hết ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Vòng Giao hữu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo luật ban đầu, bốn thí sinh xuất sắc nhất sẽ được chọn để vào vòng 3, nhưng ở tập 10 chương trình quyết định tăng lên sáu thí sinh. Các thí sinh sẽ đối đấu trực tiếp với các đối thủ đến từ nước ngoài, bao gồm:[2]

  1. Rinne Tsujikubo ( Nhật Bản)
  2. Kaito Mori ( Nhật Bản)
  3. Yu Sajima ( Nhật Bản)
  4. Takeru Aoki ( Nhật Bản)
  5. Johannes Mallow ( Đức)
  6. Simon Reinhard ( Đức)

Vòng này được phát sóng trong ba tuần, từ 4 đến 18 tháng 1 năm 2020.

Cơ cấu giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng Lộ diện

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu được tiến cấp, thí sinh sẽ nhận được một kỷ niệm chương của chương trình bên cạnh việc trở thành thành viên của biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam.

Đối với những thí sinh từ 15 tuổi trở xuống, họ còn được nhận học bổng toàn phần trị giá 400.000.000 đồng của Trung tâm tiếng Anh Apax Leaders, bất kể có được tiến cấp hay không.

Vòng Tuyên chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thí sinh trong biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam tham gia vòng này sẽ phải tạm thời trao lại kỷ niệm chương của chương trình trước khi tham gia trận đấu. Chỉ có thí sinh giành chiến thắng mới nhận được kỷ niệm chương bên cạnh việc được bước tiếp vào biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam.

Vòng Giao hữu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi người sẽ nhận được một kỷ niệm chương của chương trình, bất kể người đó có giành chiến thắng hay không.

Ngoài ra, các thí sinh khi đến với chương trình đã hoàn thành thử thách (dù số điểm ≥ 80 hoặc nhỏ hơn) vẫn được nhận kỷ niệm chương của chương trình, những thí sinh được tiến cấp đều được một số tiền thưởng được gọi là "tiền bồi dưỡng".

Các tập phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng Lộ diện

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú giải
  Thí sinh đạt trên 80 điểm
  Thí sinh đạt dưới 80 điểm
  Thí sinh không hoàn thành thử thách

Lưu ý: Đối với những thí sinh không hoàn thành thử thách trong vòng 1, điểm của giám khảo khoa học được quy ước là 0 điểm.

Các thử thách trong tập đầu tiên
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Huỳnh Diệu Linh 2002 Đại chiến không ảnh Ban khoa học lựa chọn ngẫu nhiên 100 bức ảnh sân bay chụp từ vệ tinh trong số 44.000 sân bay trên toàn thế giới, được đánh số thứ tự từ 1 đến 100. Người khiêu chiến có 30 phút để ghi nhớ, sau đó giám khảo sẽ chọn một ảnh sân bay bất kỳ và người khiêu chiến phải ghi ra số thứ tự tương ứng với sân bay đó. Chính xác 2/3 lần, thử thách thành công. 10 9 90
2 Lê Nguyễn Phước Vinh 2005 Ma trận sử học Trên sân khấu chính xuất hiện 1000 mốc sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới được chọn lọc ngẫu nhiên, mỗi mốc lịch sử bao gồm thời gian và nội dung sự kiện. Người khiêu chiến có 20 phút để hệ thống 1000 mốc sự kiện này. Khách mời chuyên môn sẽ chọn ra các mốc sự kiện bất kỳ và nối tất cả thời gian xảy ra sự kiện thành một dãy số thống nhất, tổng cộng trên 100 con số. Người khiêu chiến có thêm 5 phút để ghi nhớ và sau đó sẽ bóc tách các sự kiện dựa trên dãy số vừa đọc để hoàn thành thử thách. 14 10 140
Các thử thách trong tập thứ hai
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Nguyễn Lê Phương Nghi 2003 Truy tìm vân tay 100 dấu vân tay được lấy từ 100 khán giả đang có mặt tại trường quay. Thí sinh sẽ có một khoảng thời gian để ghi nhớ hình ảnh vân tay và tên chủ nhân. Sau đó, ban giám khảo chọn ngẫu nhiên một khán giả và công bố họ tên, thí sinh sẽ phải đi tìm dấu vân tay của người đó. Chính xác 2/3 lần, thử thách thành công. 11 7 77
2 Nguyễn Ngọc Thịnh 1993 Cỗ máy rubik 100 khối rubik với các hình dạng khác nhau được xáo trộn bởi các khán giả với số điểm theo độ khó của mỗi loại, tổng cộng 100 điểm. Người khiêu chiến sẽ giải chúng theo thứ tự ngẫu nhiên, cứ 10 giây băng chuyền đưa ra một khối. Nếu đạt từ 80 điểm trở lên thì thử thách thành công.

Các loại khối được sử dụng:

  • Khối 2x2x2
  • Khối 3x3x3
  • Khối 3x3x3 one hand (có lá cờ đỏ cắm cạnh khối, yêu cầu người chơi giải bằng một tay)
  • Khối 4x4x4
  • Khối Skewb
  • Khối Pyramid
13 9 117
3 Mai Tường Vân 1991 Bưu kiện thần tốc 100 khán giả ngẫu nhiên tại trường quay lần lượt viết số điện thoại và tên viết tắt của mình vào giấy chuyển fax có mã vạch, mỗi thông tin trên giấy đều có 3 bản giống nhau: tờ 1 khán giả dùng để đối chiếu thông tin, tờ 2 để dán vào kiện hàng và tờ 3 dành cho người khiêu chiến thực hiện việc ghi nhớ. Người khiêu chiến có 2 giờ để ghi nhớ đồng thời 3 dữ kiện: mã vạch, số điện thoại và tên viết tắt. Ban giám khảo chọn ngẫu nhiên một kiện hàng, từ mã vạch trên kiện hàng, người khiêu chiến sẽ phải nhớ lại số điện thoại và dùng điện thoại của chương trình gọi vào đầu số đó; nếu điện thoại đổ chuông 2/3 lần thì thử thách thành công. 11 8 88
Các thử thách trong tập thứ ba
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Nguyễn Hồng Anh 2006 Sàn diễn trí nhớ[a] Có 10 người mẫu nam xuất hiện trên sàn catwalk, ban giám khảo sẽ phối ngẫu nhiên một bộ trang phục gồm quần, áo, giày và phụ kiện cho 10 người mẫu này. 10 người mẫu sẽ xuất hiện với bộ trang phục đã phối trước đó qua một lần trình diễn duy nhất, người khiêu chiến phải ghi nhớ toàn bộ thông tin về trang phục của họ. Sau đó, họ phải lựa chọn 3 bộ trang phục cho 3 người mẫu được ban giám khảo chỉ định. Chính xác 2/3 bộ, thử thách thành công.[3] 10 6 60
2 Lê Sơn Tùng 1998 Khôi phục mảnh vỡ 80 bức tranh khổ A4 được vẽ bằng những nét rối độc đáo và hoàn toàn không giống nhau, mỗi bức tranh được cắt theo tỉ lệ 3x3cm, tổng số mảnh ghép riêng biệt được tạo ra là 5.040 mảnh. Người khiêu chiến sẽ có thời gian quan sát và ghi nhớ, sau đó các giám khảo sẽ lựa chọn 3 mảnh ghép bất kỳ từ 3 bức tranh. Thí sinh phải quan sát hình ảnh trên mảnh ghép và xác định mảnh ghép đó thuộc bức tranh nào. Nếu tìm đúng vị trí 2/3 bức tranh, thử thách thành công.[3] 13 9 117
3 Trần Gia Hưng 2007 Siêu tính nhẩm (1) Thí sinh không được sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ tính toán nào và phải vượt qua 6 hạng mục tính nhẩm bao gồm:
  • Phép tính cộng gồm 20 số, mỗi số có 3 chữ số được xuất hiện liên tiếp trong 15 giây
  • Phép tính cộng - trừ gồm 20 số, mỗi số có 4 chữ số xuất hiện liên tiếp trong 20 giây
  • Phép tính nhân giữa 2 số, mỗi số có 4 chữ số
  • Phép tính chia giữa số bị chia gồm 18 chữ số và số chia gồm 15 chữ số
  • Phép tính khai căn bậc dưới 50 với kết quả là một số nguyên dưới 30
  • Phép tính khai căn bậc dưới 15 với kết quả là số thập phân có độ chính xác yêu cầu là 1 chữ số sau dấu phẩy.

Chỉ khi thí sinh đưa ra kết quả chính xác cho cả 6 hạng mục trên thì thử thách mới được công nhận là thành công.[3]

15 9 135
Các thử thách trong tập thứ tư
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Lê Hồng Ngọc 1977 Lưu ảnh xuyên tường 5 khung thép tương ứng với 5 tư thế uốn dẻo với độ khó cao được hệ thống bằng một vòng xoay với tốc độ xoay phù hợp. Người khiêu chiến sẽ có một khoảng thời gian quan sát, ghi nhớ và nghiên cứu tư thế và độ gò của các khung. Sau đó, họ sẽ bị bịt mắt và phải lần lượt thực hiện các tư thế chính xác qua các khung mà không chạm vào chúng. Vượt qua được tất cả các khung, thử thách thành công. 9 0 0
2 Nguyễn Văn Minh Hiếu 2010 Domino siêu tốc 83 quân cờ domino được xếp trên sân khấu thành một đường nối dài, số chấm trên mỗi quân cờ tương ứng với một con số. Bằng một lần thực hiện duy nhất, người khiêu chiến di chuyển trên xe thăng bằng và phải cộng lần lượt các chấm trên 73 quân cờ còn lại sau khi đã rút ra 10 quân cờ bất kỳ. Nếu đưa ra đáp án chính xác, thử thách thành công. 11 7 77
3 Ngô Văn Thắng 1975 Truy tìm cá Koi 50 con cá Koi thuộc nhiều dòng và màu sắc khác nhau được bố trí đều vào hai hồ A và B. Người khiêu chiến sẽ bị bịt mắt và phải nhận diện 25 con cá ở hồ A. Sau đó, ban giám khảo chọn tùy ý 3 con ở hồ B để thả vào hồ A, hình ảnh của chúng được lưu lại để đối chiếu; nhiệm vụ của người khiêu chiến là phải nhận diện 3 con cá đó. Xác định đúng 2/3 con, thử thách thành công. 12 6 72
Các thử thách trong tập thứ năm
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Phạm Ngọc Bình 1992 Phá khoá điện thoại 100 khán giả trường quay lần lượt thiết lập mật khẩu bằng hình vẽ trên các tấm mô phỏng đã được đánh số thứ tự. Sau đó, các trợ lý khoa học dựa vào những bảng mô phỏng để thiết lập chính xác mật khẩu cho 100 chiếc điện thoại, người khiêu chiến sẽ có thời gian ghi nhớ các mật khẩu này. Tiếp đó, ban giám khảo lựa chọn 3 chiếc điện thoại, và thí sinh phải vận dụng trí nhớ của mình để mở khóa 3 chiếc điện thoại đó. Mở khóa được 2/3 chiếc điện thoại, thử thách thành công.[4] 9 7 63
2 Ngô Thế Anh 2012 Địa cầu siêu không gian Mỗi giám khảo tùy chọn một bản đồ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bất kỳ trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được thể hiện dưới dạng thảm thực vật. Nhiệm vụ của người khiêu chiến là tương tác trên ứng dụng quả địa cầu không gian để xác định vị trí của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tương ứng. Chính xác 2/3 lần thực hiện, thử thách thành công.[4] 12 8 96
3 Hà Việt Hoàng 2000 Bách khoa siêu ô chữ (1) Trong 4 phút, thí sinh sẽ phải ghi nhớ 50 từ khóa là 50 từ chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm 25 cụm từ để điền vào 25 ô chữ trống và 25 cụm từ gây nhiễu, được sắp xếp xen kẽ nhau. Sau đó, thí sinh mới được nhìn bảng ô chữ cần điền. Thí sinh hoàn toàn không được biết bất cứ gợi ý nào, không được nháp. Thử thách thành công chỉ khi ô chữ được giải đúng hoàn toàn.[4][5] 14 10 140
Các thử thách trong tập thứ sáu
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Nguyễn Thế Vinh[b] 2001 Thị giác cảm âm Giám khảo chọn một bản nhạc bất kỳ trong số 50 bản phổ thuộc hai trường phái cổ điển và hiện đại. Chỉ bằng thị giác, thí sinh đứng ở phòng kín cách âm hoàn toàn sẽ phải cảm nhận các ngón đàn để đoán tên tác phẩm, đồng thời phải đàn lại chính xác tác phẩm đó. Chính xác 2/3 bản nhạc thuộc mỗi trường phái, thử thách thành công.[6] 13 7 91
2 Chu Thị Đan Nhi 2007 Định vị sắc màu 50 võ sĩ Vovinam mang 50 con số ngẫu nhiên từ 1 đến 99 cùng với một trong ba màu đai đặc trưng vàng, xanh và đỏ. Người khiêu chiến có thời gian quan sát ghi nhớ số và màu đai của 50 võ sĩ, sau đó phải tái hiện chính xác toàn bộ số thứ tự theo chiều xuôi lẫn chiều ngược và màu đai của 50 võ sĩ này. Tái hiện chính xác, thử thách thành công.[6] 9 6 54
3 Võ Ngọc Hùng 1954 Phù thủy nón lá Giám khảo lựa chọn một chiếc nón lá bất kỳ trong 50 chiếc nón lá được sắp xếp ngẫu nhiên. Thí sinh có thời gian để quan sát và tìm chính xác chiếc nón lá đó với con số tương ứng. Chính xác 2/3 lần, thử thách thành công.[7] 8 7 56
Các thử thách trong tập thứ bảy
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Lê Anh Đức 2010 Thế giới đại từ điển 400 từ vựng thuộc 10 ngôn ngữ khác nhau (tiếng Urdu, Tây Ban Nha, Nhật, Ý, Hy Lạp, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Ả Rập, Nga) được cắt đôi để tạo thành 800 mảnh ghép và được hệ thống trên bảng tọa độ. Lấy tiếng Anh làm chuẩn, các từ này được dịch sang tiếng Việt để làm cơ sở, mỗi từ sẽ được thể hiện thành các bộ nhận diện ngôn ngữ khác nhau. Ban giám khảo lựa chọn một trong 40 đề, mỗi bộ đề là 6 từ vựng ngẫu nhiên. Thí sinh phải tìm tất cả các mảnh ghép cấu thành 6 từ vựng và ghi lại đáp án có tọa độ của các mảnh ghép đúng. Chính xác 6/6 từ vựng, thử thách thành công.[8] 11 0 0
2 Phạm Huy Hoàng 2000 Ma trận số nguyên tố[c] 1380 con số có 5 chữ số được sắp xếp thành 46 hàng và 30 cột, cứ 5 cột tạo nên 1 khối (A, B, C, D, E, F). Mỗi giám khảo lần lượt đưa ra 1 con số để hợp thành mật mã gồm 5 chữ số, 5 chữ số này sẽ là mật khẩu mở khóa của 5 ổ khóa. Giám khảo sẽ giấu mật mã này tại 1 vị trí bất kỳ trong ma trận số, máy tính sẽ tự động tạo ra ma trận khác bằng 7 số nguyên tố để giấu mật mã. Các số nguyên tố được nối với nhau bởi các đường thẳng, trong đó chỉ có hai đường vuông góc với nhau. Điểm giao nhau của hai đường này là mật mã người chơi phải tìm. Tìm được mật mã và mở thành công 5 ổ khóa tương ứng, thử thách thành công.[9] 15 8 120
3 Lương Tuấn Phi 1998 Chân thực ảnh Giám khảo lựa chọn một tờ giấy bất kỳ trong 200 tờ giấy trắng khổ A4 để thí sinh quan sát và nhận diện trong một khoảng thời gian; sau đó, thí sinh phải tìm ra chính xác tờ giấy này trong 200 tờ giấy.[9] 14 7 98
Các thử thách trong tập thứ tám
STT Tên thí sinh Năm sinh Thử thách Mô tả Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm của giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Nguyễn Xuân Huy 1972 Thính giác cảm âm Thử thách này gồm 3 vòng thi nhỏ:[10]
  • Vòng 1: Hai nghệ sĩ violin đứng sau màn che lần lượt chơi một đoạn nhạc giống nhau. Người khiêu chiến (bị bịt mắt) cảm nhận âm thanh rồi cho biết chính xác vị trí A và B là người chơi thuộc giới tính nào.
  • Vòng 2: Trên sân khấu có hai cây đàn violin, một cây lấy làm chuẩn đã được lên sẵn dây đàn, cây còn lại được nới lỏng tùy ý bởi một nghệ sĩ violin chuyên nghiệp. Thí sinh dùng tai cảm nhận để lên dây đàn mà không có bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Thử thách thành công khi tần số âm thanh của đàn nằm trong vùng an toàn.
  • Vòng 3: 10 nghệ sĩ violin đứng theo số thứ tự từ 1 đến 10 lần lượt chơi một đoạn nhạc giống nhau. Thí sinh bị bịt mắt và phải ghi nhớ vị trí của các âm thanh đó. Sau đó, ban giám khảo chọn một nghệ sĩ bất kỳ để thể hiện lại đoạn nhạc, người khiêu chiến phải cho biết âm thanh đó được phát ra từ người chơi đàn ở vị trí nào.

Hoàn thành cả 3 vòng, khiêu chiến thành công.

14 7 98
2 Nguyễn Quang Bình 2012 Nhận diện quốc huy Ban giám khảo chọn ngẫu nhiên một Quốc huy trong số các Quốc huy của 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để tách thành 3 chi tiết riêng biệt. Người khiêu chiến phải quan sát và tổng hợp những hình ảnh đó thành một Quốc huy hoàn chỉnh để gọi đúng tên quốc gia, vùng lãnh thổ tương ứng của Quốc huy được chọn. Chính xác cả 3 lần thực hiện, thử thách thành công. 14 7 98
3 Nguyễn Lê Tấn Kiên 1989 Giải cứu từ điển 10 từ vựng bất kỳ được chọn trong số 3367 từ vựng của cuốn "Từ điển tiếng Anh cơ bản" của Oxford với số thứ tự tương ứng (đã được thí sinh ghi nhớ trước đó) để thí sinh xem qua (không có số thứ tự đính kèm). Sau đó, một hệ thống cắt dây sẽ được giả lập kết nối giữa số và chuông báo động bằng 200 từ (10 từ cho người chơi và 190 từ gây nhiễu khác trong số 3367 từ trên). Người khiêu chiến phải mã hóa các từ vựng này thành các con số, sau đó tìm và cắt sợi dây có số thứ tự tương ứng với 10 từ vựng được chọn. Cắt chính xác cả 10 dây, thử thách thành công; ngược lại, chuông báo động sẽ vang lên và thử thách thất bại. 13 7 91

Vòng Tuyên chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trở thành giám khảo khách mời cho cả vòng thi này

Chú giải
  Thí sinh xuất hiện từ vòng 1 và khiêu chiến thành công
  Thí sinh xuất hiện từ vòng 1
  Thí sinh khiêu chiến thành công
  Thí sinh khiêu chiến thất bại
Các thử thách trong tập thứ chín
STT Người bị thách đấu - Năm sinh Người thách đấu - Năm sinh Thử thách Mô tả Tỷ số chung cuộc
1 Nguyễn Ngọc Thịnh - 1993 Phạm Đức Phước - 2005 Rubik thần tốc (1) Trên bàn tròn có 10 khối rubik gồm các loại 2x2x2, 3x3x3 và 3x3x3 một tay. Hai người khiêu chiến ở mỗi cực sẽ di chuyển theo hướng mũi tên để đuổi theo đối thủ. Trong vòng 5 phút, mỗi khi thấy khối rubik, người khiêu chiến phải thực hiện nhiệm vụ khôi phục về nguyên bản khối rubik đã bị xóa hoặc xóa khối rubik nguyên bản, sau khi hoàn thành người khiêu chiến bấm nút bật đèn. Cuộc đấu kết thúc khi có một người đuổi kịp người còn lại hoặc sau 5 phút không ai đuổi kịp (khi đó sẽ quyết định thắng/thua ở số đèn sáng, nếu số đèn sáng của hai người bằng nhau thì mỗi người có 1 điểm). Có tổng cộng 3 lượt thi, ai ghi được 2 điểm trước sẽ giành chiến thắng.[11] 1-3
2 Lê Nguyễn Phước Vinh - 2005 Phạm Tuấn Minh - 2008 Ma trận lịch sử bóng đá 100 mốc lịch sử được chọn ngẫu nhiên trong số 1000 mốc lịch sử bóng đá được tổng hợp từ cuối thế kỷ 19 đã được các thí sinh ghi nhớ trong 25 phút. Từ 100 bức ảnh nổi bật đại diện 100 mốc lịch sử này, 4 giám khảo và khách mời chuyên môn, mỗi người sẽ lần lượt chỉ định hai bức ảnh bất kỳ, tổng cộng có 10 đề bài. Hai thí sinh nhấn chuông giành quyền trả lời để xác định cột mốc ứng với bức ảnh, trả lời đúng được 1 điểm, nếu sai điểm thuộc về đối thủ. Ai ghi được 5 điểm trước sẽ là người thắng cuộc. 4-5
Các thử thách trong tập thứ mười
STT Người thách đấu 1 - Năm sinh Người thách đấu 2 - Năm sinh Thử thách Mô tả Tỷ số chung cuộc
1 Ngô Thế Anh - 2012 Nguyễn Quang Bình - 2012 Định vị thủ đô Trên màn hình lớn là bản đồ thế giới với 195 quốc gia cùng hàng ngàn dấu chấm đỏ, 199 dấu chấm chỉ đúng thủ đô của một nước và còn lại là gây nhiễu, được chia thành 6 vùng (Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Trung Mỹ - Caribe). Ở mỗi vòng thi, ban giám khảo sẽ chọn một vùng bất kỳ; dấu chấm đỏ sẽ di chuyển đến vị trí mới trong vùng sau mỗi 1,5 giây. Hai thí sinh bấm chuông giành quyền trả lời nếu cho rằng dấu chấm đỏ đang chỉ đúng thủ đô. Nếu đúng, thí sinh bấm chuông giành được điểm, nếu sai điểm thuộc về đối thủ. Thí sinh nào giành được 2 điểm trước sẽ là người chiến thắng vòng thi đó. Người thắng chung cuộc là người chiến thắng nhiều vòng hơn trong tổng cộng 4 vòng thi.

Lưu ý: Nếu người chơi bấm chuông khi chấm đỏ ở vị trí gây nhiễu, đối phương tự động được điểm.

1-3
2 Mai Tường Vân - 1991 Huỳnh Diệu Linh - 2002 Mã QR biến hình 50 mã QR được cắt đôi và dán lên 100 thùng carton chia đều cho 100 khán giả trường quay. Hai thí sinh có 60 phút ghi nhớ mã QR và 50 cặp đôi giữ mã QR đó. Sau đó, 100 người và 100 thùng carton được xáo trộn, tách ra thành hai vị trí đối diện nhau. Ban giám khảo lựa chọn một mảnh ghép QR bất kỳ; thí sinh phải tìm ra cặp đôi sở hữu mã QR và điền vào bảng phần còn lại của mảnh ghép và vị trí cặp đôi tương ứng với hai mảnh ghép đó. Điểm được xác định theo thứ tự: độ chính xác; thời gian hoàn thành. 2-0
3 Hà Việt Hoàng - 2000 Phạm Huy Hoàng - 2000 Logic tung hoành (1) Trên màn hình là các ô màu chuyển động giao nhau, với 9 nhóm nằm dọc (dãy số có 5 con số) và 8 nhóm nằm ngang (dãy số có 7 con số). Mỗi số trong màu cùng nằm ngang hoặc nằm dọc đều có quy luật riêng biệt. Hai tuyển thủ vừa quan sát các số trong ô màu, vừa ghi nhớ, vừa tính toán các số còn thiếu ở ô màu để trống. Mỗi vòng có hai đề, trả lời chính xác cả hai mới được điểm vòng đó. Chỉ cần trả lời sai một đề, đối phương sẽ giành điểm. Có tổng cộng 5 vòng thi với độ khó và số điểm tăng dần, ai có tổng điểm cao hơn sẽ giành chiến thắng. 5-10

Biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vòng 2, những cái tên xuất sắc nhất đã được chọn để tạo thành Biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam tham dự các trận đấu quốc tế.

Chú giải

  Thí sinh được chọn (Tham dự vòng tuyên chiến và xuất hiện từ vòng lộ diện)
  Thí sinh được chọn (Tham dự và xuất hiện từ vòng tuyên chiến)
  Thí sinh được chọn mà không cần tham dự vòng tuyên chiến
  Thí sinh được cứu dù bị loại từ vòng tuyên chiến
  Thí sinh không được chọn (Không tham dự vòng tuyên chiến)
  Thí sinh không được chọn (Tham dự vòng tuyên chiến và xuất hiện từ vòng lộ diện)
  Thí sinh không được chọn (Tham dự và xuất hiện từ vòng tuyên chiến)
  Rút lui vì bận việc riêng
Lĩnh vực Ghi nhớ
Tên thí sinh Năm sinh
Mai Tường Vân 1991
Nguyễn Lê Tấn Kiên 1989
Lĩnh vực Toán học
Tên thí sinh Năm sinh
Phạm Huy Hoàng 2000
Trần Gia Hưng 2007
Lĩnh vực Giải trí (Âm nhạc, Hội họa, Rubik, Bóng đá)
Tên thí sinh Năm sinh
Nguyễn Xuân Huy 1972
Lê Sơn Tùng 1997
Phạm Đức Phước 2005
Phạm Tuấn Minh 2008
Lê Nguyễn Phước Vinh 2005
Lĩnh vực Địa lý, Quan sát - tưởng tượng - ghi nhớ
Tên thí sinh Năm sinh
Nguyễn Quang Bình 2012
Lương Tuấn Phi 1998
Lĩnh vực bách khoa
Tên thí sinh Năm sinh
Hà Việt Hoàng 2000

Vòng Giao hữu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Phong, cựu thí sinh của Siêu trí tuệ Trung Quốc, trở thành giám khảo quốc tế của vòng này.

Kết quả chung cuộc: Đội  Việt Nam hòa Đội quốc tế với tỷ số 3-3

Chú giải
  Thắng
  Hòa
Các thử thách trong tập thứ mười một
Trận đấu Đội Việt Nam Đội Quốc tế Thử thách Mô tả Diễn biến tóm tắt Kết quả chung cuộc
1 Phạm Đức Phước - 2005 Nhật Bản Yu Sajima - 1990 Rubik thần tốc (2) Tương tự với thử thách cùng tên ở vòng 2, nhưng khác biệt ở một số điểm sau:
  1. Các loại rubik sử dụng: có thêm hai loại là Skewb và 4x4x4.
  2. Thời gian diễn ra mỗi lượt đấu: 7 phút.
  3. Một số luật phạm quy được áp dụng:
    • Giải thiếu 1 bước từ 45 độ trở lên sẽ bị tính thua cuộc.
    • Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với khối rubik (bị xoay góc hay văng linh kiện trong quá trình thi đấu) mà không phải do lỗi ban đầu, người chơi phải tự xử lý ngay tại chỗ.
  • Lượt 1: Yu Sajima trượt tay đánh rơi khối rubik khiến phần thi gián đoạn. Giám khảo quốc tế Vương Phong đưa ra đề nghị sửa lại khối rubik và giữ nguyên hiện trạng ban đầu để tiếp tục thi đấu, đồng thời phạt bên phạm lỗi phải thi lại sau 3 giây. Tiếp tục lượt đấu, Yu Sajima lại phạm luật khi dùng hai tay để xử lý khối 3x3x3 một tay, vì vậy chiến thắng ở lượt đầu tiên thuộc về Đức Phước.
  • Lượt 2: Cả hai hòa do có số đèn bằng nhau.
  • Lượt 3: Đức Phước thắng.[12]
3-1
2 Hà Việt Hoàng - 2000 ĐứcSimon Reinhard - 1979 Bách khoa siêu ô chữ (2) Hai thí sinh có tổng cộng 8 phút để quan sát và ghi nhớ 50 cụm từ tiếng Anh (25 cụm từ đáp án và 25 cụm từ gây nhiễu) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó là bảng tọa độ ô chữ. Cả hai sẽ dùng trí nhớ không gian để viết đáp án lên bảng kết quả của mình, ai hoàn thành trước sẽ nhấn chuông để giành quyền được xét kết quả. Nếu kết quả hoàn toàn trùng khớp, điểm thuộc về người nhấn chuông, nếu không điểm thuộc về đối thủ. Tổng cộng có ba lượt thi, ai giành được 2 điểm trước sẽ giành chiến thắng.

Lưu ý: người chơi được phép sai chính tả tối đa một kí tự và từ sai phải nằm trong ô độc lập; trường hợp ô đó nằm giữa một cột dọc hoặc một cột ngang và ảnh hưởng kết quả còn lại thì ô sai chính tả sẽ không được tính.

  • Lượt 1: Việt Hoàng thắng
  • Lượt 2: Simon Reinhard thắng
  • Lượt 3: Việt Hoàng xin sửa lại đáp án. Ban tổ chức họp lại với các giám khảo để xem xét. Cuối cùng, đề nghị đó không được chấp nhận. Hành động của Việt Hoàng bị tính là phạm luật và Simon Reinhard giành được 1 điểm, qua đó giành phần thắng chung cuộc.[13]
1-2
Các thử thách trong tập thứ mười hai
Trận đấu Đội Việt Nam Đội Quốc tế Thử thách Mô tả Diễn biến tóm tắt Kết quả chung cuộc
3 Mai Tường Vân - 1991 Đức Johannes Mallow - 1981 Dịch chuyển không gian (Ma trận hồ điệp) Hệ thống lưới bao gồm 100 ô vuông được mã hóa hệ tọa độ, mỗi ô vuông gồm hình ảnh 100 con bướm bay và đậu được sắp xếp ngẫu nhiên. Tổng số lượng bướm trên màn hình là 10.000 con, cả hai sẽ có 20 phút để ghi nhớ vị trí của chúng. Kết thúc thời gian ghi nhớ, 4 giám khảo sẽ có 8 lượt hoán đổi vị trí của những hàng ngang, cột dọc sao cho không trùng lắp với nhau. Hai tuyển thủ bị bịt mắt và chỉ nghe được sự thay đổi vị trí từ ban giám khảo.

Sau khi hoàn thành việc hoán đổi, cả hai sẽ có thêm 20 giây để tái cấu trúc lại hành trình trí nhớ của mình và mỗi người sẽ có một lượt để xác nhận lại vị trí hoán đổi của 1 trong 8 lượt hoán đổi vị trí từ ban giám khảo.

Ban giám khảo ra đề bằng cách chọn một ô vuông bất kỳ, hai tuyển thủ phải xác định đúng đồng thời tọa độ cũ và tọa độ mới của ô vuông đó mới tính là đáp án chính xác. Thời gian quan sát và bấm chuông tối đa là 40 giây và thời gian để trả lời hai tọa độ là 10 giây. Trả lời đúng ghi được 1 điểm, nếu giành quyền trả lời nhưng đáp án sai thì điểm thuộc về đối thủ. Ai ghi được 5 điểm trước sẽ giành chiến thắng.[14]

  • Hiệp 1: Tường Vân trả lời sai, điểm thuộc về Johannes.
  • Hiệp 2: Tường Vân giành quyền trả lời trước và đáp đúng.
  • Hiệp 3: Johannes giành quyền trả lời trước và đáp đúng.
  • Hiệp 4: Tường Vân bấm nút trước nhưng hết 10 giây mới đưa ra được đáp án đúng. Điểm thuộc về Johannes.
  • Hiệp 5: Mai Tường Vân giành quyền trả lời trước nhưng không thể đưa ra câu trả lời. Điểm thuộc về Johannes.
  • Hiệp 6: Tường Vân giành quyền trả lời trước nhưng đáp sai. Johannes đưa ra câu trả lời chính xác và giành chiến thắng chung cuộc.[15][16]
1-5
4 Trần Gia Hưng - 2007 Nhật Bản Rinne Tsujikubo - 2005 Siêu tính nhẩm (2) Có 3 vòng thi với thang điểm tăng dần:

Vòng 1 - Cộng trừ siêu tốc: Mỗi tuyển thủ có hai lượt lựa chọn đề thi tương ứng 4 lượt thi đấu. Trong lượt lựa chọn của mình, tuyển thủ sẽ đưa ra quyết định số lượng chữ số, thời gian hiển thị dãy số gồm 20 số và phép tính. Mỗi hạng mục có số lượng sao tương ứng.

  • Hạng mục có 3 chữ số tương ứng 1 sao, 4 chữ số là 2 sao và 5 chữ số là 3 sao.
  • Thời gian xuất hiện các dãy số gồm 20 số: số giây càng giảm thì số lượng sao càng tăng, bắt đầu từ 10 giây cho 1 sao. Giới hạn cuối cùng là 3 giây với 8 sao (thời gian xuất hiện mỗi số bằng thời gian xuất hiện các dãy số gồm 20 số chia cho 20).
  • Phép tính: phép tính cộng 1 sao, phép tính cộng trừ 2 sao.

Mỗi lượt lựa chọn tương ứng với số sao của 3 hạng mục cộng lại. Lượt của tuyển thủ nào sẽ mở đáp án của tuyển thủ đó trước. Nếu kết quả đúng, điểm thuộc về tuyển thủ, nếu đáp án sai và kết quả của tuyển thủ còn lại chính xác thì điểm thuộc về đối thủ. Trường hợp cả hai cùng đưa ra đáp án không chính xác, không ai nhận được sao. Sau 4 lượt, tuyển thủ có số sao cao hơn sẽ giành chiến thắng chung cuộc vòng 1 và nhận 1 điểm.

Vòng 2 - Phép nhânKhai căn: Rinne thực hiện phép tính nhân và Gia Hưng thực hiện phép khai căn, các phép tính sẽ được sắp xếp đối xứng và tương ứng số sao từ 1 đến 4. Mỗi tuyển thủ có hai lượt luân phiên đưa ra lựa chọn và thời gian thực hiện phép tính không quá 12 giây. Lượt của tuyển thủ nào sẽ mở đáp án của tuyển thủ đó trước, tính đúng/sai của đáp án sẽ được xét như ở vòng 1. Sau 4 lượt, tuyển thủ có số sao cao hơn sẽ giành chiến thắng chung cuộc vòng 2 và ghi 2 điểm.

Vòng cuối - Phép chia: Cả hai tuyển thủ cùng thực hiện 5 phép tính chia với độ khó tăng dần, tương ứng với số sao từ 1 đến 5. Tuyển thủ sẽ nhấn chuông để giành quyền xét kết quả. Đưa ra đáp án chính xác, tuyển thủ nhận được số sao tương ứng của lượt đó; nếu không số sao sẽ thuộc về đối thủ. Sau 5 lượt, tuyển thủ nào có số sao cao hơn sẽ giành được 3 điểm chung cuộc ở vòng thi này.[14]

  • Vòng 1: Gia Hưng đạt 3 sao, Rinne đạt 12 sao, Rinne thắng.
  • Vòng 2: Gia Hưng đạt 4 sao, Rinne đạt 8 sao, Rinne thắng.
  • Vòng 3: Gia Hưng đạt 3 sao, Rinne đạt 12 sao, Rinne thắng.[16][17]
0-3

Đây là tập cuối cùng của Siêu trí tuệ Việt Nam mùa đầu tiên.

Các thử thách trong tập thứ mười ba
Trận đấu Đội Việt Nam Đội Quốc tế Thử thách Mô tả Diễn biến tóm tắt Kết quả chung cuộc
5 Phạm Huy Hoàng - 2000 Nhật BảnKaito Mori - 1997 Logic tung hoành (2) Về cơ bản giống với thử thách cùng tên ở vòng 2, chỉ khác:
  • Có 8 màu đề nằm ngang, mỗi đề là một dãy số có 9 con số
  • Có 9 màu đề nằm dọc, mỗi đề là một dãy số có 7 con số
  • Ở vòng 5 có hai ẩn số nằm ngang.
  • Vòng 1: Huy Hoàng trả lời trước ở 1 phút 37 giây nhưng sai một dãy số. Mori Kaito được 1 điểm.
  • Vòng 2: Mori Kaito tìm ra đáp án đúng ở giây 47 cho cả hai dãy số và được 2 điểm.
  • Vòng 3: Huy Hoàng tìm ra đáp án đúng ở giây 40 cho cả hai dãy số và được 3 điểm.
  • Vòng 4: Huy Hoàng tìm ra đáp án đúng ở 1 phút 5 giây cho cả hai dãy số và được 4 điểm.
  • Vòng 5: Mori Kaito trả lời trước ở 2 phút 15 giây 9 sao nhưng sai một dãy số. Huy Hoàng được 5 điểm.[18]
12-3
6 Lương Tuấn Phi - 1998 Nhật BảnTakeru Aoki - 1987 Truy tìm điểm ảnh Hai thí sinh có một khoảng thời gian để ghi nhớ 30 bức ảnh trắng đen chụp phong cảnh của hai nước Việt Nam và Nhật Bản khổ A3, khi vào phần thi không được quan sát lại. Sau đó, ban giám khảo tùy chọn 3 bức ảnh và lần lượt tiến hành chỉ định một điểm ảnh bất kỳ bằng ô vuông cạnh 1 cm. Nhiệm vụ của cả hai là quan sát điểm ảnh này trong 60 giây và xác định xem đó là bức ảnh nào. Thí sinh bấm chuông để giành quyền được xét kết quả, đồng thời xác nhận đáp án bằng cách dán ô vuông cạnh 1 cm lên vị trí mà họ lựa chọn trên bức tranh khổ A4. Đối chiếu vị trí hai ô vuông nằm trên đề và đáp án, nếu trùng khớp (ô vuông nhỏ nằm hoàn toàn trong ô vuông lớn cạnh 2 cm hoặc chạm vào một cạnh của ô vuông lớn đó) tuyển thủ được 1 điểm, ngược lại điểm thuộc về đối thủ. Tổng thời gian quan sát và giải đề là 15 phút. Có 3 lượt thi, tuyển thủ nào giành được 2 điểm trước sẽ là người chiến thắng.
  • Hai lượt đầu tiên, cả hai tuyển thủ đều không thể đưa ra đáp án.
  • Ở lượt 3, Tuấn Phi và Aoki đều tìm ra đáp án chính xác. Nhưng vì đại diện của Nhật Bản phạm luật (bấm chuông trước khi viết đáp án) nên quyền ưu tiên thuộc về Tuấn Phi. Tuấn Phi giành chiến thắng ở lượt này.[19]
1-0

Cố vấn/Ban giám khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Giám khảo khoa học Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Thành Nam.
Ban giám khảo Nhà báo Lại Văn Sâm, ca sĩ Tóc Tiên và một giám khảo khách mời trong mỗi tập (riêng tập 6 là hai khách mời). Các giám khảo khách mời gồm có:
Trưởng Ban Cố vấn Khoa học Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới Dương Anh Vũ
Cố vấn, hỗ trợ ra đề

Khách mời danh tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập Khách mời
1 Nhà sử học Dương Trung Quốc
3 Thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
6
7
8 Nghệ sĩ violin Hy Đạt
9 Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn
10 Thầy Trần Nam Dũng - Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên quan đến thử thách ở tập 7

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tập 7 lên sóng, một giảng viên dạy tiếng Anh ở Hà Nội đã đăng tải một video cho rằng thử thách "Ma trận số nguyên tố" của Huy Hoàng có những lỗ hổng, và tuyen bố có thể đưa ra cách giải bài này trong chưa tới 1 phút. Trước ý kiến này, nhà sản xuất cho biết đề thi của Huy Hoàng, từ con số cần tìm đến tọa độ giấu con số đó, "đều là lựa chọn ngẫu nhiên của các giám khảo và khách mời chuyên môn ngay tại trường quay. Sự lựa chọn này đều dưới sự chứng kiến của khán giả tại trường quay nên hoàn toàn không có sự ưu ái gì cho phần thử thách của thí sinh". Đại diện nhà sản xuất cũng bày tỏ sự khen ngợi về khả năng lập luận và tư duy phân tích của người này và hy vọng được chứng kiến anh có mặt tại Siêu trí tuệ Việt Nam.[20]

Liên quan đến tập 8

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở tập 8, một số khán giả cho rằng MC Trấn Thành đã gian lận trong phần thi của Tấn Kiên (Giải cứu từ điển). Cụ thể, mỗi lần Tấn Kiên cắt một con số, Trấn Thành đứng bên vừa tường thuật, vừa cổ vũ nhiệt tình bởi những câu như "Chuẩn bị cắt thưa quý vị" hay "Cắt, cắt, cắt"… Vào thời điểm Tấn Kiên chưa quyết được có nên cắt dây nối số 98 không, Trấn Thành bất ngờ lên tiếng: "Bình tĩnh em trai ơi", ngay sau đó Tấn Kiên thả kéo khỏi dây nối số 98 và chuyển qua cắt dây ở số 99. Nhờ quyết định này, Tấn Kiên đã có thể hoàn thành thử thách. Sự trùng hợp khiến nhiều khán giả nghi ngờ Trấn Thành đã "nhắc bài" cho người chơi, tuy vậy không ít ý kiến bảo vệ cho rằng Trấn Thành chỉ cổ vũ người chơi, bản thân anh không thể biết từ đó có số thứ tự bao nhiêu để gian lận.[21]

Cũng trong tập 8, ở phần thi của nghệ sĩ violin Xuân Huy, Trấn Thành nói rằng không ai mua tranh của danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso cho đến khi ông qua đời. Tuy nhiên, nhiều khán giả cho biết Picasso đã nổi tiếng từ lúc còn sống; ông bán được nhiều tranh và rất giàu có. Danh họa có cuộc sống cơ cực và chỉ được biết đến sau khi mất là Vincent van Gogh.[21]

Cuộc đấu không công bằng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập 9 chứng kiến cuộc đối đầu giữa Phạm Tuấn Minh và Lê Nguyễn Phước Vinh . Đây là cuộc đấu bị đánh giá là không công bằng, bởi lẽ Phước Vinh hiểu biết sâu về lịch sử thế giới nhưng chỉ yêu thích bóng đá, trong khi Tuấn Minh lại am hiểu khá nhiều về bóng đá; chính điều này đã khiến nhiều người xem nghi ngờ chương trình đã thiên vị Tuấn Minh. Cao trào của phần thi được đẩy lên tới đỉnh điểm khi MC đề nghị nhân đôi số điểm ở câu cuối, sau đó còn đề nghị thi thêm một vòng khiến Minh phát khóc. Sự không đồng tình từ phía khán giả đã được thể hiện qua số lượt dislike (không thích) vượt trội 44.000 so với 39.000 lượt thích cho bản phát hành trên YouTube của tập này. EndermolShineGroup đã xóa video với lý do "vi phạm bản quyền"; nhưng chỉ vài ngày sau, đơn vị này đã chấp nhận cho video này trở lại YouTube sau khi đã kiểm tra bản quyền.

Nghi vấn dàn xếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi vòng Giao hữu quốc tế diễn ra, đã có một số ý kiến cho rằng chương trình đã dàn xếp kết quả, ép đối thủ thua cuộc; với những lập luận rằng phải mất rất nhiều tiền để mời được các đối thủ quốc tế tới Việt Nam thì đấu nên ban tổ chức cố gắng thuyết phục họ nhường chiến thắng cho đội Việt Nam. Ngay sau phần thi giữa Đức Phước và Yu Sajima, giám khảo Lại Văn Sâm bất ngờ hỏi đối thủ đến từ Nhật Bản liệu đã chơi hết mình hay có chút nhường nhịn nào không, và nhận được câu trả lời: "Tôi đã cố gắng hết mình với tư cách là một tuyển thủ, nhưng tôi đã thất bại rồi. Nếu có cơ hội thi đấu một lần nữa, tôi sẽ nâng cao khả năng của mình hơn". Lại Văn Sâm sau đó chia sẻ rằng: "Tôi hỏi vậy là vì sao? Một số người xem chương trình cho rằng ban tổ chức sắp đặt trước nên tôi rất khó chịu. Hôm nay tôi để cho chính anh ấy nói để một số người hoài nghi sắp xếp hiểu rõ. Đó là kết quả, câu trả lời Đức Phước xứng đáng".[22]

  1. ^ Trong khi thực hiện thử thách này, Hồng Anh đã va phải một cột đèn được dựng trên sân khấu làm vỡ bóng đèn. Tuy nhiên, hình ảnh của sự cố được giữ nguyên để khán giả thấy được tính chân thực cao và sự tập trung cao độ gần như tuyệt đối của chương trình, theo chia sẻ của giám khảo Tóc Tiên.
  2. ^ Nguyễn Thế Vinh do bận một khóa học ở Mỹ (vào thời điểm ghi hình) nên không có mặt ở vòng 2.
  3. ^ Trong thử thách này, Huy Hoàng đã phát hiện ra con số ở vị trí tọa độ B5-13 (15947) có phông chữ khác so với các số còn lại; đó lại là con số mà giám khảo đã giấu trên bảng tọa độ. Để sửa sai, ban tổ chức đã phải tạo một con số khác và làm lại ma trận số.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Online, TTVH (22 tháng 1 năm 2020). “Biệt đội 'Siêu trí tuệ Việt Nam' thi quốc tế: Tuấn Phi và Huy Hoàng, ai mới là người giỏi nhất?”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Kim Chi (24 tháng 10 năm 2019). “Lại Văn Sâm, Trấn Thành ngỡ ngàng trước các tài năng Việt Nam”. Thể thao văn hoá. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ a b c 'Siêu trí tuệ Việt Nam' rung chuyển với những gương mặt 'tuổi trẻ tài cao'. Thanh Niên.
  4. ^ a b c 'Siêu trí tuệ Việt Nam' tung những thử thách 'hack não'. Thanh Niên.
  5. ^ “Thí sinh vào chung kết Olympia 2017 xuất hiện tại Siêu trí tuệ”. Zing. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ a b 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Thí sinh lớn tuổi mang tâm huyết cả đời lên sân khấu”. Thanh Niên.
  7. ^ 'Siêu trí tuệ Việt Nam' tập 6: Chàng trai chỉ cần nhìn người chơi đàn đã đoán tên bài hát”. Thể thao & Văn hóa.
  8. ^ “Siêu trí tuệ Việt Nam tập 7: Lại Văn Sâm, Trấn Thành 'rùng mình' trước ma trận số khổng lồ”. Thể thao & Văn hóa.
  9. ^ a b Thông tin được lấy từ các đoạn trailer trên mạng xã hội.
  10. ^ “Anh trai Khánh Thi mang năng lực cảm âm đặc biệt đến 'Siêu trí tuệ Việt Nam'. Thanh Niên.
  11. ^ "Siêu trí tuệ Việt Nam": "Cỗ máy rubik" quyết đấu cùng đối thủ 14 tuổi”. Lao động.
  12. ^ “Cậu bé Việt 14 tuổi đại thắng 'siêu rubik' Nhật Bản 29 tuổi ở Siêu trí tuệ”.
  13. ^ "Bách khoa sống" Việt Hoàng vụt mất chiến thắng trong tiếc nuối”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ a b “Siêu trí tuệ: "Sao nhí" Rinne bật khóc, ngừng quay hình trong trận đối đầu Gia Hưng”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ “Mai Tường Vân thua toàn diện trước bậc thầy trí nhớ thế giới ở Siêu trí tuệ”.
  16. ^ a b “#12 Trấn Thành, Vương Phong vạn phục trước thần đồng chạm trán thần đồng| SIÊU TRÍ TUỆ VIỆT NAM”.
  17. ^ “Thần đồng toán học Nhật khóc khi tạm dừng thi đấu ở Siêu trí tuệ Việt”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  18. ^ “Lại Văn Sâm vỡ òa vì Huy Hoàng thắng cao thủ Nhật Bản ở Siêu trí tuệ”.
  19. ^ “Huy Hoàng thắng áp đảo cao thủ Nhật Bản ở Siêu trí tuệ”.[liên kết hỏng]
  20. ^ “NSX Siêu trí tuệ nói gì về lỗ hổng ở ma trận 1.380 số nguyên tố?”. Zing. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  21. ^ a b “Trấn Thành bị tố "nhắc bài", thiếu kiến thức trong show Siêu trí tuệ”. VOV.
  22. ^ “Lại Văn Sâm phản ứng khi 'Siêu trí tuệ Việt Nam' bị nói dàn xếp”. TNO.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Ichika Amasawa (天あま沢さわ 一いち夏か, Amasawa Ichika) là một trong những học sinh năm nhất của Trường Cao Trung Nâng cao.
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Trong tình trạng "tiến thoái lưỡ.ng nan" , một tia sáng mang niềm hy vọng của cả vương quốc đã xuất hiện , Dũng sĩ ngoại bang - Imunlaurk
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Tokito Muichiro「時透 無一郎 Tokitō Muichirō​​」là Hà Trụ của Sát Quỷ Đội. Cậu là hậu duệ của Thượng Huyền Nhất Kokushibou và vị kiếm sĩ huyền thoại Tsugikuni Yoriichi.
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Chuyến tàu băng giá (Snowpiercer) là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2013