Văn phong và cách dùng từ trong bài hoặc đoạn này không bách khoa. (tháng 6 năm 2024) |
"Suối mơ" | |
---|---|
Bài hát của Ánh Tuyết, Thái Thanh | |
Thể loại | Nhạc tiền chiến |
Viết lời | Văn Cao |
Thông tin bài hát ở Việt Nam | |
Tên khác | Bài thơ bên suối |
Năm sáng tác | 1942[1][cần nguồn tốt hơn] |
Nhạc sĩ | Văn Cao |
"Suối mơ" là một bài hát thuộc dòng nhạc tiền chiến, do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
Điệp khúc viết bằng âm giai thứ, tới phiên khúc chuyển sang âm giai trưởng. Bài hát mở đầu bằng âm giai thứ tạo một cảm giác lâng lâng rồi chuyển sang âm giai trưởng với một niềm vui chợt thoáng trước khi trở lại với âm giai thứ để kết thúc trong một nỗi buồn man mác. Văn Cao đã tài tình chuyển đổi âm giai với lời hát như thơ đưa người nghe đi từ cảm xúc lâng lâng trong sáng tới niềm hạnh phúc thoáng chốc dạt dào trước khi trở về với nỗi buồn muôn thủa của mối tình êm đềm ngàn đời theo ta của con suối rừng thu cuối mùa trút lá.
Một người thân của nhạc sĩ Văn Cao kể lại: Bài Suối mơ được sáng tác với cảm hứng từ dòng suối bên đền Cấm, ở thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn. Thị trấn Đồng Mỏ là 1 thị trấn sầm uất, là nơi nhiều văn sĩ thời tiền chiến lên chơi. Quả thật, từ năm 1968, khi người Trung Quốc vào làm đường Quốc lộ 1 đã làm hỏng mất cảnh quan khu vực này và sau đó, dân ta làm hỏng nốt những gì còn lại của khu vực đền Cấm và sân vận động (được xây từ những năm 1930). Khu vực đền ngày xưa yên tĩnh, mát dịu với những gốc xoài và vải rừng cổ thụ 2 người ôm. Ở khu vực đền thì chỉ 3 giờ chiều là không có ánh nắng do dãy núi đá Cai Kinh che ở phía tây. Dòng suối sau khi chảy qua bên cạnh bia "hạ mã" thì mở rộng ra cạnh sân vận động với gờ tường ngang ngực rồi lượn vòng quanh các vườn rau. Không khí luôn nhẹ nhàng, mát dịu và gió nhẹ.[cần dẫn nguồn] Giờ cũng chỉ còn một vài khu vườn giữ được nét yên tĩnh, thanh thản của ngày xưa.[cần dẫn nguồn]
Ánh Tuyết, Thái Thanh, Lệ Thu…