Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca. Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán-Việt. Trong Văn học dân gian, tập II[2], Đinh Gia Khánh có chú thích;
Trong Kinh thi, phần Ngụy Phong, bài Viên hữu có câu: "Tâm chi ưu hữu, ngã ca thả dao" - hay "Lòng ta buồn, ta ca và dao".
Sách Mao truyện viết:
"Khúc hợp nhạc viết ca, đô ca viết dao" - hay "Khúc hát có nhạc đệm theo lời gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao".
Trước đây người ta còn gọi ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Ca dao có những câu bốn chữ, năm chữ, sáu tám hay bảy sáu tám, đều có thể "ngâm được nguyên câu", không cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy. Chẳng hạn hai câu sáu tám:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Hay:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của con người. Tình yêu của người lao động biểu hiện trong ca dao về nhiều mặt: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên. Ca dao còn là một biểu hiện tư tưởng đấu tranh trong cuộc sống xã hội, trong khi tiếp xúc với thiên nhiên. Chính vì thế, ca dao còn phản ánh đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người, ý thức lao động sản xuất v.v. trong tình hình xã hội, kinh tế, chính trị dưới thời đại lịch sử sinh sống. Chẳng hạn sự kiềm chế của tứ đức, tam tòng trong giới phụ nữ bật lên những câu than:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Do số phận họ phần lớn là do người khác định đoạt mà không có quyền tự chủ, sự chua xót vắt nước thành những câu vừa hài hước vừa đau xót:
Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm mơ tưởng, nghĩ ông láng giềng
Tình yêu nam nữ ở nông thôn là một thứ tình yêu liên quan đến ruộng đồng, đến xóm làng. Những câu như tự nhắc mình, hoặc nhắc người mình yêu:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao!
Cuộc sống nặng nhọc, con trâu đi trước, cái cày đi sau cũng phản ánh trong ca dao:
Trâu ơi, tao bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công...
Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, giản dị và tươi tắn. Chúng giản dị như lời nói thường, nhẹ nhàng, gọn gàng, song không kém phần chải chuốt, đầy tính miêu tả những tình cảm sâu sắc. Một cảnh buồn:
Sóng sầm sịch lưng chưng ngoài bể bắc,
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên...
Hay nỗi nhớ bịn rin:
Gió vàng hiu hắt đêm thanh
Đường xa dặm vắng, xin anh đừng về
Mảnh trăng đã trót lời thề
Làm chi để gánh nặng nề riêng ai!
Một cô gái, trong chế độ tảo hôn, chưa vấn tóc gọn đã về nhà chồng, anh chồng dửng dưng coi vợ như một đứa trẻ. Nhưng khi cô ta vừa đến tuổi, thì tình hình khác hẳn:
Lấy chồng tử thủa mười lăm
Chồng chê tôi bé, chẳng nằm cùng tôi
Đến năm mười tám, đôi mươi
Tối nằm dưới đất, chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường, gãy một, còn ba!...
Ca dao còn được dùng như một hình thức truyền kinh nghiệm dễ nhớ, chẳng hạn kinh nghiệm nấu ăn:
Phú có nghĩa là trình bày, diễn tả, chẳng hạn như nói về người, về việc hay vật gì thì trình bày, diễn tả cho người ta hình dung được người, việc, hay vật ấy. Chẳng hạn:
Đường lên xứ Lạng bao xa
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi! đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạc, kìa sông Tam Cờ.
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn thẳng như tờ giấy phong...
Hay chống đối với dâm ô, giã man của giai cấp phong kiến thống trị:
Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn, thấy ngoại cảnh mà có hứng, muốn nói lên nỗi lòng mình, cảnh tình riêng của mình:
Văn vần nước ta phôi thai từ ngạn ngữ, rồi đến phong dao thì thành điều, thành chương, có thể ngâm nga được. Văn lục bát, hay song thất sau này đều từ ở đấy cả.
Lịch sử sưu tập và biên soạn tục ngữ, ca dao, và dân ca chỉ mới được bắt đầu từ khoảng hai trăm năm trở lại đây. Hiện tại, bài thơ lục bát cổ xưa nhất có niên đại rõ ràng còn lưu giữ lại đến nay là "Cảm tác" của Nguyễn Hy Quang được sáng tác năm 1674[4]. Vào nửa cuối thế kỷ 18, Trần Danh Án (hiệu Liễu Am) đã sưu tập và biên soạn Quốc phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi. Các soạn giả trên đã ghi chép tục ngữ, ca dao bằng chữ nôm, rồi dịch ra chữ Hán và chú thích, có ý đem ca dao Việt Nam sánh với thơ Quốc Phong trong Kinh thi của Trung Quốc.
Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta thấy xuất hiện những sách chữ nôm sưu tập tục ngữ, ca dao[5]. Sang đầu thế kỷ 20, Việt Nam mới có những sách sưu tập những di sản này bằng chữ quốc ngữ[6].
Như vậy có thể nói, lục bát bắt nguồn từ trong tục ngữ và ca dao mà ra.
Như trên đã nói, "lục" (sáu), "bát" (tám), hay còn gọi là thể thơ sáu tám (6, 8) ám chỉ đến độ dài của hai câu thơ: một câu gồm 6 chữ và một câu gồm 8 chữ. Câu sáu chữ đi trước và câu tám chữ theo sau. Vần rơi vào những chữ in đậm. Chẳng hạn trong truyện Kiều, lúc Sở Khanh rủ Kiều chạy trốn khỏi lầu xanh của mụ Tú Bà:
Thơ lục bát thường là nguồn cảm hứng thơ đầu tiên, gây ảnh hưởng nhiều cho những nhà thơ Việt Nam từ những ngày còn bé. Có thể qua những lời ru bằng ca dao, bằng các câu ca cửa miệng người lớn dùng. Chẳng hạn:
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về
Bắt được con cá rô trê
Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn
Do nhạc tính mềm mại của lục bát, loại thơ này còn thấy được dùng trong các bài thơ như một phần chuyển giọng, từ gồ ghề sang mượt mà, êm ái như trong trạng thái than thở hay ca ngợi. Chẳng hạn trong bài thơ Tiếng Hát Sông Hương của Tố Hữu:
Kết quả của lịch sử giao tiếp văn hóa phương bắc, đặc biệt là thời cực thịnh của thơ Trung Quốc là thể thơ phát triển thời nhà Đường, thơ Đường đã thâm nhập vào văn hóa Việt thành thơ Đường Việt Nam. Đầu tiên, thơ Đường Việt Nam được viết bằng chữ Hán, rồi dần được viết bằng chữ Hán Nôm và chữ thuần Việt.
Có lẽ bắt đầu từ bài thơ dịch của Nguyễn Văn Vĩnh La Cigale et la Fourmi trên Trung Bắc Tân văn (1928) mà nguồn thơ mới khởi thảo:
Ve sầu kêu ve ve
Suốt mùa hè
Đến kỳ gió bấc thổi
Nguồn cơn thật bối rối.
Lối thơ không niêm, không luật, không hạn chế số chữ trong câu, không hạn chế số câu lại có vẻ thích ứng với đông đảo quần chúng hơn.[11]
Lối thơ này đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Phục Hưng, như trong các tác phẩm của William Shakespeare. Chẳng hạn trong bi kịchHamlet, khi chàng gọi mẹ mình vào, mời bà ngồi (Những câu tiếng Việt chỉ là phần dịch tạm thời):
Queen.
Have you forgot me?
(Ngươi quên ta là ai rồi chăng?)
Ham.
No, by the rood, not so:
(Không, tôi thề bằng thánh giá, không phải vậy:)[12]
You are the queen, your husband's brother's wife;
(Bà là nữ hoàng, vợ người em nhà vua, chồng bà)
And,--would it were not so!--you are my mother.
(Mà dù có không phải thế đi chăng nữa, bà vẫn là mẹ của tôi)
Queen.
Nay, then, I'll set those to you that can speak.
(Đúng, vậy ta sẽ chỉ phép những gì ngươi được nói.)
Ham.
Come, come, and sit you down; you shall not budge;
(Lại đây, lại đây, và hãy ngồi xuống; bà hãy ngồi im, không nhúc nhích)
You go not till I set you up a glass
(Bà sẽ không được ra khỏi đây, cho đến khi nào tôi mời bà một cốc nước)
Có quan điểm cho rằng thơ tự do đặt tầm quan trọng về cách đọc thơ, hay sự bố trí theo chiều dọc của tờ giấy hơn, và nhịp điệu của thị giác mới là phần quan trọng. Chẳng hạn:
Đến thời Phục hưng, thơ không vần tiếng Anh với kỹ thuật vắt dòng, phá bỏ cách đọc ngừng lại ở cuối dòng. Đọc từ dòng trên vắt xuống dòng dưới theo cú pháp văn phạm, rõ chữ, và câu liền lạc. Sau này, vào đầu thế kỷ 20, thơ tự do cũng theo cách đọc như thế. Nhưng giữa thơ không vần và thơ tự do vẫn có sự khác biệt khi đọc. Với loại thơ tự do dùng kỹ thuật dòng gãy, trình bày dòng ngắn dài, để tạo nhịp điệu thị giác trên mặt giấy, khi đọc lên, không đọc theo dòng mà theo câu, mục đích chỉ để nghe rõ âm thanh của từng chữ. Nhịp điệu thị giác mới là phần quan trọng, qua đó, người đọc lần theo tiến trình phân tích để tìm ra ý nghĩa bài thơ. Như vậy, để hiểu một cách toàn vẹn bài thơ loại này, người đọc phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, âm thanh của chữ, nhịp điệu của câu dòng và ý nghĩa trong tiến trình phân tích. Với loại thơ trình diễn, gần với sự ứng tác thì người nghe dễ bị lôi cuốn bởi khả năng trình diễn và cách đọc của người đọc thơ. Như vậy cách đọc của thơ tự do không thể hiểu theo nghĩa của thơ truyền thống, nhịp điệu thị giác và cách trình diễn quan trọng hơn phần âm thanh của tiếng nói.[14]
Chữ tự do ở đây có thể hiểu là sự thoát khỏi sự gò bó khắt ke của các luật thơ. Nhà thơ muốn chạy theo cảm hứng, theo tình cảm, lấy chữ để diễn tả nội tâm thay vì để cho con chữ, để cho những luật lệ kìm kẹp mà phải đổi chữ, đổi ý, biến bài thơ thành quái thai của tình cảm của họ. Phan Khôi viết trong Phụ nữ Tân Văn - số 132:
.. lâu nay mỗi khi có hứng, tôi toan mở ngâm vịnh thì cái hồn thơ của tôi lúng túng. Thơ chữ Hán ư? Thì ông Lý, ông Đỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ Nôm ư thì cụ Tiên Điền, bà Huyện Thanh Quan đè ngang ngực làm cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói lại nói không được, thì đọc đi đọc lại nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào chưa nói, mình muốn nói ra lại bị những niêm luật bó buộc mà nói không được. Té ra mình cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong lòng bàn tay của họ thật là dễ ức.
Chẳng hạn như bài thơ của Lưu Trọng Lư sau này đưa vào tập Tiếng thu đổi tên là Xuân về:
Như vậy có thể nói, thơ tự do thiên về tính nhạc, tính hình tượng, đặt nặng nội dung tình cảm cần truyền đạt hơn là hình thức, thể loại. Thơ tự do là thơ được thoát thân, thả cánh bay cao như thể bay cao được, trải rộng như có thể bao trùm không hạn chế, không gò bó. Với thơ tự do, có thể nói rằng: nếu bạn yêu thơ, có khả năng viết câu, dùng từ thì đều có thể làm thơ được.
^Trích trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội - 1997
^Lịch sử văn học Việt Nam - Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diện - Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp - 1973
^Nguyễn Can Mộng, (hiệu: Nông Sơn; 1880 - 1954), nhà thơ Việt Nam. Quê: phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, đỗ Phó bảng (1916). Dạy học. Tác phẩm "Nông Sơn thi tập". Ông là tác giả bài "Văn tế cá sấu" thường được cho là của Hàn Thuyên (thế kỉ 14) đăng trên "Tứ dân văn uyển".
^Bao gồm: Thanh Hóa quan phong sử của Vương Duy Trinh (hiệu Đạm Trai); An Nam phong thổ thoại của Trần Tất Văn (hiệu Thiên Bảo cư sĩ); Quốc Phong thi hợp thái của Nguyễn Đăng Tuyển (hiệu Tiên Phong và Mộng Liên Đình); Việt Nam phong sử của Nguyễn Văn Mại (tự Tiểu Cao); Đại Nam quốc túy của Ngô Giáp Đậu (hiệu Tam Thanh); Nam quốc phương ngôn tục ngữ (vô danh); vân vân.
^Nam ngạn trích cẩm của Phạm Quang Sán (hiệu Ngạc Đình); Gương phong tục của Đoàn Duy Bình (đăng trong Đong Dương tạp chí); Việt Nam tổ quốc túy ngôn của Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Trọng Thuật; Ngạn ngữ phong dao của Nguyễn Can Mộng; Tục ngữ phong dao của Nguyễn văn Ngọc; vân vân.
^Khắc lậu: ám chỉ cái khắc ở trên đồng hồ treo mặt nước chảy đi từng giọt mà sứt xuống; canh tành là gần sáng.
^Trường ca là một tác phẩm dài bằng thơ có nội dung và ý nghĩa xã hội rộng lớn. - Đại từ điển tiếng Việt - Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 1998
^by the rood hay by the cross - một thành ngữ chửi thề vẫn dùng trước đây. [1]
^Trích trong The complete works of William Shakespeare - do W. J. Craig, M.A. (William James Craig) (1843–1906) biên tập - Nhà xuất bản Magpie Books, chi nhánh của Robinson Publishing, 1993
Solution Epsilon (ソ リ ュ シ ャ ン ・ イ プ シ ロ ン, Solution ・ Ε) là một người hầu chiến đấu chất nhờn và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Lăng mộ vĩ đại Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Herohero