Tòa án Nhân quyền liên Mỹ

Tòa án Nhân quyền liên Mỹ (tiếng Anh: Inter-American Court of Human Rights) là một cơ quan pháp luật tự trị, có trụ sở ở thành phố San José, Costa Rica. Tòa án này cùng với Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ hình thành hệ thống bảo vệ nhân quyền của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, dùng để duy trì và thăng tiến các quyền căn bản và các quyền tự do ở châu Mỹ.

Mục tiêu và chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

"Tổ chức các quốc gia châu Mỹ" lập ra Tòa án Nhân quyền này trong năm 1979 để buộc các nước thành viên tuân thủ và giải thích các quy định của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền. Như vậy, hai chức năng chính của Tòa án này là làm trọng tài xét xử và tư vấn. Trong chức năng thứ nhất, Tòa án nghe các luận cứ của 2 bên nguyên đơn và bị cáo và xét xử về các vụ vi phạm nhân quyền cụ thể được chuyển tới Tòa án. Trong chức năng thứ hai, Tòa án đưa ra ý kiến về các vấn đề giải thích luật pháp do các nước thành viên hay các cơ quan khác của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ tham khảo.

Chức năng xét xử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng trọng tài xét xử đòi Tòa án phải xét xử các vụ khiếu kiện được đưa ra Tòa, trong đó một bên nước ký kết Công ước châu Mỹ về Nhân quyền – và như vậy đã chấp nhận thẩm quyền của tòa án - bị cáo buộc tội vi phạm nhân quyền.

Ngoài việc phê chuẩn Công ước Nhân quyền, nước thành viên ký kết cũng phải tự nguyện đặt mình dưới thẩm quyền tài phán của Tòa án này trong việc xét xử một vụ khiếu kiện liên quan tới mình. Việc chấp nhận quyền tài phán của Tòa án có thể hoặc được đưa ra trên cơ sở toàn diện - cho đến nay các nước Argentina, Barbados, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, México, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay, và Venezuela đã làm như vậy [1] – hoặc theo cách khác là một nhà nước có thể chỉ đồng ý tuân theo thẩm quyền tài phán của Tòa án này trong một trường hợp cá biệt, cụ thể.

Ban đầu Trinidad và Tobago đã ký kết Công ước châu Mỹ về Nhân quyền ngày 28.5.1991, nhưng ngày 26.5.1988 đã hoãn phê chuẩn (có hiệu lực ngày 26.5.1999) về vấn đề án tử hình. Năm 1999, dưới thời tổng thống Alberto Fujimori, Peru tuyên bố thôi không công nhận thẩm quyền tài phán của Tòa án này nữa. Quyết định này đã bị chính phủ chuyển tiếp của Peru do Valentín Paniagua lãnh đạo bãi bỏ năm 2001. Hoa Kỳ ´đã ký Công ước Nhân quyền này nhưng chưa hề phê chuẩn.

Theo Công ước thì các vụ khiếu kiện được chuyển tới Tòa án Nhân quyền bởi Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ hoặc bởi một bên quốc gia thành viên. Trái với Tòa án Nhân quyền châu Âu, các cá nhân công dân của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ không được phép nộp đơn trực tiếp cho Tòa án.

Các điều kiện sau đây phải được thực hiện:

  • Các cá nhân tin rằng các quyền của họ đã bị vi phạm thì trước hết phải nộp đơn khiếu nại với Ủy ban Nhân quyền và được Ủy ban quyết định là đơn có thể chấp nhận.
  • Nếu đơn khiếu kiện được chấp nhận và nhà nước được coi là có lỗi, thì thường Ủy ban sẽ đưa cho nhà nước một danh sách các khuyến nghị để sửa chữa lỗi vi phạm.
  • Chỉ khi nhà nước không tuân thủ các khuyến nghị này, hoặc nếu Ủy ban quyết định rằng vụ án có tầm quan trọng đặc biệt hoặc lợi ích hợp pháp, thì vụ việc sẽ được chuyển cho Tòa án Nhân quyền.
  • Việc đưa một vụ việc ra trước Tòa án do đó có thể được coi là một biện pháp cuối cùng, chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề một cách không gây ra bất hòa.

Việc kiện trước tòa được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn văn bản viết và giai đoạn thẩm vấn bằng miệng.

Giai đoạn viết bằng văn bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn viết bằng văn bản, đơn kiện được nộp, nêu rõ các sự kiện của vụ án, các nguyên đơn, chứng cứ và các nhân chứng mà nguyên đơn dự định đưa ra trước phiên tòa, cùng các yêu cầu bồi thường và các chi phí. Nếu đơn được thư ký tòa án quyết định chấp nhận, thì thông báo về việc đó được gửi cho các thẩm phán, nhà nước hoặc Ủy ban Nhân quyền (tùy thuộc vào ai là người chuyển đơn tới tòa án), các nạn nhân hoặc thân nhân ruột thịt của họ, các nước thành viên khác, và trụ sở chính của "Tổ chức các quốc gia châu Mỹ".

Trong vòng 30 ngày sau khi thông báo, bất cứ bên nào trong vụ kiện đều có thể gửi một bản tóm tắt các sự kiện trong vụ tố tụng trong đó có những lý lẽ bác bẻ sơ bộ đối với đơn kiện.

Nếu xét thấy cần thiết, Toà án có thể triệu tập một phiên điều trần để giải quyết các lý lẽ bác bẻ sơ bộ. Mặt khác, để tiết kiệm thủ tục, tòa án có thể giải quyết các lý lẽ bác bẻ sơ bộ của các bên cùng với lẽ phải trái của vụ án tại phiên điều trần này.

Trong vòng 60 ngày sau khi thông báo, bên bị cáo phải nộp một bản trả lời bằng văn bản về những điều nguyên đơn khiếu kiện, nêu rõ việc mình chấp thuận hoặc phản đối các sự kiện và các đòi hỏi của nguyên đơn.

Một khi bản trả lời này đã được nộp, thì bất kỳ bên nào trong vụ kiện đều có thể xin phép Chủ tịch tòa án cho nộp các bản biện hộ bổ sung trước khi bắt đầu giai đoạn thẩm vấn bằng miệng.

Giai đoạn thẩm vấn bằng miệng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch tòa án đưa ra ngày tháng bắt đầu thủ tục tố tụng bằng lời nói, trong phiên tòa phải có sự hiện diện tối thiểu của 5 thẩm phán mới được coi là hợp lệ. Trong giai đoạn này, các thẩm phán có thể hỏi bất cứ ai trong 2 bên (nguyên và bị cáo) bất kỳ câu nào mà họ thấy phù hợp. Các nhân chứng, các chuyên gia làm chứng, và những người khác được nhận tham gia tố tụng, có thể - theo xét đoán của chủ tọa phiên tòa -, bị thẩm vấn bởi các đại diện của Ủy ban Nhân quyền hoặc nhà nước thành viên, hoặc bởi các nạn nhân, các thân nhân ruột thịt của họ, hoặc các người đại diện họ, nếu có. Chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định xem các câu hỏi có liên quan tới vấn đề hay không.

Sau khi nghe các nhân chứng cùng các chuyên gia và phân tích các chứng cứ được trình ra, Toà án đưa ra phán quyết của mình. Các thảo luận của các thẩm phán được thực hiện riêng tư kín đáo, một khi phán quyết đã được thông qua, thì nó được thông báo đến tất cả các bên liên quan. Nếu phán quyết không bao gồm các bồi thường áp dụng cho vụ này, thì chúng phải được xác định tại một buổi điều trần riêng hoặc thông qua một số thủ tục khác theo quyết định của Toà án. Phần bồi thường do Tòa án quy định có thể gồm cả tiền lẫn hiện vật không phải là tiền.

Dạng đền bù trực tiếp nhất là bồi thường bằng tiền cho các nạn nhân hoặc thân nhân ruột thịt của họ. Tuy nhiên, nhà nước cũng có thể được yêu cầu cấp cho nạn nhân các lợi ích bằng hiện vật, công khai nhìn nhận trách nhiệm của mình, thực hiện các bước để ngăn chặn các vi phạm tương tự có thể xảy ra trong tương lai, và các hình thức bồi thường phi tiền tệ khác.

Chẳng hạn, phán quyết của Tòa án tháng 11 năm 2001 trong vụ xét xử thảm sát Barrios Altos [2] tại Lima, Peru trong tháng 11 năm 1991, trong đó 15 người bị giết bởi tiểu đội giết người (death squad) của Colina Group[1] do nhà nước bảo trợ - Tòa án đã ra lệnh:

  • trả các khoản tiền 175.000 dollar Mỹ cho 4 người sống sót và cho thân nhân của các nạn nhân bị giết, và một khoản 250.000 dollar Mỹ cho gia đình của một trong những nạn nhân.
  • Tòa án cũng yêu cầu Peru cấp cho các gia đình nạn nhân bảo hiểm y tế miễn phí và nhiều khoản trợ cấp giáo dục dưới hình thức khác, trong đó có các học bổng, đồng phục học sinh, dụng cụ trang bị và sách vở.
  • bãi bỏ hai luật ân xá gây tranh cãi;
  • đưa "tội giết người mà không có tòa án xét xử" - vào trong pháp luật của nước mình;
  • phê chuẩn Công ước quốc tế về khả năng không áp dụng các hạn chế theo luật định đối với các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại; (International Convention on the Nonapplicability of Statutory Limitations to War Crimes and Crimes against Humanity);
  • công bố phán quyết của Tòa án trên phương tiện thông tin đại chúng quốc gia;
  • công khai xin lỗi về vụ việc (thảm sát trên) và cam kết ngăn chặn các sự kiện tương tự tái diễn trong tương lai; và
  • xây dựng một đài tưởng niệm cho các nạn nhân của vụ thảm sát

Trong khi không được kháng cáo các quyết định của Tòa án, các bên có thể nộp yêu cầu giải thích bản án nơi thư ký Tòa án trong vòng 90 ngày sau khi công bố bản án. Khi có thể, các yêu cầu việc giải thích sẽ được xử lý bởi cùng một ban thẩm phán đã đưa ra phán quyết này.

Chức năng tư vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng tư vấn của Tòa án này cho phép nó trả lời các tham khảo ý kiến được gửi tới bởi các cơ quan thuộc Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và các nước thành viên, liên quan đến việc giải thích Công ước Nhân quyền hoặc các văn kiện khác chi phối nhân quyền ở châu Mỹ; nó cũng trao quyền cho Tòa án đưa ra lời khuyên về các luật quốc gia và dự án luật đề nghị, và để làm rõ chúng có phù hợp với các quy định của Công ước hay không. Việc tư vấn này dành cho tất cả các nước thành viên của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, không chỉ các nước có phê chuẩn Công ước và chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa. Các trả lời của Tòa án cho những tham khảo ý kiến nêu trên được coi như các ý kiến tư vấn và được công bố tách riêng với các phán quyết có thể gây tranh cãi của Tòa.

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Như đã từng xảy ra với mọi tổ chức quốc tế, cách giải quyết của Tòa án Nhân quyền liên Mỹ cũng bị chỉ trích. Một số chỉ trích gần đây nhất là từ Peru [2] và Venezuela.[3] Cho tới nay Trinidad và Tobago là quốc gia duy nhất đã rút ra khỏi hệ thống Công ước Nhân quyền này.[4] Peru cũng tìm cách làm như vậy, nhưng đã không thực hiện theo các thủ tục thích đáng.[5]

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định ở Chương VIII của Công ước Nhân quyền, Toà án này gồm 7 thẩm phán có đạo đức cao nhất từ các nước thành viên của Tổ chức. Họ được "Đại hội của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ" bầu chọn cho một thời hạn 6 năm và có thể được tái cử thêm một thời hạn 6 năm nữa.

Không nước nào được có 2 thẩm phán làm việc ở Tòa án này trong cùng một nhiệm kỳ, mặc dù – không giống như các ửy viên của Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ – các thẩm phán không bị buộc không được tham gia vào các vụ kiện có liên quan tới tổ quốc mình.

Trong thực tế, một nước ở cương vị bị kiện trước tòa án mà không có thẩm phán là công dân của nước mình trong số các thẩm phán của Toà án, thì có quyền, theo điều 55 của Công ước, chỉ định một thẩm phán đặc biệt (ad hoc) vào nhóm các thẩm phán xét xử vụ án.

Sau khi Công ước châu Mỹ về Nhân quyền có hiệu lực ngày 18.7.1978, cuộc bầu chọn các thẩm phán lần đầu diễn ra ngày 22.5.1979, và Tòa án mới được triệu tập lần đầu vào ngày 29.6.1979 tại trụ sở chính của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ở Washington, D.C., Hoa Kỳ.

Các thẩm phán hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới ngày 01.01.2010:

Tên Nước Chức vụ Thời hạn
Diego García Sayán Perú Peru Chủ tịch 2004-2010
Leonardo A. Franco Argentina Argentina Phó chủ tịch 2007-2013
Manuel E. Ventura Robles Costa Rica Costa Rica Thẩm phán 2004-2010
Margarette May Macaulay Jamaica Jamaica Thẩm phán 2007-2013
Rhadys Abreu-Blondet Cộng hòa Dominica Cộng hòa Dominica Thẩm phán 2007-2013
Alberto Pérez Pérez Uruguay Uruguay Thẩm phán 2010-2016
Eduardo Vio Grossi Chile Chile Thẩm phán 2010-2016

Các cựu chủ tịch của Tòa án

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Nước Chủ tịch tòa án
2008-2009  Chile Cecilia Medina
2004-2007  México Sergio García Ramírez
1999-2003  Brasil Antonio Augusto Cançado Trindade
1997-1999  Ecuador Hernán Salgado Pesantes
1994-1997  México Héctor Fix Zamudio
1993-1994  Colombia Rafael Nieto Navia
1990-1993  México Héctor Fix Zamudio
1989-1990  Uruguay Héctor Gros Espiell
1987-1989  Colombia Rafael Nieto Navia
1985-1987  Hoa Kỳ Thomas Buergenthal
1983-1985  Venezuela Pedro Nikken
1981-1983  Honduras Carlos Roberto Reina
1979–1981  Costa Rica Rodolfo E. Piza Escalante

Các cựu thẩm phán

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Nước Các thành viên của Tòa án Chủ tịch
1979–1981 Colombia Colombia César Ordóñez
1979–1985 Venezuela Venezuela Máximo Cisneros Sánchez
1979–1985 Jamaica Jamaica Huntley Eugene Munroe
1979–1985 Honduras Honduras Carlos Roberto Reina 1981–1983
1979–1989 Costa Rica Costa Rica Rodolfo E. Piza Escalante 1979–1989
1979–1989 Venezuela Venezuela Pedro Nikken 1983–1985
1979–1991 Hoa Kỳ Hoa Kỳ Thomas Buergenthal 1985–1987
1981–1994 Colombia Colombia Rafael Nieto Navia 1987–1989, 1993–1994
1985–1989 Honduras Honduras Jorge R. Hernández Alcerro
1985–1990 Uruguay Uruguay Héctor Gros Espiell 1989–1990
1985–1997 México Mexico Héctor Fix-Zamudio 1990–1993, 1994–1997
1989–1991 Honduras Honduras Policarpo Callejas
1989–1991 Venezuela Venezuela Orlando Tovar Tamayo
1989–1994 Costa Rica Costa Rica Sonia Picado Sotela
1990–1991 Argentina Argentina Julio A. Barberis
1991–1994 Venezuela Venezuela Asdrúbal Aguiar Aranguren
1991–1997 Nicaragua Nicaragua Alejandro Montiel Argüello
1991–2003 Chile Chile Máximo Pacheco Gómez
1991–2003 Ecuador Ecuador Hernán Salgado Pesantes 1997–1999
1998–2003 Colombia Colombia Carlos Vicente de Roux-Rengifo
1995–2006 Barbados Barbados Oliver H. Jackman
1995–2006 Venezuela Venezuela Alirio Abreu Burelli
1995–2006 Brasil Brasil Antônio Augusto Cançado Trindade 1999-2003
2001-2003 Argentina Argentina Ricardo Gil Lavedra
2004–2009 Chile Chile Cecilia Medina Quiroga 2008
2004–2009 México Mexico Sergio García Ramírez 2004-2007

Các vụ xét xử của Tòa án

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ nhóm bán quân sự chống Cộng gồm các tiểu đội giết người, hoạt động ở Peru từ năm 1990 tới 1994 dưới thời tổng thống Alberto Fujimori
  2. ^ “Rey critica a Corte Interamericana por fallo que favorece a terrorista cercano a "Artemio". Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2014. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “Portada — Venezolana de Televisión”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2010. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ “Ministerio de Relaciones Exteriores de Chile”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2010. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ “Bibilioteca de los Derechos Humanos de la Universidad de Minnesota”.
  6. ^ "Awas Tingni v. Nicaragua" Lưu trữ 2010-06-27 tại Wayback Machine, Indigenous Peoples Law & Policy Program, University of Arizona; accessed ngày 4 tháng 9 năm 2007
  • T. BUERGENTHAL, R. NORRIS, D. SHELTON, Protecting Human Rights in the Americas. Cases and material, Kehl, N.P Engel Publisher. Verlag, 1995, 494 p.
  • L. BURGORGUE-LARSEN, A. UBEDA DE TORRES, The Inter-American Court of Human Rights. Case law and Commentary, Oxford, OUP, 2011, 886p.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu - 今天的她也是如此可爱. phần 4
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Mình cũng đang đổ đứ đừ đừ phim này và ngóng trông tập mới tối nay đây. Thực sự mê mẩn luôn ấy. Nó có sự cuốn hút khó tả luôn ấy
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Phô mai là thực phẩm phổ biến ở phương Tây. Ngày nay, phô mai được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể cả tại Việt Nam
Game slot là game gì? Mẹo chơi Slot game
Game slot là game gì? Mẹo chơi Slot game
Game slot hay Slot game, hay còn gọi là máy đánh bạc, máy xèng game nổ hũ, cách gọi nào cũng được cả