Ủy hội châu Âu | |
---|---|
Cờ Ủy hội | |
Logo | |
Tên viết tắt | CoE |
Thành lập | Hiệp ước London (1949) |
Loại | Khu vực Tổ chức liên chính phủ |
Trụ sở chính | Strasbourg, Pháp |
Vị trí | |
Thành viên |
|
Ngôn ngữ chính | Tiếng Anh, Tiếng Pháp Các ngôn ngữ Hội đồng khác: Tiếng Pháp, Tiếng Ý, Tiếng Nga |
Tổng thư ký | Thorbjørn Jagland |
Phó Tổng thư ký | Gabriella Battaini-Dragoni |
Chủ tịch Nghị viện | Liliane Maury Pasquier |
Chủ tịch Uỷ ban Bộ trưởng | Alain Berset |
Chủ tịch Hội đồng | Jean-Claude Frécon |
Trang web | www.coe.int |
Ủy hội châu Âu (tiếng Anh: Council of Europe, tiếng Pháp: Conseil de l'Europe) là một tổ chức quốc tế làm việc hướng tới việc hội nhập châu Âu. Ủy hội được thành lập năm 1949 và có một sự nhấn mạnh đặc biệt trên các tiêu chuẩn pháp lý, nhân quyền, sự phát triển dân chủ, pháp quyền và việc hợp tác văn hoá.
Ủy hội có 47 quốc gia thành viên với khoảng 800 triệu công dân. Ủy hội khác biệt với Liên minh châu Âu (EU) nơi có các chính sách chung, các luật ràng buộc và chỉ có 27 nước thành viên. Tuy nhiên 2 tổ chức cùng chia sẻ một số biểu tượng của châu Âu chẳng hạn như lá cờ châu Âu.
Các thiết chế theo luật định của Ủy hội là Uỷ ban Bộ trưởng bao gồm các bộ trưởng ngoại giao của mỗi nước thành viên, Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu gồm các nghị sĩ từ Quốc hội của mỗi quốc gia thành viên, và Tổng thư ký đứng đầu nha thư ký của Ủy hội châu Âu. Ủy viên Nhân quyền là một thiết chế độc lập trong Ủy hội châu Âu, được ủy nhiệm để thúc đẩy việc nhận thức và tôn trọng nhân quyền trong các quốc gia thành viên.
Các cơ quan nổi tiếng nhất của Ủy hội châu Âu là Tòa án Nhân quyền châu Âu, nơi thực thi Công ước châu Âu về Nhân quyền, và Ủy ban Dược điển châu Âu, cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho dược phẩm ở châu Âu. Việc làm của Ủy hội châu Âu đã dẫn tới việc lập ra các tiêu chuẩn, điều lệ và quy ước để tạo thuận lợi cho việc hợp tác giữa các quốc gia châu Âu và việc hội nhập nhiều hơn nữa.
Trụ sở của Ủy hội châu Âu đặt tại thành phố Strasbourg, Pháp. Ngôn ngữ chính thức của Ủy hội là tiếng Anh và tiếng Pháp. Uỷ ban Bộ trưởng, Hội đồng Nghị viện và Hội nghị Ủy hội châu Âu cũng sử dụng tiếng Đức, tiếng Ý, và tiếng Nga cho một số công việc của họ.
Năm 1945, vào cuối thế chiến thứ hai, châu Âu mang dấu vết của sự tàn phá chưa từng có và nỗi đau khổ của con người. Nó phải đối mặt với những thách thức mới về chính trị, đặc biệt là việc hoà giải giữa các dân tộc của châu Âu. Tình trạng này thuận lợi cho ý tưởng lâu nay về việc hội nhập châu Âu thông qua việc lập ra các thiết chế chung.
Trong bài diễn văn nổi tiếng ở Đại học Zürich ngày 19.9.1946,[1] Sir Winston Churchill đã đòi có một Hiệp chúng quốc châu Âu (United States of Europe) và việc lập ra một Ủy hội châu Âu. Ông ta đã nói tới một Ủy hội châu Âu ngay từ năm 1943 trong một buổi nói chuyện truyền thanh với quốc dân.[2] Cấu trúc tương lai của Ủy hội châu Âu đã được thảo luận tại một hội nghị chuyên biệt gồm hàng trăm chính trị gia hàng đầu, các đại diện chính phủ và xã hội dân sự tại Den Haag, Hà Lan, vào năm 1948. Có hai xu hướng khác nhau: một số ủng hộ một tổ chức quốc tế cổ điển gồm các đại diện của các chính phủ, trong khi những người khác ưa thích một diễn đàn chính trị gồm các nghị sĩ. Cả hai xu hướng cuối cùng đã kết hợp thông qua việc lập ra Ủy ban Bộ trưởng và Hội đồng nghị viện theo Quy chế của Ủy hội châu Âu. Cấu trúc kép liên chính phủ và liên nghị viện này sau đó được sao chép cho Cộng đồng châu Âu, NATO và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Ủy hội châu Âu được thành lập ngày 5.5.1949 bởi Hiệp ước London. Hiệp ước London hoặc Quy chế của Ủy hội châu Âu được 10 nước Bỉ, Đan Mạch, Pháp Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Vương quốc Anh ký kết ở London vào ngày nói trên. Nhiều nước đã gia nhập tiếp, nhất là sau các chuyển tiếp dân chủ ở Trung Âu và Đông Âu trong đầu thập niên 1990. Ủy hội châu Âu hiện nay bao gồm mọi quốc gia châu Âu, ngoại trừ Belarus,[3] Kazakhstan,[3] thành Vatican[4] và các nước bị công nhận hạn chế (chưa được nhiều nước công nhận).[5]
Điều 1(a) của Quy chế nói rằng "Mục tiêu của Ủy hội châu Âu là là đạt được một sự thống nhất lớn hơn giữa các thành viên của mình nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện những lý tưởng và nguyên tắc là di sản chung, và tạo điều kiện cho sự tiến bộ kinh tế và xã hội". Do đó, chức hội viên được mở cho tất cả các nước châu Âu muốn tìm kiếm việc hội nhập châu Âu, chấp nhận các nguyên tắc pháp quyền và có khả năng cùng sẵn sàng bảo đảm dân chủ, các nhân quyền cơ bản và các quyền tự do.
Trong khi các nước thành viên của Liên minh châu Âu chuyển giao quyền hành pháp và lập pháp cho Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu trong các lĩnh vực chuyên biệt theo luật Cộng đồng châu Âu, thì các nước thành viên của Ủy hội châu Âu vẫn giữ chủ quyền của họ, nhưng tự cam kết thông qua các công ước (tức là công pháp quốc tế) và hợp tác trên cơ sở các giá trị chung và quyết định chính trị chung. Những công ước và các quyết định đó được triển khai bởi các nước thành viên làm việc cùng nhau tại Ủy hội châu Âu, trong khi luật thứ yếu của Cộng đồng châu Âu được lập ra bởi các cơ quan của Liên minh châu Âu.
Cả hai tổ chức hoạt động như những vòng tròn đồng tâm quanh các nền tảng chung cho việc hội nhập châu Âu, trong đó Ủy hội châu Âu hoạt động ở khu vực địa lý rộng hơn. Liên minh châu Âu có thể được xem như hoạt động ở khu vực địa lý nhỏ hơn, với mức độ hội nhập cao hơn thông qua việc chuyển giao các quyền lực từ cấp quốc gia cho cấp Liên minh châu Âu. Là một phần của công pháp quốc tế, các công ước của Ủy hội châu Âu cũng có thể được mở để ký với các quốc gia không là thành viên để tạo điều kiện cho việc hợp tác bình đẳng với các nước ngoài châu Âu (xem chương bên dưới).
Thành tựu nổi tiếng nhất của Ủy hội châu Âu là Công ước châu Âu về Nhân quyền, được chấp nhận năm 1950 theo một báo cáo của Hội đồng nghị viện của Ủy hội châu Âu. Công ước này lập ra Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg. Toà án này giám sát việc tuân thủ Công ước châu Âu về Nhân quyền và do đó có chức năng như là tòa án cao nhất châu Âu về nhân quyền và tự do cơ bản. Nếu một người châu Âu cho rằng các quyền cơ bản của mình bị một nước thành viên vi phạm, thì họ có thể kiện nước thành viên đó trước tòa án này.
Các hoạt động rộng rãi và các thành tựu của Ủy hội châu Âu có thể được tìm thấy trong từng chi tiết trên trang web chính thức của Ủy hội. Tóm lại, Ủy hội châu Âu làm việc trong các lĩnh vực sau:
Các thiết chế của Ủy hội châu Âu gồm:
Hội đồng nghị viện bổ nhiệm các thành viên làm báo cáo viên với nhiệm vụ chuẩn bị các báo cáo Hội đồng nghị viện về các chủ đề cụ thể. Nghị sĩ Anh Sir David Maxwell-Fyfe là báo cáo viên về việc soạn thảo Công ước châu Âu về Nhân quyền. Các báo cáo của Dick Marty về bí mật các nơi giam giữ tù nhân và các chuyến bay bí mật của CIA ở châu Âu trở nên khá nổi tiếng trong năm 2007. Các báo cáo viên khác là phương tiện đem lại - ví dụ - việc bãi bỏ hình phạt tử hình ở châu Âu, tình trạng chính trị và nhân quyền ở Chechnya, các người mất tích ở Belarus, tự do ngôn luận trên báo chí và nhiều vấn đề khác.
Hệ thống Ủy hội châu Âu cũng bao gồm một số cơ cấu nửa-tự trị được gọi là "Các thỏa thuận từng phần" (Partial Agreement), một số cơ cấu này cũng mở ra cho các nước không phải là thành viên:
Trụ sở của Ủy hội châu Âu đặt ở thành phố Strasbourg, Pháp. Các cuộc họp đầu tiên được tổ chức ở Dinh Đại học Strasbourg năm 1949, nhưng Ủy hội châu Âu đã sớm dọn vào các tòa nhà riêng của mình. Tám tòa nhà chính của Ủy hội châu Âu nằm trong Quartier européen (Khu châu Âu), một khu vực ở tây bắc thành phố Strasbourg bao trùm 3 quận Le Wacken, La Robertsau và Quartier de l'Orangerie, nơi cũng có 4 tòa nhà của Trụ sở của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, cơ quan đầu não Arte và trụ sở của Viện Nhân quyền quốc tế.
Việc xây dựng ở khu vực này bắt đầu từ năm 1949 bằng công trình xây dựng trước của Dinh châu Âu, là Nhà châu Âu (phá đi năm 1977), và đã tạm kết thúc trong năm 2007 với sự khai trương Tòa nhà Tổng Văn phòng mới trong năm 2008.[13] Dinh châu Âu và Biệt thự Nghệ thuật mới Schutzenberger (trụ sở của Đài quan sát thính thị châu Âu) nằm trong quận vườn Cam (Orangerie district), còn Tòa án Nhân quyền châu Âu, Nha giám đốc châu Âu về chất lượng thuốc chữa bệnh và Tòa nhà Agora nằm ở quận Robertsau. Tòa nhà Agora đã được bầu chọn là "Trung tâm thương mại quốc tế tốt nhất của dự án địa ốc 2007" ngày 13.3.2008, tại MIPIM 2008.[14] Trung tâm thanh niên châu Âu nằm ở quận Wacken.
Ngoài đại bản doanh ở Strasbourg, Ủy hội châu Âu cũng có mặt ở các thành phố và các quốc gia khác. Ngân hàng Phát triển của Ủy hội châu Âu có trụ sở ở Paris, Trung tâm Bắc-Nam của Ủy hội châu Âu nằm ở Lisboa, Bồ Đào Nha, còn Trung tâm Ngôn ngữ hiện đại nằm ở Graz, Áo. Có các Trung tâm thanh niên châu Âu ở Budapest, Hungary, và ở Strasbourg. Trung tâm Wergeland châu Âu, một trung tâm phương tiện mới về giáo dục đối thoại liên văn hóa, nhân quyền và quyền công dân dân chủ, hoạt động trong sự hợp tác với chính phủ Na Uy được mở tại Oslo, Na Uy trong tháng 2 năm 2009.[15]
Ủy hội châu Âu có các văn phòng ở Albania, Armenia, Azerbaijan, Bosna và Hercegovina, Gruzia, Moldova, Montenegro, Serbia và Ukraina; các phòng thông tin ở Albania, Armenia, Azerbaijan, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Gruzia, Hungary, Latvia, Litva, Moldova, Ba Lan, România, Liên bang Nga, Slovakia, Slovenia, Cộng hòa Macedonia và Ukraina; cùng một văn phòng dự án ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả các văn phòng trên đều là các cơ sở của Ủy hội châu Âu và các cơ sở này có chung tư cách pháp nhân với các đặc quyền và các quyền miễn trừ.
Do thiếu hụt ngân sách liên tục, Ủy hội châu Âu dự kiến sẽ cắt giảm đáng kể các hoạt động của mình, và do đó (cắt giảm) số nhân viên, từ năm 2011. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế của thành phố Strasbourg, nơi có tổng số 2.321 người (ngày 1 tháng 1 năm 2010) đang làm việc hưởng lương của Ủy hội châu Âu. Phần lớn các văn phòng ở nước ngoài dự kiến cũng sẽ bị đóng cửa .[16]
Từ năm 1955, Ủy hội châu Âu lập ra và sử dụng lá Cờ châu Âu nổi tiếng làm biểu tượng chính thức của mình. Lá cờ này có 12 ngôi sao vàng nằm thành vòng tròn trên nền cờ màu xanh da trời, và bản quốc ca châu Âu dựa trên Khải hoàn ca trong phần kết thúc của Bản giao hưởng số 9 của Ludwig van Beethoven từ năm 1972.
Ngày 5.5.1964, kỷ niệm 15 năm thành lập, Ủy hội châu Âu đã lấy ngày 5 tháng 5 hàng năm là ngày châu Âu.[17]
Mặc dù được bảo vệ bởi luật tác quyền, nhưng việc sử dụng cờ châu Âu ở nơi công cộng cũng như tư gia được khuyến khích để tượng trưng hóa một tầm cỡ châu Âu. Để tránh lẫn lộn với Liên minh châu Âu sau đó cũng chọn cùng lá cờ này làm biểu tượng trong thập niên 1980, cũng như các thiết chế châu Âu khác, Ủy hội châu Âu thường sử dụng một phiên bản đã sửa đổi với một chữ 'e' nhỏ (đối diện với các chữ lớn) ở giữa các ngôi sao, được coi như "Logo của Ủy hội châu Âu".[17][18]
Ủy hội châu Âu được thành lập ngày 5.5.1949 bởi các nước Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập 3 tháng sau, còn Iceland và Đức thì gia nhập năm sau. Hiện nay Ủy hội có 47 nước thành viên, trong đóMontenegro là nước gia nhập sau chót.
Điều 4 của quy chế Ủy hội châu Âu định rõ là chức thành viên được mở ngỏ cho bất cứ quốc gia châu Âu nào. Điều này đã được giải thích cách tùy tiện ngay từ đầu (khi Thổ Nhĩ Kỳ được thâu nhận) là sẽ thâu nhận mọi nước giáp giới hay có một phần lãnh thổ thuộc châu Âu.
Kết quả là, gần như tất cả các nước châu Âu đều gia nhập Ủy hội châu Âu - ngoại trừ Belarus, Kazakhstan (vấn đề nhân quyền), thành Vatican (nước thần quyền) và các quốc gia chưa được nhiều nước công nhận.
Cờ | Nước | Ngày gia nhập |
---|---|---|
Bỉ | Nước sáng lập | |
Đan Mạch | Nước sáng lập | |
Pháp | Nước sáng lập | |
Ireland | Nước sáng lập | |
Ý | Nước sáng lập | |
Luxembourg | Nước sáng lập | |
Hà Lan | Nước sáng lập | |
Na Uy | Nước sáng lập | |
Thụy Điển | Nước sáng lập | |
Vương quốc Anh | Nước sáng lập | |
Hy Lạpa, e | 9.8.1949 | |
Thổ Nhĩ Kỳa | 9.8.1949 | |
Iceland | 7.3.1950 | |
Đứcb | 13.7.1950 | |
Áo | 16.4.1956 | |
Síp | 24.5.1961 | |
Thụy Sĩ | 6.5.1963 | |
Malta | 29.4.1965 | |
Bồ Đào Nha | 22.9.1976 | |
Tây Ban Nha | 24.11.1977 | |
Liechtenstein | 23.11.1978 | |
San Marino | 16.11.1988 | |
Phần Lan | 5.5.1989 | |
Hungary | 6.11.1990 | |
Tiệp Khắc | 21.01.1991 – 31.12.1992 | |
Ba Lan | 26.11.1991 | |
Bulgaria | 7.5.1992 | |
Estonia | 14.5.1993 | |
Litva | 14.5.1993 | |
Slovenia | 14.5.1993 | |
Cộng hòa Séc | 30.6.1993 | |
Slovakia | 30.6.1993 | |
România | 7.10.1993 | |
Andorra | 10.11.1994 | |
Latvia | 10.2.1995 | |
Albania | 13.7.1995 | |
Moldova | 13.7.1995 | |
Macedoniac | 9.11.1995 | |
Ukraina | 9.11.1995 | |
Nga | 28.2.1996 | |
Croatia | 6.11.1996 | |
Gruzia | 27.4.1999 | |
Armenia | 25.01.2001 | |
Azerbaijan | 25.01.2001 | |
Bosna và Hercegovina | 24.4.2002 | |
Serbiad | 3.4.2003 | |
Monaco | 5.10.2004 | |
Montenegro | 11.5.2007 |
Ủy hội châu Âu làm việc chủ yếu thông qua các công ước. Bằng việc thảo ra các công ước hoặc hiệp ước quốc tế, các tiêu chuẩn pháp lý chung đã được đặt ra cho các nước thành viên. Tuy nhiên, nhiều công ước cũng đã mở ngỏ cho các nước không thành viên ký kết. Các công ước quan trọng như Công ước về tội phạm trên mạng Internet (đã được Canada, Nhật Bản, Nam Phi và Hoa Kỳ ký), Công ước Lisboa về việc công nhận các thời kỳ học tập và các cấp bằng đại học (đã được Úc, Belarus, Canada, Tòa Thánh, Israel, Kazakhstan, Kyrgyzstan, New Zealand và Hoa Kỳ ký), Công ước chống sử dụng chất kích thích (doping) trong thể thao (đã được Úc, Belarus, Canada và Tunisia ký) và Công ước về bảo tồn động vật hoang dã châu Âu và các nơi cư trú tự nhiên (Convention on the Conservation of European Wildlife and Natural Habitats) (đã được Burkina Faso, Maroc, Tunisia và Sénégal cũng như Cộng đồng châu Âu ký). Các nước không thành viên cũng tham gia nhiều thỏa ước từng phần, chẳng hạn như Ủy ban Venezia, Nhóm các nước chống tham nhũng GRECO, Ủy ban Dược điển châu Âu và Trung tâm Bắc-Nam.
Các lời mời ký kết và phê chuẩn các công ước liên quan của Ủy hội châu Âu trên cơ sở từng trường hợp một, được gửi đến ba nhóm các nước không thành viên[19]:
Như đã nói ở phần dẫn nhập, điều quan trọng là phải hiểu rõ, không thể lẫn lộn Ủy hội châu Âu với Hội đồng châu Âu hoặc Hội đồng bộ trưởng của Liên minh châu Âu. Các thiết chế này thuộc Liên minh châu Âu, tách biệt với Ủy hội châu Âu, mặc dù chúng cùng chung lá cờ và quốc ca châu Âu từ thập niên 1980, bởi chúng cũng làm việc cho sự hội nhập châu Âu.
Sự hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Ủy hội châu Âu mới đây đã được tăng cường, nhất là về văn hóa, giáo dục cũng như việc buộc phải tuân thủ công lý và nhân quyền trên bình diện quốc tế.[20]
Liên minh châu Âu được mong đợi sẽ gia nhập Công ước châu Âu về Nhân quyền. Cũng có những lo ngại về sự nhất quán trong quyền xét xử - các Tòa án Tư pháp châu Âu (tòa án của EU ở Luxembourg) coi Công ước này như một phần của hệ thống pháp luật của tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu nhằm ngăn chặn sự xung khắc giữa các phán quyết của mình và phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu (tòa án ở Strasbourg nơi giải thích Công ước). Nghị định thư số 14 của Công ước được lập ra để cho phép Liên minh châu Âu gia nhập Công ước này và Hiệp ước Lisboa của Liên minh châu Âu có một nghị định thư buộc Liên minh châu Âu tham gia. Liên minh châu Âu do đó sẽ bị buộc phải tuân theo luật nhân quyền của Công ước và sự giám sát bên ngoài giống như các nước thành viên của mình hiện nay.[21][22]
Ủy hội châu Âu có cương vị quan sát viên ở Liên Hợp Quốc và thường xuyên có đại diện ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ủy hội đã tổ chức các hội nghị khu vực của Liên Hợp Quốc về chống phân biệt chủng tộc và về phụ nữ cùng hợp tác với Liên Hợp Quốc ở nhiều cấp độ, đặc biệt trong các lĩnh vực nhân quyền, dân tộc thiểu số, di cư và chống khủng bố.
Các tổ chức phi chính phủ có thể tham dự Hội nghị quốc tế các tổ chức phi chính phủ của Ủy hội châu Âu và trở thành các quan sát viên tại các Ủy ban chuyên gia liên chính phủ (inter-governmental committees of experts). Ủy hội đã thảo ra Công ước châu Âu về công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức quốc tế phi chính phủ trong năm 1986, nhằm đặt cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và việc làm của các tổ chức phi chính phủ ở châu Âu. Điều 11 của Công ước châu Âu về Nhân quyền bảo vệ quyền tự do lập hội, đây cũng là quy tắc cơ bản cho các tổ chức phi chính phủ. Các quy tắc về cương vị tư vấn dành cho các tổ chức quốc tế phi chính phủ, được bổ sung vào Nghị quyết (93) 38: "Về mối quan hệ giữa Ủy hội châu Âu và các tổ chức quốc tế phi chính phủ", được thông qua bởi Ủy ban bộ trưởng vào ngày 18 tháng 10 năm 1993 tại cuộc họp lần thứ 500 của các đại biểu của Bộ trưởng.
Ngày 19.11.2003 Ủy ban bộ trưởng đã đổi cương vị tư vấn thành cương vị tham gia (Resolution Res (2003)8) "coi như cần thiết là các quy tắc chi phối các quan hệ giữa Ủy hội châu Âu và các tổ chức quốc tế phi chính phủ tự biến đổi để phản ánh việc tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế phi chính phủ vào chính sách và chương trình làm việc của tổ chức".
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ủy hội châu Âu. |
Wikisource có văn bản gốc có liên quan với bài: Council of Europe |