Tòng Sành

Tòng Sành
Xã Tòng Sành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhLào Cai
HuyệnBát Xát
Trụ sở UBNDthôn Chu Cang Hồ
Thành lập1971
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDChảo Hùng Phẩy
Chủ tịch HĐNDBùi Hữu Chung
Bí thư Đảng ủyTẩn Láo Sử
Địa lý
Tọa độ: 22°26′58″B 103°54′13″Đ / 22,44944°B 103,90361°Đ / 22.44944; 103.90361
Tòng Sành trên bản đồ Việt Nam
Tòng Sành
Tòng Sành
Vị trí xã Tòng Sành trên bản đồ Việt Nam
Diện tích25,98 km²[1]
Dân số (2018)
Tổng cộng1.748 người[1]
Mật độ68.8 người/km²
Dân tộcDao, Kinh
Khác
Mã hành chính02749[2]

Tòng Sành là một thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tòng Sành có địa giới hành chính:

Xã Tòng Sành có diện tích 25,98 km², dân số năm 2019 là 1800 người,[1] mật độ dân số đạt 80 người/km².

Xã có hơn 325 hộ dân, 99,6% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một trong các xã vùng cao của khu vực miền núi phía Tây Bắc có địa hình chủ yếu là đồi, núi, khá dốc, có độ phân cắt khá cao. Độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 800m. Trong đó nơi thấp nhất nằm ở rìa ranh giới phía Bắc của xã (phía Bắc thôn Tả Hồ) có độ cao tuyệt đối dưới 100m. Nơi cao nhất nằm ở phía tây nam của xã (phía tây bắc thôn Ky Công Hồ) có độ cao tuyệt đối trên 1.600m. Tại những nơi này hay xảy ra các vụ sạt lở đồi núi gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tòng Sành được chia thành 6 thôn: Chu Cang Hồ, Láo Vàng Chải, Ky Công Hồ, Tả Tòng Sành, Séo Tòng Sành, Tả Hồ.

Phương thức canh tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tòng Sành với địa hình núi dốc, bà con nông dân ở đây chủ yếu canh tác nông nghiệp trồng lúa nước, sắn, ngô, khoai lang,... Với lợi thế có đường Quốc lộ 4D đi qua địa bàn nông dân bắt đầu trồng dưa hấu, dưa chuột để bán nâng cao thu nhập. Mỗi vụ thu nhập được chục triệu đồng.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tòng Sành có tuyến quốc lộ 4D đi qua với chiều dài 4 km là tuyến giao thông huyết mạch nối từ thành phố Lào Cai đi thị xã Sa Pa và tỉnh Lai Châu. Hiện nay đường vào các thôn bản đã được bê tông hóa (trừ Láo Vàng Chải), việc kiên cố hóa này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển, giao thương buôn bán hàng hoá phát triển kinh tế xã hội của địa phương,...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan