Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Tăng bạc cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Tên khácSốt viêm tuyến bạch cầu, bệnh Pfeiffer, bệnh Filatov,[1] bệnh hôn
Sưng hạch bạch huyết cổ ở người nhiễm tăng bạc cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Khoa/NgànhBệnh truyền nhiễm
Triệu chứngSốt, đau họng, sưng hạch bạch huyết cổ, mệt mỏi[2]
Biến chứngSưng viêm gan hoặc lá lách[3]
Diễn biến2–4 tuần[2]
Nguyên nhânVirus Epstein–Barr (EBV) lây truyền qua nước bọt[2]
Phương pháp chẩn đoánDựa trên triệu chứng và xét nghiệm máu[3]
Điều trịUống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ, uống thuốc giảm đau như paracetamol (acetaminophen) và ibuprofen[2][4]
Dịch tễ45 trên 100.000 mỗi năm (Hoa Kỳ)[5]

Bệnh Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (IM, mono), hay còn được gọi là sốt viêm tuyến bạch cầu, là một bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi virus Epstein–Barr (EBV).[2][3] Hầu hết mọi người đều bị nhiễm virus từ lúc còn nhỏ, khi bệnh biểu hiện ít hoặc không có triệu chứng.[2] Ở thanh thiếu niên, bệnh thường gây sốt, đau họng, sưng hạch bạch huyết cổ, và mệt mỏi.[2] Hầu hết sẽ hồi phục sau hai đến bốn tuần; tuy nhiên, mệt mỏi có thể kéo dài hàng tháng sau đó.[2] Gan hoặc lá lách cũng có thể bị sưng,[3] và trong dưới một phần trăm các ca bệnh có thể bị vỡ lá lách.[6]

Dù thường được gây ra bởi virus Epstein–Barr, còn được gọi là virus herpes 4 ở người, là một thành viên trong họ virus herpes,[3] một số loài virus khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.[3] Bệnh thường lây qua đường nước bọt nhưng cũng có thể hiếm khi lây truyền qua tinh dịchmáu.[2] Việc lây truyền có thể bằng cách uống chung cốc, dùng chung bàn chải đánh răng, ho hay hắt hơi.[2][7] Những người đã nhiễm bệnh có thể truyền bệnh hàng tuần trước khi biểu hiện triệu chứng.[2] Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và xác nhận thông qua xét nghiệm máu để tìm một số kháng thể nhất định.[3] Một cách chẩn đoán khác đó là tăng tế bào lympho xảy ra trong khoảng 10% trường hợp.[3][8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Filatov's disease at Who Named It?
  2. ^ a b c d e f g h i j k “About Epstein-Barr Virus (EBV)”. CDC. 7 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ a b c d e f g h “About Infectious Mononucleosis”. CDC. 7 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Eb2016
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ty2016
  6. ^ Handin, Robert I.; Lux, Samuel E.; Stossel, Thomas P. (2003). Blood: Principles and Practice of Hematology (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 641. ISBN 9780781719933. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ “Mononucleosis - Symptoms and causes”. Mayo Clinic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên JAMA2016

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 1)
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Firewatch là câu chuyện về những con người chạy trốn khỏi cuộc đời mình, câu chuyện của những người gác lửa rừng.
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah