Tạ

Đơn vị đo
khối lượng
Việt Nam xưa

Thập phân/thập lục phân
Tấn
Tạ
Yến
Cân
𱴸 Nén
Lạng
Tiền
Phân
Ly
Hào
Ti
Hốt
Vi

Kim hoàn
Lượng
Chỉ

Xem thêm
Hệ đo lường cổ Việt Nam

Trong khoa đo lường, tạ là đơn vị đo khối lượng thuộc hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 100 kilôgam, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam.

Thời Pháp thuộc thì một tạ có trọng lượng thay đổi tùy theo mặt hàng. Một tạ gạo được ấn định là 100 trong khi một tạ thóc là 68 ký và một tạ than là 60 ký.[1]

Một tạ cũng bằng 1/10 tấn, 10 yến và bằng 100 cân.

Theo [2], trước kia, giá trị của tạ trong hệ đo lường cổ của Việt Nam là 60,45 kg.

Đến đầu thế kỉ 21, một số vùng ở Việt Nam vẫn dùng đơn vị tạ với giá trị bằng 60 kg.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud-Viet-Nam. Saigon: Imprimerie Françcaise d'Outre-mer, 1955. tr 245
  2. ^ United Nations. Department of Economic and Social Affairs. Statistical Office of the United Nations. World Weights and Measures. Handbook for Statisticians. Statistical Papers. Series M no. 21 Revision 1. (ST/STAT/SER.M/21/rev.1), New York: United Nations, 1966.
  3. ^ Minh Giang. “Lãi 300 triệu/ha khoai lang tím Nhật, nông dân tiếc vì không còn hàng để bán”. Báo điện tử Dân trí. 2016-06-04. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan