Tề Vô Khuy

Tề Vô Khuy
齊無詭
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tề
Trị vì643 TCN642 TCN
Tiền nhiệmTề Hoàn công
Kế nhiệmTề Hiếu công
Thông tin chung
Mất642 TCN
Trung Quốc
Tên thật
Khương Vô Quỷ (姜無詭)
Thụy hiệu
Không có
Chính quyềnnước Tề
Thân phụTề Hoàn công
Thân mẫuTrưởng Vệ cơ

Tề Vô Khuy (chữ Hán: 齊無詭; cai trị: 643 TCN642 TCN[1]), tên thật là Khương Vô Khuy hay Khương Vô Quỷ (姜無詭), là vị vua thứ 17 của nước Tề - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con trai trưởng của Tề Hoàn công – vua thứ 16 nước Tề. Mẹ ông là bà Trưởng Vệ Cơ.[2]

Tranh đoạt ngôi báu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù lớn tuổi nhất nhưng Khương Vô Khuy không được vua cha lập làm thế tử. Ngôi thế tử được Tề Hoàn công trao cho công tử Chiêu – con của Trịnh Cơ. Khi cả Tề Hoàn công và Quản Trọng đã già yếu cùng nhờ Tống Tương công giúp đỡ thế tử Chiêu.

Năm 660 TCN, nước Vệ bị nước Địch đánh, Vệ Ý công bị giết. Tề Hoàn công là bá chủ mang quân sang cứu, lập vua mới là Vệ Đái công. Khương Vô Khuy theo lệnh cha, mang 3000 quân và 500 cỗ xe cứu giúp nước Vệ, chu cấp thực phẩm đồ dùng cho Vệ Đái công.

Sau khi Quản Trọng, Bào Thúc NhaThấp Bằng qua đời, Tề Hoàn công lại tin dùng Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương. Trưởng Vệ Cơ bèn nhờ Thụ Điêu tác động để Hoàn công lập Vô Khuy. Hoàn công già yếu, sủng ái Thụ Điêu nên hứa lập Vô Khuy[3].

Tháng 10 năm 643 TCN, Tề Hoàn công qua đời. Dịch Nha và Thụ Điêu bất chấp sự phản đối của bá quan nước Tề, lập Vô Khuy lên ngôi. Một số quan lại phản đối bị giết chết. Thế tử Chiêu chạy sang nước Tống nhờ Tống Tương công giúp đỡ.

Khi Vô Khuy lên ngôi, các công tử Khương Nguyên, Khương Phan, Khương Thương Nhân cùng có ý định tranh giành. Đầu năm 642 TCN, Tống Tương công mang quân sang đánh Tề, đưa thế tử Chiêu về nước. Người nước Tề vốn không ưa Dịch Nha và Thụ Điêu nên các đại thần nước Tề cùng nhau nổi dậy giết chết 2 người. Tề Vô Khuy cũng bị giết chết trong trận binh biến này. Không rõ khi đó ông bao nhiêu tuổi.

Thế tử Chiêu lên ngôi vua, tức là Tề Hiếu công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Tề Thái công thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 2, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
  • Chu Mục, Trần Thâm chủ biên (2003), 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Thanh niên

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Tề Thái công thế gia; Xuân Thu tam truyện, tập 2, tr 110
  2. ^ Vì Tề Hoàn công có hai người vợ đều là người công tộc họ Cơ nước Vệ nên bà trước được gọi là Trưởng Vệ Cơ, bà sau là Thiếu Vệ Cơ.
  3. ^ Sử ký, Tề Thái công thế gia
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Nạp tốt, buff crit rate ngon ,đi đc nhiều team, ko kén đội hình, dễ build, dễ chơi. Nhưng tại sao rất ít ng chơi dùng Rosaria, pick rate la hoàn từ 3.0 trở xuống mãi ko quá 10%?
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019